7 bước để cải thiện sức khỏe tim mạch

Tim là một trong những cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể. Với những thay đổi nhỏ trong lối sống hàng ngày có thể giúp trái tim của bạn luôn khỏe mạnh.

Tim là một trong những cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể con người. Cũng giống như tất cả các cơ quan khác, tim cũng cần được quan tâm và chăm sóc để hoạt động hiệu quả và bình thường. Khi các chức năng của tim bị gián đoạn do bất kỳ lý do nào, nó có thể dẫn đến các bệnh về tim và tình trạng tim, đây cũng là nguyên nhân gây t.ử v.ong phổ biến nhất trên khắp thế giới.

Dưới đây là 7 bước thay đổi lối sống có thể thực hiện để cải thiện sức khỏe của tim và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Chế độ ăn uống tốt cho tim

Thực phẩm đóng một vai trò quan trọng trong việc giữ cho chúng ta khỏe mạnh, đặc biệt là làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim. Nếu bạn có nguy cơ cao mắc các bệnh hoặc tình trạng về tim, bạn nên đặc biệt theo dõi chế độ ăn uống của mình.


Trái cây và rau quả rất tốt cho tim của bạn. Ảnh: NHẬT LINH

Bạn nên áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh cho tim mạch. Nên giảm sử dụng muối và đường, tiêu thụ thịt đỏ điều độ để theo dõi sức khỏe tim mạch. Một chế độ ăn giàu chất béo lành mạnh, trái cây và rau quả có thể giúp giữ cho tim khỏe mạnh.

Kiểm soát lượng đường trong m.áu

Lượng đường trong m.áu không được kiểm soát và tăng cao có thể gây hại cho các cơ quan quan trọng của cơ thể, bao gồm cả tim. Theo dõi lượng đường của bạn và thực hiện một chế độ ăn uống hợp lý để giúp kiểm soát lượng đường.

Theo dõi cholesterol

Bất kỳ lượng cholesterol dư thừa nào cũng có thể dẫn đến tắc nghẽn động mạch, đồng thời gây tăng huyết áp và tăng nguy cơ đau tim. Bạn nên kiểm tra mức cholesterol của mình thường xuyên và thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh để kiểm soát nó tốt hơn.

Duy trì cân nặng hợp lý

Béo phì hoặc thừa cân có liên quan đến các bệnh khác nhau, chúng cũng bao gồm các bệnh liên quan đến tim. Nếu bạn muốn giữ cho trái tim của bạn khỏe mạnh, hãy đảm bảo bạn giảm trọng lượng dư thừa một cách lành mạnh.

Kiểm soát huyết áp

Huyết áp cao là một trong những bệnh tim phổ biến nhất và cũng trở thành nguyên nhân gốc rễ gây ra các bệnh về tim như đau tim, suy tim và các bệnh khác. Bạn phải kiểm tra huyết áp thường xuyên và thực hiện chế độ ăn uống giúp điều hòa huyết áp.

Không hút thuốc

Hút t.huốc l.á không chỉ có nguy cơ mắc ung thư phổi cao mà thói quen này còn có thể gây ra hàng loạt các bệnh liên quan tới tim. Nếu bạn muốn giữ cho trái tim khỏe mạnh, bạn cần bỏ hút thuốc ngay từ bây giờ.


Hút thuốc có thể gây ra hàng loạt các bệnh liên quan tới tim. Ảnh: NHẬT LINH

Tập thể dục thường xuyên

Các bài tập tim mạch rất phổ biến, chúng giúp giữ cho trái tim của bạn khỏe mạnh. Bạn phải tập thể dục 30 phút mỗi ngày và tập ít nhất 5 buổi mỗi tuần hoặc 150 phút mỗi tuần. Điều này giúp tim khỏe mạnh và giảm nguy cơ mắc bệnh, theo Times Now News.

Trà gừng có phải lúc nào cũng tốt?

Trang Medical News Today đề cập tác dụng phụ của trà gừng bao gồm ợ nóng, tiêu chảy và các vấn đề tiêu hóa khác có thể xảy ra khi một người tiêu thụ hơn 5 gr gừng mỗi ngày.

Trang Healthline dẫn lời các chuyên gia cho biết trà gừng (ảnh) mang lại nhiều lợi ích như cải thiện sức khỏe tim mạch, kiểm soát lượng đường trong m.áu, hỗ trợ giảm cân, ngăn ngừa cao huyết áp, hỗ trợ hệ miễn dịch, khắc phục một số vấn đề khác thường gặp như say tàu xe, nôn mửa hay giúp giảm đau.

Ảnh: Shutterstock

Thế nhưng, việc sử dụng gừng nói chung và trà gừng nói riêng có thể mang lại cho chúng ta vài tác dụng phụ nhỏ, dù khá hiếm gặp.

Trang Medical News Today đề cập tác dụng phụ của trà gừng bao gồm ợ nóng, tiêu chảy và các vấn đề tiêu hóa khác có thể xảy ra khi một người tiêu thụ hơn 5 gr gừng mỗi ngày. Trong một báo cáo năm 2020, 16 trong số 109 nghiên cứu và đ.ánh giá mà các nhà nghiên cứu đã thực hiện cho thấy, chứng ợ nóng là một trong số các tác dụng phụ không tốt gây ra bởi gừng.

Đối với các vấn đề về tiêu hóa, Trung tâm quốc gia về y học bổ sung và tích hợp thuộc Viện Y tế Mỹ (NCCIH) đưa ra lưu ý gừng có khả năng gây đau, chướng bụng và tiêu chảy; đồng thời có thể gây ức chế thromboxane (chất làm đông m.áu) do tiểu cầu sản sinh, hoặc phản ứng với các loại thuốc làm loãng m.áu như warfarin (thuốc chống đông m.áu). Do đó, trung tâm này khuyến cáo nên tránh tiêu thụ gừng trước khi làm phẫu thuật, cũng như những người mắc các chứng rối loạn về m.áu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn hay uống thực phẩm có gừng.

Nhìn chung, gừng mang lại đa số lợi ích cho sức khỏe, nhưng cần cân nhắc nếu cơ thể đang có một số vấn đề như kể trên, đặc biệt là không dùng quá nhiều, tránh gặp phải những tác dụng phụ không đáng có.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *