Khi phát hiện ra “thủ phạm” gây hôi miệng để có cách chữa trị sớm, bạn sẽ không còn quá lo lắng mỗi khi giao tiếp với mọi người xung quanh.
Chứng hôi miệng hay còn được gọi là bệnh hôi miệng, hơi thở hôi là một chứng bệnh khi miệng một người phát ra hơi thở có mùi hôi hoặc mùi khó chịu khi nói.
Hôi miệng có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn (Ảnh minh họa)
Không chỉ gây ra tình trạng mất tự tin, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc, giao tiếp, chứng hôi miệng còn cảnh báo sức khỏe đang gặp vấn đề, thậm chí là nhiều bệnh nghiêm trọng. Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến gây nên chứng hôi miệng bạn cần lưu ý.
Không vệ sinh răng miệng tốt
Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ là nguyên nhân hàng đầu gây nên chứng hôi miệng. Một nghiên cứu trên tờ International Journal of Oral Science cho biết vệ sinh răng miệng kém là nguyên nhân của 85% các trường hợp hôi miệng.
Khi thức ăn bị kẹt giữa răng và nướu răng, vi khuẩn sẽ xâm nhập gây nên mùi hôi như trứng thối, thậm chí như mùi phân. Ngoài ra, sự phát triển của vi khuẩn còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng.
Ăn thực phẩm có mùi
Các gia vị, thực phẩm có mùi là một trong những nguyên nhân gây hôi miệng (Ảnh minh họa)
Một nguyên nhân khá phổ biến gây hôi miệng mà ai cũng có thể từng gặp phải đó là tiêu thụ các loại thức ăn hay đồ uống có mùi. Những loại thức ăn có mùi hôi sẽ xâm nhập vào m.áu và được đưa đến phổi, do đó sau khi ăn các loại thực phẩm rau củ hay gia vị có mùi nặng chẳng hạn như hành tây, tỏi… chúng sẽ gây ảnh hưởng đến mùi hơi thở mỗi khi bạn thở ra.
Ăn nhiều đồ ngọt
Ngoài những thực phẩm có mùi, chế độ ăn nhiều đường cũng là một nguyên nhân gây hôi miệng. Thực phẩm chứa nhiều đường là môi trường phát triển các vi khuẩn có hại trong miệng của bạn. Vi khuẩn có hại khi tiếp xúc với đường và tiêu thụ sẽ sản sinh các axit bào mòn phần khoáng chất của men răng, gây hại cho răng, từ đó có thể gây sâu răng và hôi miệng.
Không uống đủ nước
Cơ thể bị mất nước có thể khiến bạn tiết ít nước bọt, do đó không thể làm sạch các vi khuẩn gây mùi. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nước bọt mà chúng ta tiết ra sẽ tạo điều kiện sống cho các tế bào trong miệng, khi giảm tiết nước bọt, các tế bào sẽ bắt đầu c.hết đi và bốc mùi. Do vậy, để hạn chế tình trạng hôi miệng bạn nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
Gặp vấn đề về tiêu hóa
Chứng trào ngược dạ dày có thể khiến hơi thở bạn có mùi (Ảnh minh họa)
Nguyên nhân gây hôi miệng có thể do dạ dày tiêu hóa kém, mắc bệnh táo bón hoặc rối loạn đường ruột. Nếu bạn thường xuyên bị trào ngược axit dạ dày cũng có thể gây hôi miệng, mùi hôi từ thực phẩm được tiêu hóa gần đây có thể dễ dàng di chuyển trở lại thực quản đến vùng miệng.
Căng thẳng
Nước bọt đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta từ khi bắt đầu tiêu hóa đến việc chống lại vi khuẩn xấu trong miệng. Lo lắng và căng thẳng có thể gây ra xerostomia hoặc khô miệng do lượng nước bọt trong miệng ít. Nếu không sản sinh nước bọt với lượng cần thiết, có thể gây ra chứng hôi miệng.
Uống nhiều rượu bia
Uống nhiều rượu bia cũng có thể khiến hơi thở của bạn có mùi, điều này xảy ra khá phổ biến ở nam giới. Khi càng uống rượu thường xuyên sẽ càng có nhiều khả năng gặp phải triệu chứng hôi miệng. Việc tiêu thụ rượu quá mức sẽ làm giảm sản xuất nước bọt, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mùi phát triển.
Theo giadinhvietnam
Đây là 8 lý do khiến miệng của bạn có mùi hôi, nhiều nguyên nhân chẳng ai ngờ đến
Khi biết được những nguyên nhân sau, bạn nên chủ động khắc phục để giảm bớt mùi hôi khó chịu trong khoang miệng.
Hơi thở có mùi là một tình trạng cực khó chịu mà bất cứ ai trong chúng ta cũng đã từng trải qua. Những thực phẩm có mùi như nước tương, tỏi hay các loại hải sản thường bị đổ lỗi, nhưng thực ra có rất nhiều lý do là nguyên nhân dẫn tới hôi miệng. Dưới đây là các nguyên nhân đáng ngạc nhiên mà rất có thể bạn đã bỏ qua.
Do chế độ ăn quá nhiều protein
Một chế độ ăn chứa quá nhiều protein có thể gây hôi miệng. Điều này là do các mảnh vụn thức ăn còn sót lại trong khoang miệng bị p.hân h.ủy bởi vi khuẩn. Trong quá trình p.hân h.ủy protein, hai loại khí chính được thải ra là hydro sunfua (nổi tiếng với mùi trứng thối) và methyl mercaptan (mang mùi bắp cải đặc trưng). Thế nên, chúng ta không nên ăn quá nhiều thực phẩm chứa protein, và sau khi ăn thì nhớ vệ sinh miệng sạch sẽ nhé!
Khô miệng
Khô miệng là tình trạng tuyến nước bọt không sản xuất đủ nước bọt để làm ướt khoang miệng của bạn. Điều này có thể bị gây ra bởi tác dụng phụ của thuốc, mất nước, sử dụng t.huốc l.á hoặc tổn thương thần kinh. Khi thiếu nước bọt, miệng của bạn sẽ không được làm sạch và điều đó sẽ dẫn đến vấn đề hơi thở có mùi.
Ăn nhiều trái cây họ cam quýt
Một số loại trái cây có múi sẽ gây ra mùi hôi miệng vì vi khuẩn tự nhiên trong khoang miệng của bạn rất ưa thích lượng đường có trong chúng. Không chỉ vậy, nếu ăn quá nhiều trái cây họ cam quýt mà không vệ sinh răng miệng kĩ càng, lượng axit dư thừa cũng rất dễ gây sâu răng.
Thức ăn tích tụ trong kẽ hở amidan
Amidan của chúng ta có các kẽ hở và lỗ tự nhiên. Điều này tạo cơ hội cho các mảnh vụn như thức ăn và chất nhầy có thể tích tụ bên trong các kẽ hở này, gây ảnh hưởng xấu đến khoang miệng. Các viên sỏi amidan có thể hình thành, kèm theo hôi miệng, đau họng mãn tính và các triệu chứng khác.
Gặp vấn đề về mũi
Những người thường bị đóng vảy trong khoang mũi hoặc bị nhiễm khuẩn mãn tính ở mũi cũng có thể bị hôi miệng. Nếu gặp phải các vấn đề này, bạn cần tìm đến bác sĩ để được chữa trị kịp thời.
Mắc chứng trào ngược axit
Những người bị trào ngược axit mãn tính (còn gọi là trào ngược dạ dày thực quản) có thể bị hôi miệng khi các chất trong dạ dày như axit và thức ăn không tiêu hóa chảy ngược vào thực quản.
Bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường có thể là thủ phạm đằng sau “hơi thở acetone” – hơi thở có mùi như nước tẩy sơn móng tay. Nguyên nhân là do các chức năng thận suy giảm khiến nồng độ amoniac trong m.áu tăng cao hơn, dẫn tới hôi miệng.
Uống rượu
Sau khi uống rượu, không chỉ cơ thể của chúng ta có mùi khó ngửi mà cả hơi thở cũng bị ảnh hưởng. Rượu làm rối loạn sự cân bằng các vi khuẩn trong khoang miệng, gây ra các mùi không mấy dễ chịu.
Nguồn: This Insider