Cúm A là gì?
Cúm là một bệnh nhiễm virut cấp tính đường hô hấp. Virut cúm lây nhiễm ở người thờng được phân thành 3 nhóm chính là A, B và C. Trong đó, cúm A được xem là loại cúm nghiêm trọng, có thể gây ra đại dịch bệnh trên diện rộng. Ở trường hợp nhẹ, cúm A có thể có thể tự khỏi mà không có triệu chứng đáng kể,. Ở trường hợp nghiêm trọng hơn, cúm A thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
Cúm một loại bệnh nhiễm virut cấp tính đường hô hấp
Cúm A thường có nguy cơ cao xuất hiện nhiều trong các dịch bệnh cúm mùa và có khả năng gây ra các đại diện vì virut cúm A có khả năng thay đổi và phân nhóm nhanh, tạo ra các chủng cúm mới từ mùa cúm này sang mùa cúm khác. Đây cũng là lý do tại sao, việc tiêm phòng cúm trong quá khứ sẽ không thể phòng ngừa nguy cơ nhiễm cúm A từ một chủng mới.
Các loại chim hoang dã là vật chủ tự nhiên của virut. Đây cũng là lý do tại sao cúm A còn được gọi là cúm gia cầm. Virut cúm A có thể lây lan trên cả động vật và con người.
Các nhà khoa học đã phân chia cúm A thành 2 loại dựa trên các protein sống trên bề mặt virut, bao gồm hemagglutinin (H) và neuraminidase (N). Những protein này giúp virus bám vào các tế bào trong cơ thể, gây nhiễm trùng.
Có 18 phân nhóm H khác nhau trong bệnh cúm A, từ cúm H1 đến H18. Và có 11 phân nhóm N, từ N1 đến N11.
Dấu hiệu cúm A ở người lớn thường gặp nhất
Cúm A có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ cho đến người lớn. Bệnh cúm A ở người lớn thường có xu hướng lây lan tương đối nhanh và diễn biến phức tạp hơn đối với trẻ em.
Dưới đây là những dấu hiệu cúm A ở người lớn thường gặp hiện nay:
- Hắt hơi
- Nghẹt mũi
- Sốt
- Đau nhức đầu
- Ho
- Ớn lạnh
- Mệt mỏi
Dấu hiệu cúm A ở người lớn
Trường hợp sốt do cúm A thường đi kèm các dấu hiệu như viêm họng nhẹ, đôi khi hắt hơi, ho kèm theo cảm giác nghẹt mũi kéo dài trong vài ngày. Trường hợp sốt do cúm A đã kéo dài nhiều ngày, chuyển sang giai đoạn nghiêm trọng hơn có thể gây ra tình trạng đau tức ngực, khó chịu và có thể xuất hiện ho khan.
Đôi khi, các triệu chứng cúm A có thể tự hết. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng kéo dài hơn một tuần mà không cải thiện, hãy đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và có biện pháp khắc phục kịp thừi.
Những người có nguy cơ cao bị biến chứng cúm, chẳng hạn như những người từ 65 tuổi trở lên hoặc những người có hệ thống miễn dịch suy yếu, nên đượcđiều trị y tế ngay lập tức khi bị cúm A. Trong một số ít trường hợp, cúm A cũng có thể gây chết người.
Nếu không được điều trị, cúm A có thể gây ra một số biến chứng như:
- Nhiễm trùng tai
- Tiêu chảy
- Buồn nôn
- Nôn mửa
- Chóng mặt
- Đau bụng
- Tức ngực
- Hen suyễn
- Vviêm phổi
- Viêm phế quản
- Các vấn đề về tim mạch
Cách điều trị cúm A ở người lớn
Bắt đầu với các biện pháp điều tị cúm A tại Nhà
Ngay khi bạn nhận thấy các dấu hiệu cúm A ở người lớn, bạn có thể tiến hành một số cách dưới đây để điều trị cúm A tại nhà:
- Nghỉ ngơi: Ngay khi nhận thấy các dấu hiệu cúm A, bạn nên cân nhắc đển việc tạm dừng các công việc đang làm, nghỉ học hoặc nghỉ làm, ở nhà và nghỉ ngơi. Điều này không chỉ giúp cơ thể bạn có thời gian phục hồi, điều trị bệnh cúm mà còn giúp giảm nguy cơ lây lan cúm A cho những người xung quanh.
- Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể: Cung cấp đủ nước cho cơ thể sẽ giúp bạn hồi phục nhanh hơn và giảm nguy cơ biến chứng do cúm A. Đặc biệt, sốt, một dấu hiệu cúm A ở người lớn phổ biến, có liên quan đến tình trạng mất nước, vì vậy điều quan trọng là phải đảm bảo bạn luôn đủ nước trong khi bị cúm. Mặc dù bạn có thể cảm thấy không muốn ăn hoặc uống nước, nhưng hãy thử uống từng ngụm nước nhỏ, nước trái cây hoặc nước canh thường xuyên trong ngày.
- Thử xịt mũi bằng nước muối: Nếu các dấu hiệu cúm A ở người lớn của bạn bao gồm sổ mũi hoặc nghẹt mũi, xịt mũi bằng nước muối có thể giúp giảm áp lực để bạn thở dễ dàng hơn.
- Sử dụng thuốc để giúp giảm bớt một số triệu chứng: hạ sốt và điều trị giảm đau đầu. Tham khảo tư vấn của bác sĩ hoặc dược sĩ để biết về những loại thuốc mà bạn có thể sử dụng.
Sử dụng thuốc để giúp giảm bớt một số triệu chứng cúm A ở người lớn
Phòng ngừa lây lan sang các thành viên khác trong gia đình
Để tránh không lây lan cúm A cho các thành viên khác trong gia đình, bạn nên áp dụng các biện pháp sau:
- Giữ khoảng cách với các thành viên khác trong gia đình
- Không chia sẻ thức ăn hoặc đồ uống với các thành viên khác trong gia đình
- Rửa tay thường xuyên
- Che miệng khi bạn hắt hơi hoặc ho
- Để tiêu diệt virrut cúm A xung quanh nhà bạn, hãy khử trùng các bề mặt và đồ vật thường xuyên chạm vào như mặt bàn, tay nắm cửa hoặc điều khiển từ xa,…
Thăm khám kịp thời ngay khi xuất hiện triệu chứng cúm A nghiêm trọng
Thông thường các dấu hiệu cúm A ở người lớn có thể khỏi sau vài ngày nghỉ ngời và sử dụng thuốc phù hợp. Tuy nhiên, cúm A cũng có thể phát triển với những triệu chứng nghiêm trọng mà bạn cần theo dõi các thăm kháp kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Một số triệu chứng cúm A nghiêm trọng mà bạn cần lưu ý:
- Khó thở
- Các triệu chứng giống như cúm đã được cải thiện nhưng sau đó trở lại tồi tệ hơn
- Đau ngực
- Chóng mặt đột ngột (có thể đặc biệt phổ biến ở người lớn tuổi)
- Nhầm lẫn hoặc chức năng tâm thần kém hơn bình thường (có thể đặc biệt phổ biến ở người lớn tuổi)
- Nôn mửa nghiêm trọng hoặc dai dẳng (phổ biến hơn ở trẻ em)
- Chán ăn hoặc từ chối ăn hoặc uống
Cách phòng ngừa cúm A ở người lớn
Một số biện pháp phòng ngừa cúm A mà bạn có thể áp dụng để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt là trong thời điểm mùa dịch với nguy cơ lây nhiễm cao:
- Tăng cường khả năng đề kháng của cơ thể, đặc biệt trong thời điểm dịch bệnh bùng phát.
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường sống, không hoặc hạn chế di chuyển đến những nơi có dịch.
- Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn hoặc dung dịch sát khuẩn trước khi ăn, khi đi từ ngoài về đến nhà và sau khi đi vệ sinh.
- Sử dụng khẩu trang khi đến nơi đông người.
- Ngay khi xuất hiện các dấu hiệu cúm A, bạn cần chủ động cách ly với những người xung quanh để hạn chế nguy cơ lây nhiễm.
- Tiêm phòng vắc xin cúm định kỳ hàng năm. Thông thường, vắc xin phòng cúm sẽ được phát huy sau khi tiêm khoảng từ 2 – 3 tuần và kéo dài trong khoảng thời gian từ 6 – 12 tháng. Virus cúm có thể biến đổi thành chủng mới liên tục do đó cần tiêm phòng nhắc lại hàng năm để có hiệu quả phòng tránh tốt nhất.
Tiêm phòng vắc xin cúm A định kỳ hàng năm
Trên đây là một số thông tin về bệnh cúm A ở người lớn mà Emdep.vn đã tổng hợp và chia sẻ. Mong rằng với những chia sẻ đến từ Emdep.vn, các bạn đã nắm rõ được các dấu hiệu cúm A ở người lớn đồng thời có thêm những thông tin hữu ích về cách điều trị cũng như phòng ngừa cúm A ở người lớn. Với bối cảnh hiện nay, khi bệnh cúm A đang rất phổ biến và có thể xảy ra với bất cứ đối tượng nào thì dù là người lớn hay trẻ em, bạn cũng không nên chủ quan trước căn bệnh này.
Minh LT (Tổng hợp)