Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh cho tim, duy trì cân nặng, tập thể dục, bỏ hút thuốc, tiết chế rượu,… có thể giúp giảm cholesterol ‘xấu’
Mức cholesterol LDL cao (hay cholesterol “xấu”), thường do chế độ ăn uống, di truyền và các yếu tố lối sống như hút thuốc và hoạt động thể chất, có thể góp phần gây ra các vấn đề sức khỏe. Tuy nhiên, việc quản lý mức cholesterol rất quan trọng vì cholesterol cao có thể dẫn đến đau tim, đột quỵ và các vấn đề sức khỏe khác. Dưới đây là 6 thay đổi lối sống có thể giúp giảm cholesterol “xấu” của bạn.
Tăng cường tiêu thụ trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt,… có thể giúp giảm cholesterol “xấu”. Ảnh: Pexels
Chế độ ăn tốt cho tim
Chế độ ăn uống lành mạnh cho tim nhấn mạnh vào thực phẩm nguyên chất, chưa qua chế biến, giàu chất xơ, chất chống oxy hóa và chất béo lành mạnh đồng thời giảm thiểu chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa.
Tăng cường tiêu thụ trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, quả hạch và hạt có nhiều chất xơ hòa tan và có thể giúp giảm giảm cholesterol “xấu”. Thay thế thực phẩm giàu chất béo bão hòa, chẳng hạn như thịt đỏ, bơ và các sản phẩm từ sữa đầy đủ chất béo, bằng các lựa chọn thay thế lành mạnh hơn như nguồn protein nạc và chất béo từ thực vật. Tránh hoặc hạn chế thực phẩm chứa nhiều chất béo chuyển hóa, chẳng hạn như thực phẩm chiên và đồ nướng thương mại.
Trọng lượng cơ thể khỏe mạnh
Trọng lượng cơ thể dư thừa, đặc biệt là mỡ bụng, có liên quan đến mức cholesterol LDL cao hơn và tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Áp dụng chế độ ăn uống cân bằng và tham gia hoạt động thể chất thường xuyên có thể giúp bạn đạt được và duy trì cân nặng khỏe mạnh. Hãy thử kết hợp các bài tập aerobic và rèn luyện sức mạnh để giảm cân và cải thiện sức khỏe tim mạch tổng thể.
Hoạt động thể chất
Tập thể dục thường xuyên là điều cần thiết để giảm mức cholesterol LDL và cải thiện sức khỏe tim mạch. Đặt mục tiêu dành ít nhất 150 phút hoạt động aerobic cường độ vừa phải hoặc 75 phút hoạt động aerobic cường độ mạnh mỗi tuần, cùng với các hoạt động tăng cường cơ bắp vào hai ngày trở lên mỗi tuần. Tập thể dục không chỉ giúp giảm giảm cholesterol “xấu” mà còn cải thiện cholesterol “tốt” (hay cholesterol HDL), cuối cùng giúp cải thiện sức khỏe tim mạch tổng thể.
Từ bỏ hút thuốc
Hút thuốc làm tổn thương mạch m.áu, làm tăng tình trạng viêm và dẫn đến tích tụ mảng bám trong động mạch, làm tăng mức LDL và tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Bỏ hút thuốc là một trong những thay đổi lối sống quan trọng nhất mà người ta nên thực hiện để giảm cholesterol “xấu” và cải thiện sức khỏe tim mạch.
Hạn chế tiêu thụ rượu
Mặc dù uống rượu vừa phải có thể có một số lợi ích cho sức khỏe tim mạch của bạn, nhưng uống quá nhiều rượu có thể làm tăng mức chất béo trung tính và nguy cơ mắc bệnh tim. Hạn chế tiêu thụ rượu ở mức vừa phải, tức là tối đa một ly mỗi ngày đối với phụ nữ và tối đa hai ly mỗi ngày đối với nam giới.
Quản lý căng thẳng
Căng thẳng mãn tính có thể dẫn đến các hành vi lối sống không lành mạnh như ăn quá nhiều, ít hoạt động thể chất và ngủ kém, tất cả đều có thể tác động tiêu cực đến mức cholesterol và sức khỏe tim mạch. Thực hành các kỹ thuật giảm căng thẳng như thiền chánh niệm, bài tập thở sâu, yoga hoặc tham gia các hoạt động giúp thư giãn, theo Times Now.
Bác sĩ: Dấu hiệu khi đi bộ cảnh báo mức cholesterol cao nguy hiểm
Trong bài viết này, chuyên gia sẽ tiết lộ một dấu hiệu ở chân trong khi đi bộ cảnh báo mức cholesterol cao nguy hiểm. Cholesterol cao thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào cho đến khi cao đến mức nguy hiểm, theo tờ Express.
Tiến sĩ Kunal Patel, bác sĩ chuyên gia tim mạch tại Viện Tim mạch NJ (Mỹ), cảnh báo về một biến chứng của cholesterol cao nguy hiểm xảy ra ở chân.
Bác sĩ Patel lưu ý, đôi chân cách khá xa tim nhưng chúng cũng có nguy cơ bị biến chứng do cholesterol cao.
Có một dấu hiệu cho thấy mức cholesterol cao xảy ra ở chân trong khi đi bộ . Shutterstock
Đó là bệnh động mạch ngoại biên. Bệnh này xảy ra khi quá nhiều cholesterol tích tụ trong mạch m.áu làm hẹp các động mạch ở chân.
Các triệu chứng có thể là tê và ngứa ran ở chân hoặc bàn chân. Mất cảm giác có thể làm tăng nguy cơ bị loét và vết thương chậm lành.
Một triệu chứng thường gặp khác khi có quá nhiều cholesterol là đau nhức chân, đặc biệt là khi đi bộ, và thuyên giảm sau khi nghỉ ngơi vài phút.
Cơn đau như chuột rút ở một hoặc cả hai bên hông, đùi hoặc bắp chân khi đi bộ hoặc leo cầu thang, theo Mayo Clinic.
Một triệu chứng thường gặp khi có mức cholesterol cao là đau nhức chân, đặc biệt là khi đi bộ . Shutterstock
Các triệu chứng khác của bệnh có thể bao gồm chuột rút, đau nhức hoặc yếu chân, da chân sáng bóng.
Bác sĩ khuyên nên đi khám ngay nếu cảm thấy đau chân tái phát khi tập thể dục hoặc gặp các triệu chứng trên.
Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh cho biết cholesterol cao cực kỳ nguy hiểm vì ngoài bệnh động mạch ngoại biên, nó còn có thể dẫn đến đột quỵ, đau tim và nguy cơ hình thành sỏi mật.
Tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục đầy đủ có thể giúp ngăn ngừa cholesterol cao.