Đầy bụng khó tiêu không phải là tình trạng nguy hiểm nhưng nó khiến bạn cực kỳ khó chịu. Cách chữa đầy bụng khó tiêu hiệu quả mà đơn giản nhất chính là thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng như chế độ ăn uống.
1. Sử dụng nhiệt để giảm đau
Một miếng gạc ấm có thể xoa dịu hiệu quả cơn đau do bị đầy bụng hoặc bị khó tiêu. Túi chườm nhiệt cũng có công dụng tương tự. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không để vật giữ nhiệt tiếp xúc trực tiếp với da để tránh bị bỏng.
Trong trường hợp không có túi chườm nhiệt, bạn có thể dùng vải thấm nước nóng và xoa quanh vùng bụng. Nếu bị táo bón, bạn hãy thử pha nước muối Epsom để tắm.
2. Bị đầy bụng nên làm gì? Pha baking soda
Baking soda có khả năng chữa đầy bụng khó tiêu nhờ thành phần chính natri hiđrocacbonat (natri bicacbonat). Loại hoạt chất này có chức năng trung hòa axit dạ dày và làm giảm các triệu chứng ợ nóng trong một khoảng thời gian.
Cách dùng: Bạn hòa tan 1/4 muỗng canh baking soda trong một cốc nước ấm và uống.
Bạn cần lưu ý rằng sau 2 tiếng đồng hồ kể từ lúc uống baking soda, bạn không nên uống thêm bất kì loại thuốc nào khác. Bởi vì chất này có thể làm chậm tốc độ hấp thu một số chất của cơ thể, đồng thời thay đổi cơ chế hoạt động của các loại thuốc khác bằng các phản ứng tương tác với chúng.
3. Kê cao gối khi nằm
Một số người có thói quen khi nằm gối. Tuy nhiên, điều này không phải là lựa chọn tốt cho trường hợp bạn thường bị đầy bụng khó tiêu. Nếu không dùng gối khi nằm, cổ họng và dạ dày của bạn sẽ cùng nằm trên một đường thẳng và do đó axit từ dạ dày có thể dễ dàng trào ngược lên, dẫn đến ợ nóng. Vì vậy, bạn nên kê cao gối khi nằm ngủ.
4. Tập thay đổi thói quen ăn uống theo chế độ BRAT
Chế độ ăn uống BRAT bao gồm chuối, cơm, sốt táo và bánh mì nướng. Tất cả những thực phẩm này đều có đặc điểm chung là thanh đạm và dễ tiêu hóa.
Bị đầy bụng nên làm gì? Trước hết bạn cần thay đổi chế độ ăn uống dần dần theo BRAT. Bạn có thể bắt đầu với một lượng nhỏ nếu không quen và uống nhiều nước. Bạn cũng có thể thay đổi khẩu vị bằng cách uống nước hầm gà hoặc ép táo để bổ sung dinh dưỡng. Một số loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa mà bạn có thể thêm vào thực đơn hàng ngày như khoai tây luộc, bột yến mạch, trà thảo dược…
5. Người bị đầy bụng khó tiêu nên dùng thực phẩm nhiều chất xơ
Chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chức năng đường ruột. Càng ăn nhiều chất xơ, bạn càng dễ đi ngoài. Điều này cũng giúp bạn không bị đầy bụng khó tiêu.
Điểm mấu chốt ở đây là chất xơ nên được thêm từ từ vào thực đơn ăn uống hàng ngày, điều này sẽ giảm thiểu khả năng khiến bạn bị khó tiêu. Nguồn thực phẩm cung cấp chất xơ tuyệt vời nhất là trái cây, rau củ xanh, bánh mì ngũ cốc và ngũ cốc nguyên hạt, quả mọng với đậu khô. Hai loại thực phẩm cuối cùng chứa chất xơ hòa tan có khả năng làm chậm quá trình chuyển thực phẩm hấp thu từ dạ dày đến ruột. Do đó, nếu bị tiêu chảy, bạn nên lựa chọn chất xơ hòa tan.
6. Cách chữa đầy bụng: Bổ sung men vi sinh (lợi khuẩn) và prebiotic
Men vi sinh là một loại vi khuẩn sinh sống trong đường ruột. Các vi khuẩn này được tạo ra trong quá trình lên men của thực phẩm như sữa chua. Công dụng chính của men vi sinh là hỗ trợ hệ tiêu hóa làm việc để giảm các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi và tiêu chảy. Thói quen ăn uống không lành mạnh hoặc uống kháng sinh quá nhiều đều có thể làm giảm số lượng của vi khuẩn.
Trong khi đó, prebiotic là một dạng thực phẩm không thể tiêu hóa được, ví dụ như vỏ trái cây và rau. Tuy nhiên, prebiotic được coi là thức ăn dành cho men vi sinh. Bạn có thể mua men vi sinh và uống theo liều lượng được bác sĩ khuyên dùng hoặc ăn nhiều thực phẩm lên men như trà Kombucha, làm từ nấm thủy sâm.
7. Tập thói quen uống trà thảo mộc để chữa đầy bụng khó tiêu
Tiểu hồi hương (thì là), bạc hà, gừng và hoa cúc
Những loại thảo mộc trên rất dễ tìm và có công dụng tốt cho hệ tiêu hóa. Bạc hà có hữu ích với chứng buồn nôn vì tinh dầu của nó trong lá có tác dụng như một loại thuốc giảm đau thuần túy. Trong khi đó, tiểu hồi hương lại có tác dụng kích thích tuyến mật.
Mặt khác, gừng thúc đẩy quá trình sản sinh của tuyến nước bọt và hoa cúc có chức năng làm thư giãn cơ bắp bị căng cứng. Bạn có thể dùng cả bốn loại thảo dược trên cùng một lúc để giảm thiểu triệu chứng đầy bụng khó tiêu.
Hoa cúc và gừng khô
Hoa cúc được xem là loại hoa kỳ diệu cho sức khỏe nhờ vào công dụng tương tự như ibuprofen hay aspirin. Thảo dược này giúp điều trị tiêu chảy, hội chứng kích thích ruột và đau bụng. Gừng cũng nổi tiếng với đặc tính giảm buồn nôn, làm tăng khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng và giải phóng các enzyme tiêu hóa. Một nghiên cứu trên 1278 phụ nữ mang thai đã chứng minh rằng gừng có tác dụng làm giảm triệt để các triệu chứng nôn mửa hay buồn nôn. Để hai loại thảo dược này phát huy tối đa công dụng của chúng, thời gian pha trà nên từ 10 phút trở lên.
Chuyên gia mách cách xử lý khi bị đầy bụng, khó tiêu sau những bữa ăn ngày Tết
Với tâm lý “ăn uống thả ga” những ngày Tết, nhiều người thường gặp phải tình trạng đầy bụng, khó tiêu sau những bữa ăn. Với những điều dưới đây sẽ giúp bạn xử lý đầy bụng, khó tiêu nhanh chóng để có được cái Tết an vui.
Ths. Bs. Nguyễn Văn Tiến (Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết, một bữa ăn mang lại cho ta một sự thưởng thức, hào hứng và phấn khởi khi có được 5 cảm giác ngon trước và sau khi ăn từ các cơ quan như: ngon mắt, ngon mũi, ngon miệng, ngon tai và ngon tim là bữa ăn chất lượng.
Để có được bữa ăn chất lượng sẽ tùy vào cách lựa chọn, chế biến, bày biện thức ăn và không khí của các thành viên trong bữa ăn gia đình. Bữa ăn như vậy sẽ giúp cho quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn rất tốt. Ngược lại, sau bữa ăn rất dễ gặp phải tình trạng đầy bụng, khó tiêu. Điều này làm cho chúng ta cảm giác khó chịu, nhất là trong bữa ăn ngày tết.
Nguyên nhân của đầy bụng, khó tiêu thì có rất nhiều, nhưng chủ yếu là do ăn uống vì bữa ăn không cân đối các loại thực phẩm, thực phẩm không an toàn, thói quen ăn uống bị thay đổi… Khi đầy bụng, khó tiêu, cơ thể cảm thấy bụng căng tức, nặng nề. Trong trường hợp này tuyệt đối không tự ý dùng thuốc, khi dùng thuốc phải có chỉ định của bác sỹ. Bụng sẽ cảm thấy dễ chịu hơn sau một vài tiếng sẽ đ.ánh hơi (thông hơi) hoặc đi ngoài.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyến cáo, nếu tình trạng đầy bụng khó tiêu kéo dài mà không khắc phục, lâu dần người bệnh sẽ mất cảm giác thèm ăn, dẫn đến tình trạng chán ăn. Nguy hiểm hơn là dẫn tới rối loạn tiêu hóa. Căn bệnh này thường rất khó dứt điểm, dễ tái đi tái lại nhiều lần làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Trường hợp để lâu, người bệnh có thể gặp các biến chứng bệnh đường ruột nguy hiểm như viêm đại tràng, ung thư đại trực tràng,…
Trẻ là đối tượng dễ bị đầy bụng, khó tiêu khi ăn uống trong ngày Tết. Ảnh TL
Ths. BS Nguyễn Văn Tiến, khi xuất hiện cảm giác ậm ạch nặng bụng, bạn nên thay đổi ngay những việc sau để tránh những biến chứng không đáng có:
Điều chỉnh chế độ ăn thành nhiều bữa, giảm lượng chất béo trong thức ăn. Thức ăn sau khi chế biến xong cần ăn ngay, hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn, hạn chế sử dụng bánh kẹo, nước ngọt và các loại hạt (dưa, bí, hướng dương, lạc),…
Thay đổi thói quen ăn uống: Ăn uống đúng giờ, ăn chậm, nhai kỹ, chọn các thực phẩm cân đối giữa các thành phần đạm, mỡ, đường. Hạn chế ăn thực phẩm chiên rán, không nên sử dụng chất kích thích như cafe, rượu, bia, t.huốc l.á, đồ uống nhiều gas,…
Nên ăn nhiều hoa quả chín, rau xanh để cung cấp cho cơ thể các loại vitamin và khoáng chất.
Chia nhỏ bữa ăn và sử dụng các thực phẩm dễ tiêu là cách hiệu quả để tránh tình trạng đầy bụng khó tiêu trong dịp Tết. Thay vì ăn quá no, cần chia bữa ăn chính thành những bữa nhỏ hơn và tiêu thụ một lượng thức ăn vừa phải để tránh tạo áp lực cho hoạt động của dạ dày, thường xuyên tăng cường vận động…
Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ bị đầy bụng, khó tiêu. Vào những ngày Tết, các bác sĩ Nhi ở bệnh viện đã gặp phải rất nhiều trẻ đến khám do tình trạng rối loạn tiêu hóa. Nhiều trẻ trong ngày Tết ăn quá nhiều, ăn đồ ngọt, đồ xào rán… khiến cân tăng vù vù. Ngược lại có những trẻ ăn uống thất thường do không được bố mẹ quan tâm ngày Tết dẫn tới rối loạn tiêu hóa, bị sụt cân.
Bởi vậy, việc cho trẻ một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ tránh tình trạng trẻ gặp đầy bụng, khó tiêu. Đồng thời, giữ nhịp độ sinh hoạt của các bé đều đặn cũng phải chú ý. Biết là trong ngày Tết, nếp sinh hoạt có thể không được như ngày thường nhưng không vì vậy mà để quá chênh lệch, tránh tình trạng “no dồn đói góp” và không để trẻ ăn quá nhiều bánh ngọt, uống nước có gas…
Trong Đông y cũng có nhiều cách để xử lý nhanh tình trạng đầy bụng, khó tiêu. Chẳng hạn như: Uống trà gừng hoặc nước chanh ấm. Theo đó, pha thìa nước cốt chanh, mật ong và lát gừng vào nước ấm; Hoặc khi bị đầy bụng, khó tiêu chỉ cần ăn một chút gừng thái lát mỏng chấm với muối sẽ có tác dụng ngay tình trạng đầy bụng khó tiêu.