Khi đại dịch Covid-19 đang hoành hành ở nhiều nơi trên thế giới và chưa có loại thuốc đặc trị cho những người nhiễm SARS-CoV-2, giới y học đang gửi gắm niềm tin vào 6 loại thuốc, phương pháp điều trị với hy vọng kiểm soát được đại dịch.
WHO đang đưa một số loại thuốc vào điều trị Covid-19. (Nguồn: the Guardian)
Thuốc chống sốt rét: Chloroquine
Chloroquine là một loại thuốc với giá thành rẻ, có sẵn và phổ biến, được sử dụng từ năm 1945. Chloroquine chống lại bệnh sốt rét và còn được dùng trong một số loại bệnh khác. Chloroquine được nghiên cứu cho thấy an toàn ở cả phụ nữ mang thai và t.rẻ e.m. Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy Chloroquine có hiệu quả chống lại SARS-CoV-2, kết quả từ một nghiên cứu nhỏ của Pháp ở 24 bệnh nhân vừa được công bố, cho thấy các bệnh nhân này có thể phục hồi nhanh chóng.
Các bác sĩ cho biết chỉ 25% bệnh nhân sử dụng Chloroquine có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 sau 6 ngày sử dụng. Dùng thuốc Chloroquine là một trong bốn phương pháp điều trị được thử nghiệm lâm sàng và được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố ngày 18/3 vừa qua. Vương quốc Anh đã đưa Chloroquine vào danh sách các loại thuốc được kiểm soát xuất khẩu.
Thuốc điều trị HIV: Kaletra
Kaletra là sự kết hợp của hai loại thuốc chống virus: lopinavir và ritonavir, thường được sử dụng để điều trị HIV. Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy Kaletra là phương pháp điều trị Covid-19 tiềm năng.
Tuy nhiên, hy vọng này đang trở nên mong manh khi gần đây một trong những nghiên cứu lớn đầu tiên trên 200 bệnh nhân nhiễm Covid-19 nặng từ Trung Quốc cho thấy điều trị bằng Kaletra không hiệu quả. Tuy vậy, các nhà nghiên cứu vẫn có niềm tin ở Kaletra và cho rằng thuốc có thể có hiệu quả nếu được sử dụng sớm hơn hoặc cho các bệnh nhân nhẹ. WHO đã đưa Kaletra vào thử nghiệm lâm sàng ở nhiều quốc gia từ tuần này.
Các nhà nghiên cứu đang cố gắng hết sức để sớm tìm ra những liệu pháp điều trị Covid-19 hiệu quả nhất. (Ảnh: Getty Image)
Thuốc chống cúm: favipiravir
Thuốc trị cảm cúm của Nhật Bản – favipiravir, được sản xuất bởi một công ty con của hãng Fujifilm, đã tạo ra những chuyển biến lớn trong điều trị dịch Covid-19, giúp giảm hơn 1 nửa thời gian nhiễm bệnh của những người dương tính với virus. Một thử nghiệm lâm sàng dùng favipiravir ở 340 bệnh nhân Trung Quốc cho thấy virus có xu hướng bị loại bỏ trong bốn ngày so với 11 ngày ở những người không dùng loại thuốc này. Các nhà nghiên cứu cũng cho thấy các bệnh nhân không bị nhiều những tác động tiêu cực sau khi dùng thuốc.
Tuy nhiên, favipiravir phải được dùng trước khi sự lây lan của virus trong cơ thể l.ên đ.ỉnh điểm. Một quan chức y tế Nhật Bản chia sẻ với tờ Mainichi Shimbun rằng favipiravir dường như ít tác dụng ở những bệnh nhân nhiễm Covid-19 thể nặng.
Thuốc điều trị Ebola: remdesivir
Thuốc Remdesivir ban đầu được phát triển để điều trị Ebola, nhưng loại thuốc này được cho là nằm trong các hạng mục thuốc kháng virus tiên phong chống lại Covid-19. Remdesivir cũng đã cho thấy hiệu quả trong chống dịch Sars và Mers, hai dịch bệnh đã từng gây c.hết người nhiều hơn Covid-19 nhưng tốc độ lan truyền chậm hơn.
Cơ chế hoạt động của Remdesivir là ngăn cản khả năng sao chép của virus trong các tế bào. Remdesivir sẽ rất hiệu quả khi bệnh nhân vừa mới nhiễm virus và virus vẫn đang nhân lên ở đường hô hấp trên. Tuy vậy, đa phần bệnh nhân phát hiện mình nhiễm virus khi virus đã ở nồng độ cao và họ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng. Nhiều thử nghiệm đang được tiến hành để đ.ánh giá sự hiệu quả của remdesivir ở Trung Quốc, Mỹ và châu Á.
Thuốc điều trị Ebola cũng có nhiều khả năng điều trị Covid-19 hiệu quả. (Nguồn: AP)
Liệu pháp kháng thể
Các bác sĩ ở Trung Quốc đã điều trị cho một số bệnh nhân nguy kịch nhiễm Covid-19 bằng huyết tương của bệnh nhân đã hồi phục, một cách tiếp cận bắt nguồn từ đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918.
Logic là m.áu nên chứa kháng thể giúp chống n.hiễm t.rùng. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là khó nhân rộng phạm vi áp dụng, tiềm ẩn nguy cơ lây truyền các bệnh khác và các kháng thể có liên quan chỉ xuất hiện với số lượng nhỏ, vì vậy, việc điều trị Covid-19 có hiệu quả nhưng không phải là tối ưu.
Một số nhóm các nhà nghiên cứu thuốc công ty Regeneroncủa Mỹ đang nghiên cứu một công nghệ cao khác tương đương với liệu pháp huyết thanh. Đại diện công ty Regeneron của Mỹ nói rằng phải mất vài tuần nữa để xác định hai kháng thể mạnh chống lại Covid-19, sau đó họ sẽ sản xuất tổng hợp và biến thành một loại cocktail (hỗn hợp) trị liệu, và bắt đầu thử nghiệm lâm sàng vào mùa hè. Nếu thành công, một liệu pháp kháng thể có thể được sử dụng như một phương pháp điều trị và phòng ngừa để bảo vệ nhân viên y tế và các nhóm nguy cơ cao khác.
Phiên bản beta
Công ty công nghệ sinh học Synairgen của Anh đã được phê duyệt nhanh chóng để thử nghiệm một loại thuốc trị bệnh phổi ở những người mắc bệnh Covid-19. Hợp chất tăng miễn dịch interferon beta, tạo thành một phần của hệ thống phòng thủ tự nhiên chống lại virus và ban đầu được phát triển cho những bệnh nhân bị rối loạn phổi tắc nghẽn mạn tính. Hy vọng là hợp chất interferon beta giúp tăng khả năng cơ thể chống lại virus, đặc biệt là ở những người có hệ miễn dịch yếu. Interferon beta được WHO xác định là liệu pháp duy nhất trong các thử nghiệm giai đoạn 2 có thể hít vào, có nghĩa là bệnh nhân có thể tự điều trị thông qua một máy phun sương nhỏ chạy bằng pin.
Các bệnh nhân thoát khỏi Covid-19 bằng cách nào?
Dù y học chưa tìm ra thuốc đặc trị chủng virus corona mới gây dịch Covid-19 nhưng thế giới đã chứng kiến hơn 23.000 ca nhiễm được chữa khỏi. Câu hỏi thu hút quan tâm là họ thoát khỏi virus cách nào.
Theo dữ liệu mới nhất do Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc công bố, chỉ tính riêng tại nước này đã có ít nhất 22.936 bệnh nhân nhiễm Covid-19 hồi phục sau thời gian điều trị, tức là khoảng 30% tổng số ca bệnh được chữa khỏi.
Các nhà khoa học trên khắp thế giới đang chạy đua với thời gian tìm ra phương pháp phòng ngừa và điều trị hữu hiệu đối virus corona mới. Song, cho tới nay vẫn chưa có vắc-xin hay thuốc đặc trị nào chính thức được phê chuẩn có khả năng phòng, chống dịch Covid-19.
Vậy, hàng ngàn bệnh nhân đã thoát khỏi virus nguy hiểm c.hết người cách nào? Để có được câu trả lời, trước tiên cần phải xem xét cách thức chủng virus corona mới tấn công cơ thể người.
Theo các chuyên gia y tế Trung Quốc, Covid-19 cũng là một bệnh hô hấp, khởi phát và kết thúc trong các lá phổi của bệnh nhân. Trong những ngày đầu lây nhiễm, virus nhanh chóng xâm chiếm các tế bào phổi của con người. Sau đó, các tế bào miễn dịch trong cơ thể người sẽ tràn vào phổi nhằm trừ khử vi trùng lạ xâm nhập và khắc phục thiệt hại.
Tuy nhiên, chủng virus corona mới quá xảo quyệt và không dễ gì bị t.iêu d.iệt. Thỉnh thoảng, các tế bào khỏe mạnh trong phổi sẽ bị “vạ lây” vì chiến dịch truy kích mầm bệnh, dẫn tới tổn hại nghiêm trọng hơn. Đây là lí do tại sao một số bệnh nhân nặng lại lâm vào tình trạng nguy kịch rồi qua đời vì suy hô hấp.
Trong khi đó, hệ thống miễn dịch trong cơ thể người cũng sẽ bị suy yếu trong suốt quá trình trên, dẫn đến các biến chứng khác và suy đa tạng ở một số bệnh nhân.
Đài CGTN dẫn lời ông Peng Zhiyong, giám đốc Bệnh viện Zhongnan thuộc Đại học Vũ Hán (Trung Quốc) cho biết, phương pháp điều trị hiện nay dành cho các bệnh nhân nặng chỉ là giúp làm giảm các triệu chứng.
“Nói một cách cụ thể, đối với các bệnh nhân khó thở, chúng tôi cung cấp oxy cho họ. Đối với những người bị suy thận, chúng tôi điều trị bằng lọc m.áu để giữ cho cơ thể họ cân bằng. Khi các bệnh nhân bị ngưng tim, chúng tôi cứu họ bằng máy tim phổi nhân tạo ECMO. Chúng tôi giúp bệnh nhân duy trì các chức năng của cơ thể. Song, hầu hết những người hồi phục đã dựa vào hệ miễn dịch của chính họ để quét sạch virus”, ông Peng giải thích.
Tuấn Anh
Theo vietnamnet