Trong vòng 7 ngày, TP.HCM ghi nhận 943 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 19,7% so với trung bình 4 tuần trước.
TP.HCM đang có 3 dịch bệnh truyền nhiễm lưu hành đáng quan tâm là sốt xuất huyết, tay chân miệng và COVID-19. Đáng chú ý, số ca mắc bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng trên địa bàn có xu hướng tăng cao báo động.
Trong tuần 20, từ 13/5 đến 19/5, thêm một người ngụ huyện Củ Chi t.ử v.ong do sốt xuất huyết.
TP.HCM có 7 ca t.ử v.ong do sốt xuất huyết
Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC), trong tuần 20, thành phố có 943 ca bệnh sốt xuất huyết (gồm 596 ca nội trú và 347 ca ngoại trú), tăng 19,7% so với trung bình 4 tuần trước (788 ca). Như vậy, trung bình mỗi ngày, thành phố lại có thêm 134-135 người mắc bệnh.
Số ca mắc sốt xuất huyết tính đến tuần 20 cao hơn nhiều lần so với cùng kỳ năm 2021.
Tổng số ca mắc bệnh từ đầu năm đến nay là 8.481 ca, tăng 28% với cùng kỳ năm 2021 (6.639). Đáng chú ý, số ca sốt xuất huyết nặng là 175, tăng 5,5 lần so với cùng kỳ năm 2021 (26 ca). Số t.ử v.ong tích lũy đến tuần 20 là 7 ca, tăng 5 ca so với cùng kỳ năm 2021.
Những phường xã có số ca bệnh tăng cao so với trung bình 4 tuần trước là phường Tân Thới Hiệp, Thạnh Xuân (quận 12); phường Phú Thạnh, Sơn Kỳ (Tân Phú); xã Xuân Thới Thượng (Hóc Môn).
Trong tuần 20, toàn thành phố ghi nhận 79 ổ dịch sốt xuất huyết mới phát sinh ở 51 phường, xã thuộc 17/22 quận huyện, TP Thủ Đức. Số ổ dịch tích luỹ đến tuần 20 là 446.
HCDC cho biết ngành y tế đã xử lý phun hoá chất, diệt lăng quăng tại các ổ dịch, nhiều điểm nguy cơ.
B.é t.rai bị sốt xuất huyết mức độ nặng, được truyền dịch ở Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM). (Ảnh: Bích Huệ).
Các chuyên gia dịch tễ dự báo cứ theo vòng lặp 4-5 năm thì bệnh sốt xuất huyết Dengue lại gây ra trận dịch lớn.
Năm 2019, trận dịch sốt xuất huyết với số mắc hơn 300.000 ca (riêng TP.HCM khoảng 65.000 ca) gây nhiều khó khăn, tổn thất. ThS.BS Nguyễn Đình Qui, Phó trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 2, dự báo nếu theo đúng chu kỳ, có thể năm 2022 này sẽ bắt đầu một trận dịch sốt xuất huyết.
Ca bệnh tay chân miệng tăng hơn 100%
Số ca mắc tay chân miệng trên địa bàn TP.HCM cũng tăng khá cao, khoảng 882 ca được ghi nhận, tăng 137,1% so với trung bình 4 tuần trước (372 ca). TP.HCM không ghi nhận ca t.ử v.ong do bệnh tay chân miệng.
Những phường xã có số ca bệnh tay chân miệng cao so với trung bình 4 tuần trước là phường Bình Hưng Hòa, Bình Hưng Hòa A (Bình Tân); phường Tân Thành (Tân Phú); xã Phước Kiển (huyện Nhà Bè); phường Thạnh Mỹ Lợi (Khu vực 1 – TP Thủ Đức); phường Phước Long B (Khu vực 2 – TP Thủ Đức ).
ThS.BS Nguyễn Đình Qui dự đoán số ca mắc tay chân miệng trên địa bàn sẽ tiếp tục tăng cao trong 1-2 tuần tiếp theo. Hiện tại, tỷ lệ trẻ bị tay chân miệng nhập viện hầu hết ở mức độ nhẹ, còn mức độ 2B (mức độ nặng) chiếm khoảng 5-6%.
Dịch COVID-19
Mặc dù giai đoạn dịch căng thẳng đã qua, COVID-19 vẫn là mối quan tâm hàng đầu khi TP.HCM bước vào sự bùng phát các bệnh truyền nhiễm.
Trong tuần qua, thành phố có 252 ca bệnh xác định nhiễm SARS-CoV-2 được Bộ Y tế công bố (gồm 107 ca dương tính bằng xét nghiệm rRT-PCR, 145 ca test nhanh kháng nguyên dương tính có yếu tố dịch tễ).
Số ca tích lũy trong đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 (tính từ ngày 29/4/2021) đến ngày 19/5 là 604.816 ca, trong đó có 603.977 ca trong nước (tỷ lệ 99,86%), 839 ca nhập cảnh (tỷ lệ 0,14%).
TP.HCM: Ca sốt xuất huyết nặng tăng 500%
Chiều 19/5, đại diện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết, TP đã ghi nhận 8.248 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó có 175 ca nặng đang được điều trị.
Ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM nhấn mạnh, tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết rất đáng báo động và cần lưu ý, bởi số ca mắc đã tăng 23,3% so với cùng kỳ năm 2021. Đặc biệt, số ca mắc sốt xuất huyết nặng đã tăng cao, lên đến 500%.
Tính đến thời điểm hiện nay, số ca t.ử v.ong do sốt xuất huyết đã là 6 ca, trong khi so với cùng kỳ năm ngoái chỉ 2 ca (cả năm 2021, TP.HCM chỉ ghi nhận 9 ca sốt xuất huyết t.ử v.ong).
Số ca mắc sốt xuất huyết đang tăng nhanh tại TP.HCM.
Ông Nguyễn Hồng Tâm thông tin thêm, để ngăn chặn dịch bệnh sốt xuất huyết bùng phát và hạn chế thấp nhất số ca t.ử v.ong, Thành phố đã thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống. Qua đó, ngành y tế thường xuyên kiểm tra các địa bàn trọng điểm, các địa phương có nguy cơ bùng phát dịch; tập huấn lại cho nhân viên y tế quận, huyện để ngăn ngừa sốt xuất huyết.
“Cái khó của bệnh sốt xuất huyết hiện nay là không có vaccine phòng ngừa, không có thuốc đặc trị. Biện pháp dự phòng vẫn là diệt lăng quăng, diệt muỗi và không cho muỗi chích; không để nước đọng làm phát sinh lăng quăng và muỗi”, ông Nguyễn Hồng Tâm khuyến cáo.
Trước đó, UBND TP.HCM cũng đã có văn bản khẩn gửi đến các đơn vị, quận, huyện về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết trong mùa mưa. Theo đó, UBND TP.HCM yêu cầu các quận, huyện và TP Thủ Đức chỉ đạo quyết liệt các ban, ngành tham gia vào công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết; thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm các cá nhân, đơn vị, tổ chức, chủ các điểm nguy cơ cố tình không thực hiện các hướng dẫn phòng, chống sốt xuất huyết; xây dựng và triển khai kế hoạch “Kiểm soát điểm nguy cơ gây dịch sốt xuất huyết” theo hướng dẫn của ngành y tế.
Song song đó, UBND TP cũng yêu cầu Sở Y tế chỉ đạo hệ thống y tế, bệnh viện, các cơ sở y tế trên địa bàn chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, dịch truyền, m.áu và các chế phẩm của m.áu, phương tiện cấp cứu để tiếp nhận thu dung và điều trị người bệnh kịp thời; tổ chức tập huấn về phòng, chẩn đoán, điều trị sốt xuất huyết Dengue theo hướng dẫn của Bộ Y tế…