6 thói quen sinh hoạt dễ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc sinh sôi vào mùa đông bạn cần đặc biệt lưu ý

Khi thời tiết lạnh kéo dài, thêm hanh khô khiến nhà bạn luôn trong tình trạng bức bí, một vài thói quen như bật lò sưởi liên tục, không sử dụng thông gió… sẽ khiến ngôi nhà luôn trong tình trạng ẩm mốc, dễ sinh bệnh tật.

Có rất nhiều thói quen trong sinh hoạt vào mùa đông khiến ngôi nhà của bạn luôn trong tình trạng ẩm thấp, là điều kiện dễ khiến nấm mốc sinh sôi.

Lý giải về việc này, nhiều người cho rằng do sự chênh lệch nhiệt độ và độ ẩm giữa bên trong nhà và ngoài trời. Nấm mốc sinh sôi không chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ của ngôi nhà mà còn ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe, là nguyên nhân gây nên các bệnh về hô hấp, hen suyễn, dị ứng, viêm da…

1. Không thường xuyên sử dụng thông gió

Dù nhiệt độ ngoài trời có lạnh đến đâu, bạn có thể đóng cửa kín mít để đảm bảo sức khỏe của mọi người sống trong nhà, tránh được tình trạng bị cảm lạnh hay ảnh hưởng của thời tiết. Tuy nhiên, thói quen đóng kín cửa cả ngày lẫn đêm để giữ ấm này lại khiến độ ẩm trong nhà không được cân đối, gây ô nhiễm không khí, là điều kiện thuật lợi khiến vi rút và nấm mốc gia tăng.

Mỗi ngày cũng cần mở cửa sổ khoảng 30 phút để không khí trong phòng luôn được đảm bảo ở mức an toàn cho sức khỏe.

Vì thế, dù trời lạnh nhưng bạn nên mở những cánh cửa ít hút gió nhất để nhiệt độ trong nhà và ngoài trời được lưu thông. Mỗi ngày cũng cần mở cửa sổ khoảng 30 phút để không khí trong phòng luôn được đảm bảo ở mức an toàn cho sức khỏe.

2. Dùng nhiệt độ sưởi quá cao

Khi trời lạnh, nhiều gia đình sử dụng giải pháp sử dụng lò sưởi. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, nhiệt độ phòng tốt nhất cho sức khỏe của cả người già và trẻ nhỏ từ 18 – 23 độ C.

Việc duy trì nhiệt độ phòng quá cao dù đảm bảo ấm áp cho cả nhà nhưng lại dễ khiến không khí trong phòng bị khô. Sự chênh lệch giữa độ ẩm, nhiệt độ giữa trong phòng và ngoài trời là nguyên nhân khiến hơi nước ngưng tụ tại các vùng tiếp giáp như tường, kính… Đây chính là cơ hội cho nấm mốc gia tăng, phát triển. Việc tốt nhất nên làm chính là hạ thấp nhiệt độ sưởi, mặc thêm quần áo để giữ ấm cho cơ thể.

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, nhiệt độ phòng tốt nhất cho sức khỏe của cả người già và trẻ nhỏ từ 18 – 23 độ C.

3. Mở cửa phòng tắm sau khi tắm

Sau khi tắm, việc nên làm là mở cửa sổ thông ra ngoài trời của phòng tắm. Bạn có thể ở trong phòng để lau bớt hơi nước, bật quạt thông gió để căn phòng giảm bớt độ ẩm. Mở cửa phòng tắm thông với phòng chức năng khác dễ khiến hơi ẩm tràn ra ngoài. Đây cũng là thói quen dễ khiến nấm mốc sinh sôi. Tuy nhiên, phòng tắm cũng luôn cần giữ vệ sinh sạch sẽ thường xuyên để tránh nấm mốc phát triển.

Nên thông gió phòng tắm sau khi sử dụng.

4. Đóng kín các ngăn tủ

Các ngăn tủ, đặc biệt là các loại ngăn yếm khí luôn được đóng kín. Lúc này, ngăn tủ không thường xuyên lưu thông không khí sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc phát triển. Điều bạn nên làm là mở các cánh tủ khoảng 15 phút mỗi ngày để không khí được lưu thông. Một mẹo nhỏ chính là bạn nên mở tủ khi lấy quần áo đi tắm và chỉ đóng cửa tủ sau khi bạn bước ra khỏi nhà tắm.

Mở cửa tủ 15 – 20 phút mỗi ngày để tránh nấm mốc sinh sôi bên trong cánh tủ.

5. Phơi quần áo ẩm, ướt trong nhà

Nhiều người có thói quen phơi quần áo ướt, ẩm trong nhà vì nhiệt độ trong nhà ấm, khô ráo giúp quần áo nhanh khô hơn. Tuy nhiên, nếu việc phơi đồ thường xuyên lặp lại sẽ tạo môi trường cho nấm mốc phát triển. Vì thế, hãy tạo thói quen phơi đồ bên ngoài dù trời nắng hay gió nhẹ. Với những ngày trời mưa, nhiệt độ ẩm ngoài trời tăng cao, bạn nên cho quần áo vào máy sấy hoặc sử dụng máy hút ẩm.

Không nên phơi quần áo ẩm ướt trong nhà.

6. Không thường xuyên vệ sinh phòng tắm và bếp nấu

Phòng tắm và nơi nấu nướng là hai khu vực dễ sinh sôi nấm mốc, khí độc nhất trong nhà. Khu vực phòng bếp có bồn rửa thường xuyên sử dụng, phòng tắm cũng có độ ẩm cao hơn các khu vực khác trong nhà. Vì thế, đừng quên bật quạt thông gió, dọn dẹp sạch sẽ hai khu vực này để căn nhà luôn là nơi ấm cúng và an lành cho mọi người khi trở về.

Nên thường xuyên vệ sinh phòng tắm, khu vực bếp nấu.

Tổng hợp

Theo Nhịp sống Việt

Những căn bệnh hay gặp nhất trong mùa đông

Trong những ngày trời lạnh, chúng ta có xu hướng ở trong nhà nhiều hơn và dễ bị lây bệnh từ người khác hơn.

Đồng thời, các virus cũng phát triển mạnh hơn và tồn tại lâu hơn trong thời tiết lạnh và khô. Dưới đây là 15 căn bệnh hay gặp nhất vào mùa đông cần đề phòng.

1. Hen phế quản

Hen phế quản là tình trạng bệnh gây viêm đường hô hấp và gây khó thở. Thời tiết mùa đông sẽ làm cho bệnh trở nên tồi tệ hơn. Đối với những người đã có chẩn đoán hen phế quản, các triệu chứng thường nặng hơn khi thời tiết khô và lạnh. Trong trường hợp này, người bệnh cần đảm bảo tiếp tục dùng các thuốc như đã được kê đơn và đến gặp bác sĩ sớm nếu thấy cơn hen bùng phát.

2. Cúm

Đỉnh điểm vào tháng 1 đến tháng 2, cúm thực sự là tai họa trong các căn bệnh mùa đông. Theo (CDC), xấp xỉ 30.500 ca nhập viện liên quan đến cúm đã được báo cáo từ tháng 10 năm 2017 đến tháng 4 năm 2018.

Cách tốt nhất để phòng ngừa cúm hoặc ít nhất là đảm bảo không bị cúm nghiêm trọng là tiêm vắc-xin.

3. Cảm lạnh

Không có bệnh mùa đông nào phổ biến hơn cảm lạnh. Với khí hậu khô và nhiệt độ lạnh hơn, rhinovirus – tác nhân phổ biến nhất gây cảm lạnh – có xu hướng phát triển mạnh.

May mắn là các triệu chứng cảm lạnh không nặng nề như cúm. Khi bị cảm lạnh, bạn vẫn có thể tiếp tục thực hiện các hoạt động sinh hoạt bình thường, nhưng hãy lắng nghe cơ thể. Chìa khóa để đối phó với cảm lạnh là thuốc chống ngạt mũi, và nhỏ mũi bằng nước muối và máy tạo độ ẩm để giúp thông mũi bị tắc.

4. Đau mắt đỏ

Viêm kết mạc, hay còn gọi là đau mắt đỏ, xảy ra khi lòng trắng của mắt bị kích ứng hoặc bị viêm do virus, vi khuẩn, chất gây dị ứng hoặc chất kích thích. Vì đau mắt đỏ lan rộng giống như cảm lạnh, nên bệnh phổ biến trong mùa đông. Bệnh cũng rất dễ lây, vì vậy hãy nhớ rửa tay thường xuyên và tránh chạm vào mắt.

5. Viêm tai

Viêm tai xảy ra do sự tích tụ dịch trong tai giữa. Và do tỷ lệ cảm lạnh và cúm cũng như dị ứng thời tiết cao hơn, nên kiểu tích tụ dịch này phổ biến hơn trong mùa đông. Tin tốt là nếu hạn chế tiếp xúc với những người đang bị ốm và rửa tay thường xuyên, bạn sẽ có thể tránh được căn bệnh mùa đông phổ biến này.

6. Loét mép

Các vết loét ở mép có xu hướng xuất hiện khi khả năng miễn dịch bị giảm sút và cơ thể bị stress, hay nói cách khác là vào mùa đông. Theo NHS, những tổn thương chứa dịch gây đau này trên môi sẽ xuất hiện khi bạn cảm thấy mệt mỏi, vì vậy hãy cố gắng nghỉ ngơi và khỏe mạnh nhất có thể trong suốt mùa đông bằng cách tập yoga, chế độ ăn uống cân đối, và uống nhiều nước.

7. Viêm họng liên cầu

Viêm họng liên cầu là bệnh n.hiễm t.rùng cấp tính phổ biến thứ hai mà các bác sĩ gia đình gặp phải. Và mặc dù viêm họng liên cầu có thể xảy ra trong bất kỳ mùa nào, bệnh hay gặp nhất trong những tháng mùa đông. Lý do là vì sự tiếp xúc gần gũi trong những ngày lạnh khiến mọi người dễ mắc bệnh hơn.

8. Đau tim

Một trong những vấn đề sức khỏe mùa đông nghiêm trọng hơn (và phổ biến hơn) là nhồi m.áu cơ tim, hoặc đau tim. Theo Trường Y Harvard, nhiệt độ lạnh gây co mạch, khiến mạch m.áu bị thu hẹp và tăng khả năng bị đau tim. Để giữ cho trái tim khỏe mạnh, hãy mặc áo nhiều lớp và giữ cho cơ thể ấm áp.

9. Đau nửa đầu

Cơn đau nửa đầu có thể là một trận chiến quanh năm, nhưng nó đặc biệt hay gặp vào mùa đông. Nhiệt độ lạnh hơn có thể không chỉ đóng vai trò là nguyên nhân gây ra đau nửa đầu, mà còn khiến chúng xảy ra thường xuyên hơn ở những người nhạy cảm với thay đổi nhiệt độ.

10. Trầm cảm theo mùa

Không có gì lạ khi tâm trạng chúng ta có thể hoàn toàn thay đổi trong những ngày u ám, buồn tẻ của mùa đông. Trên thực tế, vấn đề này có một tên gọi: rối loạn khí sắc theo mùa, hay SAD. Và đây không phải tình trạng nhẹ nhàng: nó có thể dẫn đến ngủ nhiều, thay đổi khẩu vị, tăng cân và mệt mỏi hoặc thiếu sức sống. Trầm cảm theo mùa có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, vì vậy hãy đảm bảo có được điều trị thích hợp.

11. Viêm phế quản

Viêm phế quản là bệnh n.hiễm t.rùng gây viêm niêm mạc của các ống phế quản mang oxy đến phổi. Viêm phế quản có thể gây ho, khó chịu ở ngực và mệt mỏi. Thật không may là bệnh cực kỳ phổ biến vào mùa đông bởi vì nguyên nhân là cùng loại vi-rút gây cảm lạnh hoặc cúm.

12. Đau khớp

Theo Quỹ viêm khớp, những thay đổi về áp suất khí quyển có thể gây ra đau nhức khớp và đó chính xác là những gì xảy ra khi thời tiết lạnh. Để giúp giảm đau, hãy chườm ấm, tắm nước ấm, tập thể dục và kéo giãn.

13. Hội chứng cây thông Noel

Hội chứng cây thông Noel cũng có thể gây các triệu chứng dị ứng nặng hơn. Ảnh: H.Hải

Những người bị dị ứng có xu hướng bị các triệu chứng nặng hơn trong những tháng mùa đông. Đó không chỉ là do những cây thông mới cắt và phấn của chúng; mà còn do nấm mốc và bụi tích tụ trên cây trong nhà của mọi người, ngay cả khi chúng là giả. Do đó, những người bị dị ứng dễ bị chảy nước mắt, sổ mũi, khó thở và nổi mẩn ngứa vào mùa đông, đó là lý do tại sao tình trạng này được gọi là hội chứng cây Giáng sinh.

14. Viêm xoang

Viêm xoang xảy ra khi chất dịch bị ứ đọng trong xoang và vi trùng nhân lên trong chất dịch đó. Và ở người có hệ miễn dịch yếu hoặc bị cảm lạnh, hai vấn đề phổ biến trong mùa đông, thì nguy cơ bị viêm xoang sẽ tăng lên. Ngay cả dị ứng theo mùa cũng có thể khiến bạn dễ bị viêm xoang, vì vậy hãy đảm bảo chăm sóc bản thân khi mùa đông đã tới gần.

15. Norovirus

Norovirus là một bệnh ngộ độc thực phẩm do thực phẩm hoặc bề mặt chế biến bị nhiễm bẩn. Đây là một trong những căn bệnh phổ biến vào mùa lạnh. Giống như với bất kỳ bệnh truyền nhiễm nào khác, có thể giảm khả năng mắc bệnh bằng cách rửa tay thường xuyên.

Cẩm Tú

Theo Best Life/Dân trí

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *