Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch chính thức đưa mô hình “ tổ y tế từ xa” vào hoạt động qua hotline 028.99999.115 để tư vấn, khám bệnh từ xa các trường hợp F0 nhẹ đang cách ly tại nhà.
Bác sĩ của Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch đang tư vấn cho F0 tại nhà – Ảnh: H.THƠ
PGS.TS.BS Nguyễn Thanh Hiệp – hiệu trưởng Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch – cho biết đây sẽ là tổng đài tư vấn chăm sóc và điều trị F0 bệnh nhẹ đầu tiên có quy mô lớn nhất và phủ khắp địa bàn TP.HCM.
Đầu tháng 8-2021, mô hình “Tổ y tế từ xa” đã được triển khai chạy thử và đến nay đã hỗ trợ được hơn 1.000 ca bệnh trên địa bàn TP.HCM.
Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã huy động giảng viên và sinh viên thuộc các khoa tham gia “Tổ y tế từ xa”, nhằm tăng cường nguồn nhân lực hỗ trợ ngành y tế, góp sức cùng TP.HCM đẩy lùi dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe người dân.
Hiện có hơn 700 nhân viên y tế gồm chuyên gia, bác sĩ, giảng viên và sinh viên y khoa năm cuối của trường tham gia “tổ y tế từ xa” này.
“Tổ y tế từ xa” là một mô hình tương đối mới nên mới đầu chỉ nhận cuộc gọi trong 3 khung giờ 8h – 10h, 14h – 16h và 18h – 20h.
Với các trường hợp có dấu hiệu chuyển nặng, cần can thiệp y tế chuyên sâu, tổ y tế từ xa này sẽ báo động đến các bộ phận chuyển bệnh tại địa phương như trạm y tế, Tổ phản ứng nhanh, Đội hình taxi cấp cứu chuyển bệnh trên địa bàn và Trung tâm Cấp cứu 115 để nhanh chóng tiếp cận hiện trường và chuyển viện an toàn.
Hiện trường đã huy động toàn bộ lực lượng giảng viên, sinh viên tham gia các công tác chống dịch trên nhiều mặt trận như:
– Đội hình “Tổng đài viên” và mô hình “Taxi cấp cứu chuyển bệnh” phối hợp cùng Trung tâm Cấp cứu 115 triển khai.
– Tổng đài Tư vấn sức khỏe đa chuyên khoa (thuộc Phòng khám đa khoa Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch).
– Đội hình lấy mẫu xét nghiệm và hỗ trợ đội tiêm chủng vắc xin.
Trường cũng đã thiết lập khu lưu trú tạm thời và phục hồi sức khỏe sau công tác cho đội ngũ phòng chống dịch của nhà trường với số người lưu trú là 172 người.
Các tình nguyện viên sau khi tham gia chống dịch trở về sẽ được lưu trú tạm thời tại khu thu dung của trường.
Tại đây, các bạn sẽ được các y bác sĩ của Phòng khám đa khoa Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch theo dõi sức khỏe liên tục, xét nghiệm định kỳ và cung cấp các nhu yếu phẩm.
Tiêm vắc-xin có chắc chắn miễn nhiễm COVID-19? Tiêm đủ 2 liều vắc-xin được bảo vệ như thế nào?
Trước thực tế 53 nhân viên y tế tiêm đủ 2 mũi vắc-xin COVID-19 có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2, nhiều người tỏ ra lo lắng về việc tiêm vắc-xin không hiệu quả.
Theo WHO, vắc-xin COVID-19 “dạy” cho hệ miễn dịch của chúng ta cách nhận biết và chiến đấu với chủng virus gây bệnh COVID-19. Thời gian để cơ thể xây dựng hàng rào bảo vệ trước virus gây bệnh COVID-19 thường là 2 tuần kể từ khi tiêm chủng. Điều đó có nghĩa là một người vẫn có thể mắc COVID-19 trước hoặc ngay sau khi tiêm chủng, sau đó phát bệnh do vắc-xin chưa có đủ thời gian để phát huy khả năng bảo vệ.
Vắc-xin không không có hiệu quả 100%, sau khi tiêm vắc-xin cần có thời gian để sinh kháng thể
Phân tích về vấn đề này, TS, BS Phạm Quang Thái, Trưởng Văn phòng tiêm chủng miền Bắc, Phó Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh dịch tễ TW cho biết, vắc-xin không đem lại sự bảo vệ tức thì. Sau tiêm mũi 1 phải ít nhất 14 ngày sau mới bước đầu có tác dụng và mức bảo vệ sau tiêm mũi 1 chỉ đạt ở mức bảo vệ rất thấp. Sau tiêm mũi thứ 2 từ 1 tháng trở ra thì vắc-xin mới đạt hiệu quả bảo vệ tối ưu và hiệu quả này cũng chỉ đạt ở mức khoảng 60%-90% tùy theo loại vắc-xin.
PGS-TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cũng cho biết: Vắc-xin không bảo vệ tuyệt đối, nhất là khả năng phòng ngừa việc mang mầm bệnh. Trên thực tế có những loại vắc-xin hiệu lực bảo vệ với 90% nhưng có vắc-xin chỉ hiệu lực bảo vệ khoảng 50%-60%. Điều này có nghĩa là một số người đã tiêm vắc-xin vẫn có khả năng mang virus và lây bệnh cho người khác.
Người tiêm vắc-xin có thể hạn chế nguy cơ mắc bệnh nặng nếu chẳng may bị nhiễm
Hiệu quả của vắc-xin phòng COVID-19 được thế giới công nhận nhưng người dân cần ghi nhớ rõ một điều: Không có một loại vắc-xin nào đạt hiệu quả 100%. Tức là, sau khi tiêm, người tiêm vắc-xin dù cho là vắc-xin phòng bệnh gì cũng vẫn có khả năng bị nhiễm bệnh. Với người tiêm vắc-xin Covid-19 cũng không loại trừ. Điều quan trọng là nếu mắc bệnh thì triệu chứng cũng nhẹ hơn, nhanh hồi phục hơn. Vậy nên việc tiêm phòng vắc-xin COVID-19 vẫn là nhiệm vụ cần thiết, cấp bách hiện nay.
BS Trương Hữu Khanh (trưởng khoa Nhiễm – Thần Kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM) cho biết: “Việc tiêm vắc-xin phòng Covid-19 chính là hành động quan trọng giúp bảo vệ tính mạng, tránh khỏi nguy cơ mắc thể nặng cũng như nhập viện kéo dài” , BS Khanh khẳng định.
PGS-TS Trần Đắc Phu nói thêm: Vắc-xin Covid-19 là vắc-xin mới, được cấp phép theo điều kiện khẩn cấp nên chúng ta chưa biết chắc chắn rằng việc tiêm vắc-xin có làm giảm được khả năng nhiễm bệnh và lây truyền bệnh hay không. Tuy nhiên, việc tiêm vắc-xin sẽ giúp giảm triệu chứng nặng và giảm nguy cơ t.ử v.ong.
Tiêm đủ 2 mũi vắc-xin COVID-19 có thể yên tâm vì bản thân đã được bảo vệ không?
Chia sẻ về điều này, PGS-TS Trần Đắc Phu cho biết: Tiêm đủ 2 mũi vắc-xin với đủ thời gian khuyến cáo thì cơ thể đã có kháng thể bảo vệ nhưng không phải tất cả mọi người đều có. Tuy nhiên, phải khẳng định rằng khi tiêm vắc-xin Covid-19, nếu chưa cản được sự lây nhiễm của virus SARS-CoV-2 thì vắc-xin sẽ giảm tình trạng nặng và t.ử v.ong đối với người nhiễm.
TS, BS Phạm Quang Thái cũng cho biết, việc tiêm đủ 2 liều vắc-xin COVID-19 có hiệu quả bảo vệ người được tiêm khỏi rơi vào thể nặng và phải nhập viện. Cho đến thời điểm này, vắc xin được sử dụng tại Việt Nam đã được chứng minh trên thực địa khi chưa có trường hợp tiêm đủ 2 mũi nào bị bệnh nặng hay t.ử v.ong.
Cùng với 5K, tiêm vắc-xin Covid-19 là biện pháp phòng bệnh chủ động rất quan trọng
Dù hiệu lực của vắc xin không phải 100% nhưng theo các chuyên gia đây vẫn là vũ khí hữu hiệu giúp phòng ngừa COVID-19 và tiến tới tạo miễn dịch cho cộng đồng.
Bên cạnh đó, sau khi tiêm vắc-xin COVID-19, dù mới tiêm 1 mũi hay đủ cả 2 mũi, người được tiêm vẫn phải thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm theo khuyến cáo 5K của Bộ Y tế (đeo khẩu trang, thực hiện khử khuẩn, giữ khoảng cách, không tập trung đông người, khai báo y tế). Kết hợp những yếu tố này với nhau, công tác phòng chống dịch Covid-19 của chúng ta sẽ đạt hiệu quả tốt nhất.