Các bệnh về mắt có thể xảy tới từ rất nhiều nguyên nhân, trong đó có nhiều nguyên nhân chủ quan mà chúng ta hoàn toàn có thể giảm thiểu và loại bỏ.
Cũng như sức khỏe tổng quát của cơ thể, sức khỏe của đôi mắt cũng bị ảnh hưởng bởi lối sống, thói quen ăn uống và văn hóa làm việc. Mới đây, trang Medic Magic đã liệt kê một số nguy cơ gây ra các bệnh về mắt mà nhiều người thường không để ý.
1. Mắt hoạt động quá sức
Mắt hoạt động quá sức là 1 nguy cơ dẫn đến các bệnh về mắt (Nguồn: Internet)
Đôi mắt phải chịu quá nhiều sức ép mà không phải ai cũng biết. Việc thường xuyên làm việc trước máy tính, chơi trò chơi, xem tivi, đọc sách báo khiến mắt lại gặp thêm nhiều áp lực hơn. Điều này khiến mắt mệt mỏi, khiến các bệnh về mắt xuất hiện.
2. Hút thuốc
Ảnh minh họa – Nguồn: Internet
Không chỉ sức khỏe cơ thể nói chung, hút thuốc còn gây ra các bệnh về mắt nói riêng. Các hóa chất trong t.huốc l.á có nguy cơ làm hỏng các bộ phận nhay cảm của võng mạc (thường được gọi là điểm vàng).
3. Bệnh tiểu đường
Ảnh minh họa – Nguồn: Internet
Bệnh tiểu đường có thể dẫn tới khả năng xuất hiện một số bệnh về mắt như võng mạc do đái tháo đường hay tăng nhãn áp. Vì thế, võng mạc có khả năng bị phá hủy nghiêm trọng.
4. Huyết áp cao
Ảnh minh họa – Nguồn: Internet
Huyết áp cao không được điều trị sẽ tác động rất xấu tới mắt. Nó khiến các mạch m.áu ở võng mạc, các khu vực phía sau mắt bị tổn thương nghiêm trọng. Bệnh về mắt này còn được gọi là bệnh võng mạc cao huyết áp, xảy ra khi huyết áp làm thay đổi bệnh lý ở võng mạc.
5. Rượu
Ảnh minh họa – Nguồn: Internet
Sử dụng rượu quá nồng độ cho phép có thể khiến bạn mắc các bệnh về mắt. Rượu làm giảm tầm nhìn và sức khỏe tổng thể của mắt. Người rơi vào tình trạng này sẽ cảm thấy giảm thị giác, đau nửa đầu thường xuyên, mắt phản ứng chậm, sự nhảy cảm tương phản giảm và mắt đỏ.
6. Chế độ ăn không lành mạnh
Ảnh minh họa – Nguồn: Internet
Chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp cơ thể nhận đủ dưỡng chất cần thiết, hạn chế việc bạn bị mắc các bệnh về mắt. Sự thiếu hụt vitamin B12 khiến bạn có mắc chứng nhìn mờ hoặc nhìn đôi. Còn không đủ vitamin A khiến bạn khó khăn khi quan ban đêm, khô mắt hoặc thậm chí bị mù.
7. Tia cực tím
Ảnh minh họa – Nguồn: Internet
Tia cực tím có thể tiếp xúc với bạn bất cứ khi nào bạn bước ra ngoài đường. Những tia này có thể đốt cháy giác mạc, làm hỏng võng mạc và các ống kính mắt. Bên cạnh đó, tia cực tím cũng khiến nguy cơ đục thủy tinh thể tăng cao. Vậy nên, mỗi khi ra ngoài, bạn cần trang bị cho mình một chiếc kính râm đạt chất lượng để bảo vệ đôi mắt khỏe đẹp.
4 món ăn nhẹ thân thiện với người bệnh tiểu đường
Ngày nay bệnh nhân đái tháo đường (tiểu đường) đều có ở mọi lứa t.uổi, từ trẻ sơ sinh đến người già. Chế độ ăn uống không lành mạnh, lối sống căng thẳng, chu kỳ ngủ không đủ giấc… góp phần gây ra bệnh tiểu đường.
Trứng luộc cũng làm no lâu, hạn chế nguy cơ béo phì và các bệnh tim mạch, tiểu đường – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Bệnh nhân tiểu đường cần ăn thức ăn đều đặn và theo khẩu phần nhỏ. Pooja Banga, chuyên gia trong lĩnh vực ăn kiêng và dinh dưỡng, chia sẻ một số lựa chọn đồ ăn nhẹ lành mạnh thân thiện với bệnh tiểu đường được làm giàu với protein, chất xơ và chất béo lành mạnh, theo Times of India.
1. Salad bơ đậu phộng táo
Táo ăn với bơ đậu phộng – SHUTTERSTOCK
Táo có vitamin B, C và kali trong khi bơ đậu phộng chứa magiê, mangan và vitamin E. Táo cũng giúp bảo vệ tế bào tuyến tụy với sự trợ giúp của chất chống ô xy hóa polyphenol trong đó. Vì vậy, chúng đã tạo ra một kết hợp tốt cho sức khỏe dành cho những người có lượng đường trong m.áu tăng đột biến. Trộn hai thành phần này và bạn có thể dùng nó ở bất cứ đâu.
2. Trứng luộc
Protein có lợi để kiểm soát lượng đường đối với bệnh nhân tiểu đường loại 2. Trứng luộc cũng làm no lâu, hạn chế nguy cơ béo phì và các bệnh tim mạch. Bạn có thể ăn trứng luộc với salad rau trộn để tăng cường hàm lượng chất xơ, theo Times of India.
3. Rau luộc
Rau luộc là một lựa chọn tốt để ngăn chặn cơn đói thường xuyên cho bệnh nhân tiểu đường. Chọn các loại rau như cà rốt, ớt chuông, củ dền, rau bina (cải bó xôi), bông cải xanh… chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất.
4. Thanh năng lượng tự chế
Những thanh năng lượng tự chế này chứa 3 yếu tố chính như chất xơ, protein và chất béo lành mạnh giúp kiểm soát lượng đường trong m.áu. Bạn có thể dễ dàng làm những thanh này tại nhà, loại bỏ những thanh làm sẵn có đường.
Các thành phần chính là yến mạch, bơ đậu phộng, các loại hạt và quả hạch khác nhau… không cần nướng. Những thanh này rất thuận tiện để mang theo và do đó bạn có thể ăn chúng trong thời gian nghỉ giải lao công việc của bạn, theo Times of India.