7 “không” vào bữa tối để bảo vệ sức khỏe, tránh bệnh về tiêu hóa và ngừa ung thư

Một trong những nguyên nhân gây ra nhiều bệnh, khó phòng ngừa ung thư là do thói quen ăn uống không tốt vào bữa tối.

Hãy ghi nhớ 7 điều khi ăn tối để bảo vệ sức khỏe, ngừa ung thư.

1. Không ăn cố thức ăn thừa vào bữa tối

Ảnh minh họa

Nhiều người sợ lãng phí thức ăn, do đó thường xuyên để thức ăn thừa từ bữa sáng hoặc bữa trưa ăn vào bữa tối. Các thống kê đã phát hiện ra rằng nhiều trường hợp viêm tụy, đặc biệt là viêm tụy cấp có liên quan đến thói quen ăn uống không lành mạnh, trong đó là ăn quá nhiều và ăn thực phẩm hư hỏng. Đặc biệt là cá và thịt còn thừa có hàm lượng protein cao có thể gây nhiễm vi khuẩn và tăng nguy cơ mắc bệnh tuyến tụy.

2. Không ăn thực phẩm sinh khí vào bữa tối

Ăn một số thực phẩm tạo ra nhiều khí hơn trong quá trình tiêu hóa vào ban đêm, chẳng hạn như đậu, bắp cải, bông cải xanh, ớt xanh, cà tím, khoai tây, khoai môn, ngô, chuối, bánh mì, trái cây họ cam quýt, đồ uống và món tráng miệng,… có thể khiến người bệnh bị đầy hơi và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

3. Không ăn thực phẩm quá cay vào bữa tối

Ảnh minh họa

Hiện nay có rất nhiều người thích ăn các loại thực phẩm cay vào bữa tối, ví dụ như các món lẩu cay, các loại nước chấm cay, hay các loại gia vị như ớt, tỏi, hành sống. Ăn nhiều những loại thực phẩm này vào bữa tối, dễ gây cảm giác nóng rát dạ dày, gây trào ngược dạ dày thực quản hoặc táo bón, phân khô, khó tiêu và các vấn đề khác, từ đó làm rối loạn giấc ngủ.

4. Không ăn nhiều súp thịt, súp hải sản vào bữa tối

Nhiều người có thói quen nấu súp thịt vào bữa tối để bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể. Súp sườn, súp thịt có hàm lượng chất béo cao, đặc biệt là hàm lượng chất béo bão hòa cao có hại cho hệ tim mạch. Bệnh nhân cao huyết áp không thích hợp uống canh quá mặn. Bệnh nhân gút không nên uống nhiều súp hải sản… vì hàm lượng purin cao.

Những người có đường tiêu hóa kém, chán ăn thường có khả năng tiêu hóa chất béo yếu cũng không nên ăn. Vì vậy, canh thịt không thích hợp ăn đêm, nên chọn ăn vào buổi trưa sẽ tốt hơn.

5. Không ăn đồ ngọt và nhiều dầu mỡ sau bữa tối để ngừa ung thư

Ảnh minh họa

Nhiều người thích ăn tráng miệng sau bữa tối, nhưng đồ quá ngọt và nhiều dầu mỡ dễ gây gánh nặng cho dạ dày và ruột. Ngược lại, nếu ít vận động sau bữa tối, đường trong món tráng miệng khó p.hân h.ủy trong cơ thể, chuyển hóa thành chất béo dễ gây béo phì. Nếu thường xuyên ăn như vậy còn có thể gây ra bệnh tim mạch, ung thư.

6. Không ăn bữa tối lạnh và dính

Ảnh minh họa

Lạnh thường đề cập đến các loại thực phẩm lạnh chưa được nấu chín, chẳng hạn như cà chua sống, sữa lạnh, các loại dưa như dưa hấu, dưa chuột và các món ăn nguội như gỏi, salad… Đồ dính thường để chỉ những thức ăn khó tiêu hóa như gạo nếp, bánh nếp, bánh rán… Dạ dày và ruột cần tiêu hóa nhẹ nhàng vào ban đêm, sau khi các thức ăn này vào dạ dày sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của dạ dày, khiến hoạt động tiêu hóa hoạt động không bình thường, dễ dẫn đến viêm dạ dày cấp và mãn tính, các bệnh lý về dạ dày khác.

7. Không uống rượu vào bữa tối

Một số người có thói quen uống một chút rượu vào bữa tối và sau đó đi ngủ, và cho rằng rượu là thuốc hỗ trợ giấc ngủ. Thực tế uống rượu bia sẽ khiến các cơ xung quanh đường hô hấp bị giãn ra quá mức, có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng ngáy ngủ và hội chứng ngưng thở khi ngủ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ. Do đó, hãy cố gắng đảm bảo rằng bạn không uống rượu trong vòng 4-6 giờ trước khi đi ngủ.

Bữa tối như thế nào là lành mạnh, ngừa ung thư?

Ảnh minh họa

Trước hết, nên ăn tối từ 5 đến 7 giờ tối và cố gắng duy trì đều đặn. Ngay cả khi nhân viên văn phòng không thể đảm bảo ăn uống đúng giờ mỗi ngày thì tốt nhất bạn nên ăn bánh quy và đồ ăn nhẹ trong giờ làm thêm để tránh ăn quá no vào bữa tối. Trước khi ăn tối, hãy nghĩ xem bạn đã ăn gì trong bữa sáng và bữa trưa, và bù đắp lượng dinh dưỡng thiếu hụt trong cả ngày.

Thứ hai, bữa tối cần đảm bảo sự đa dạng của thực phẩm và chú ý đến dinh dưỡng. Ăn nhiều rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt để bổ sung chất xơ, tăng nhu động đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa.

Cuối cùng, nên tập trung khi ăn. Nói chuyện, xem tivi, nghịch điện thoại… sẽ làm phân tán sự chú ý ăn uống, ảnh hưởng đến việc tiết dịch nhai và tiêu hóa, tăng gánh nặng cho dạ dày.

Trong mâm cơm còn thừa 6 món này nên vứt ngay, đừng tiếc mà giữ kẻo rước ung thư

Không chỉ mỗi rau, dưới đây là 6 thực phẩm ăn thừa lại còn nguy hiểm hơn.

Đôi khi bạn nấu quá nhiều thức ăn nhưng lại không thể xử lý hết trong một bữa nên cất tủ lạnh hôm sau ăn tiếp. Hoặc có những người thường có thói quen chuẩn bị đồ ăn từ hôm trước để qua đêm hôm sau hâm nóng lại ăn.

Những điều này tưởng như sẽ giúp bạn tránh lãng phí thức ăn nhưng thực tế không phải bất cứ loại thực phẩm nào cũng có thể để đến ngày hôm sau vì chúng có thể bị biến chất cho dù bạn có giữ trong tủ lạnh. Hơn nữa, tủ lạnh không phải là đồ vật vạn năng có thể giữ thức ăn tránh được vi khuẩn hoàn toàn, một số loại vi khuẩn thậm chí có thể phát triển trong điều kiện nhiệt độ thấp.

Đã có không ít trường hợp bị ngộ độc hay thậm chí là ung thư do thường xuyên ăn thức ăn thừa để qua đêm. Tháng 5/2018, tờ Straits Metropolis Daily đưa tin, cậu bé Tiểu Lãng, 2 t.uổi sống ở Phúc Châu đang khỏe mạnh bỗng đột nhiên nôn ra m.áu. Chỉ trong vòng 5 tiếng, cậu bé đã nôn tới 7 lần sau đó rơi vào hôn mê. Hóa ra nguyên nhân là do ăn trứng vịt muối để qua đêm dẫn tới ngộ độc.

Năm 2019, truyền thông Trung Quốc đưa tin cô Huang, 52 t.uổi sống ở huyện Thường Đức, Hồ Nam, Trung Quốc được chẩn đoán mắc ung thư trực tràng. Bác sĩ nghi ngờ thói quen ăn đồ ăn thừa để qua đêm suốt 10 năm của cô rất có thể là nguyên nhân.

Trước nhiều thông tin về các trường hợp nhập viện do đồ ăn thừa, nhiều người cũng đã dần lo lắng về thói quen ăn đồ ăn qua đêm. Những tin đồn về sự nguy hại khi ăn thức ăn thừa bắt đầu lan truyền, điển hình nhất là thông tin rau để qua đêm gây ung thư do sản sinh nitrit, nitrit và sau khi vào cơ thể, dưới tác dụng của axit dịch vị, chất đạm,… chuyển thành chất nitrosamine là một loại chất gây ung thư.

Tuy nhiên đây chỉ là tin đồn phóng đại. Bạn có biết phải hấp thụ bao nhiêu nitrit vào một thời điểm mới có nguy cơ ngộ độc và sinh ung thư? Cần 500 mg

Hàm lượng nitrit trong rau củ để qua đêm thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn an toàn quốc gia. Trên thực tế, bản thân nitrit là một chất phụ gia thực phẩm được phép sử dụng, miễn là không vượt quá mức quy định thì sẽ không có nguy hiểm. Và nếu muốn gây ung thư thông qua nitrit trong rau để qua đêm, trừ khi bạn ăn hơn 45kg rau bị hư hỏng một lúc mới có thể bị ngộ độc hay ung thư.

Dù vậy, vẫn có những món ăn để qua đêm thực sự không thích hợp, nếu sau bữa cơm mà nhà bạn vẫn còn những đồ ăn thừa này trên mâm, đừng tiếc mà hãy vứt đi tránh gây tổn hại sức khỏe.

1. Hải sản

Hải sản là nguồn cung cấp chất đạm tốt nhất cho cơ thể con người, đồng thời rất giàu khoáng chất và nguyên tố vi lượng. Hải sản để qua đêm có thể sinh ra nhiều vi khuẩn, nếu không được đun kỹ và ăn nguội sẽ gây khó chịu cho đường tiêu hóa, thậm chí gây n.hiễm t.rùng đường tiêu hóa cấp tính.

2. Rau sống

Các món rau sống như salad tốt nhất không nên để thừa qua đêm, vì khác với rau đã nấu chín, rau sống không được nấu và khử trùng ở nhiệt độ cao sẽ dễ sinh ra một số lượng lớn vi khuẩn.

Đồng thời, hàm lượng nitrit của rau sống cũng sẽ tăng nhanh sau khi để qua đêm, đặc biệt, ở thân rau sẽ có hàm lượng nitrit cao hơn, tuy không đạt tiêu chuẩn gây ngộ độc cấp tính nhưng nếu ăn lâu dài cũng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

3. Trứng

Trứng là một nguồn protein chất lượng cao và tỷ lệ cơ thể con người hấp thụ protein có trong nó là hơn 98%.

Đồng thời, trong trứng còn có các axit amin thiết yếu, có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, trứng còn thừa, để qua đêm, nhất là trứng luộc chưa chín kỹ rất dễ sinh ra một số loại vi khuẩn, ăn trực tiếp có thể gây viêm dạ dày ruột cấp tính. Đồng thời, các chất dinh dưỡng của trứng khi đun nhiều lần sẽ dễ bị phá hủy và mất đi giá trị dinh dưỡng ban đầu.

4. Món canh

Nấu canh xong, tốt nhất là nên đổ canh ra bát ăn ngay trong ngày, nếu có dư thừa nên đổ bỏ. Nếu để lại canh thừa trong nồi bằng kim loại như inox, nhôm,… sẽ dễ sinh phản ứng hóa học gây hại cho sức khỏe con người. Nếu muốn để lại canh vào bữa sau thì không nên cho thêm muối và các gia vị khác vào canh, hoặc có thể cho canh vào tô sứ, thủy tinh đem cất giữ trong tủ lạnh.

5. Món kho

Để tránh ngộ độc thực phẩm, không nên ăn món kho nhừ để qua đêm, kể cả khi bạn đã bảo quản trong tủ lạnh. Món kho nhừ như thịt kho, cá kho để qua đêm sẽ dễ sản sinh nấm mốc, không an toàn cho sức khỏe.

Đặc biệt vào mua đông nhiều gia đình thích kho thịt ăn nhưng thịt kho ăn thừa lại cũng không tốt. Điều này sẽ dẫn đến việc phải hâm đi hâm lại nhiều lần, khiến thịt ngày càng mặn và chứa nhiều muối hơn. Từ đó gây hại đến sức khoẻ của người lớn t.uổi, đặc biệt là những đối tượng có tình trạng tăng huyết áp.

Chưa kể không ít người có thói quen đổ thịt thừa ăn không hết trực tiếp vào nồi hâm lại. Việc múc thức ăn ra ngoài và ăn trực tiếp đã làm cho một lượng vi khuẩn nhất định có cơ hội bám vào thực phẩm, nếu chúng ta hâm lại không kỹ càng, vi khuẩn không bị t.iêu d.iệt thì sẽ gây đau bụng, tiêu chảy, thậm chí là ngộ độc thực phẩm. Vì lí do này, nên khi nấu xong thịt kho tàu, các bà nội trợ nên phân sẵn theo hộp nhỏ, rồi cho vào tủ lạnh để bảo quản, khi dùng tới hộp nào, chỉ cần đun nóng phần thịt ấy, tránh đun đi đun lại gây hại cho sức khoẻ.

6. Khoai tây

Tiến sĩ Kantha Shelke, nhà khoa học thực phẩm từ Corvus Blue LLC, một công ty nghiên cứu và khoa học thực phẩm của Mỹ, cho biết hâm nóng khoai tây đã được nấu chín có thể thúc đẩy sự phát triển của Clostridium botulinum, vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm cấp tính rất nặng, phá hủy thần kinh trung ương và gây t.ử v.ong cao, theo Reader’s Digest.

Đặc biệt, khoai tây nướng trong giấy bạc có nguy cơ gây bệnh cao vì chúng tạo cho vi khuẩn môi trường thiếu ô xy lý tưởng để phát triển.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *