Giấc ngủ điều chỉnh đồng hồ sinh học của cơ thể, giúp cho bộ não được nghỉ ngơi, loại trừ stress, tăng cường khả năng tập trung và trí nhớ…
Tư thế duỗi 2 tay, 2 chân thẳng đứng: Giữ nguyên tư thế như ảnh trong 60 giây, sau đó lắc chân trong không khí 30-40 giây. Tư thế này giúp cơ thể thư giãn, loại bỏ độc tố và đ.ánh bại chứng khó ngủ ngay sau đó.
Tư thế chân W: Giữ nguyên tư thế này trong 30-60 giây, sau đó bạn sẽ cảm thấy những mệt mỏi ở chân không còn nữa. Bên cạnh đó, tư thế này còn giúp giảm huyết áp và loại bỏ chứng mất ngủ.
Tư thế ngửa cổ ra phía sau: Làm tư thế trong ảnh và giữ nguyên từ 30-60 giây. Đây là tư thế giúp giảm mệt mỏi mãn tính, tăng sản xuất melatonin, hormone chịu trách nhiệm giúp giấc ngủ ngon hơn.
Tư thế bắt chéo chân, ngửa mặt lên trời: Giữ tư thế này trong 2-3 phút, nếu cảm thấy căng ở hông thì có thể đặt một cái gối bên dưới mỗi đầu gối. Tư thế này giúp giảm huyết áp, làm chậm nhịp tim và giảm đau đầu.
Tư thế co chân, vuông góc với sàn, hướng thẳng lên trần nhà: Dùng tay giữ nguyên chân này trong 1-2 phút, sự căng cơ ở lưng dưới và hông giúp làm giảm căng thẳng và lo lắng.
Tư thế giãn gân: Giữ chân và nâng lên cao cho tới khi cảm thấy căng ở hông. Giữ nguyên vị trí này trong 30-60 giây. Tư thế này giúp giải phóng sự căng thẳng ở lưng dưới, giúp bạn nhanh chóng chìm vào giấc ngủ.
Tư thế chân vuông góc với tường: Tư thế này rất dễ làm và rất hiệu quả, cần giữ nguyên vị trí từ 5-10 phút. Nó giúp chuyển hướng lưu lượng m.áu trong cơ thể, làm dịu hệ thống thần kinh trung ương, giảm mệt mỏi.
Tư thế uốn cong người về phía trước: Uốn cong người trong tư thế này từ 30-60 giây, theo cách này có thể làm dịu hệ thống thần kinh và thư giãn cột sống./.
CTV Vũ Gia/VOV.VN (biên dịch)
Brightside
Giấc ngủ sâu giúp làm giảm lo lắng
Theo một nghiên cứu mới của Đại học California, một đêm ngủ đủ giấc giúp ổn định cảm xúc, trong khi một đêm mất ngủ có thể kích hoạt mức lo lắng của con người lên tới 30%.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học California đã phát hiện ra rằng loại giấc ngủ thích hợp nhất để làm dịu và thiết lập lại một bộ não đầy lo lắng là một giấc ngủ sâu, khi đó trạng thái dao động thần kinh trở nên đồng bộ hóa cao và nhịp tim và huyết áp giảm.
“Chúng tôi đã xác định được một chức năng mới của giấc ngủ sâu, đó là giúp làm giảm sự lo lắng bằng cách tổ chức lại các kết nối trong não”, ông Matthew Walker, giáo sư khoa học thần kinh và tâm lý học cho biết. “Giấc ngủ sâu dường như là một chất ức chế lo âu, miễn là chúng ta ngủ ngon vào mỗi đêm”.
Các phát hiện, được công bố ngày 4/11 trên tạp chí Nature Human Behavior, chỉ ra liên kết rõ ràng nhất giữa giấc ngủ và sự lo lắng cho đến nay. Nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra giấc ngủ như một phương thuốc tự nhiên cho chứng rối loạn lo âu.
“Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng giấc ngủ không đủ sẽ khuếch đại mức độ lo lắng và ngược lại, giấc ngủ sâu giúp làm giảm căng thẳng”, tác giả chính của nghiên cứu Eti Ben Simon, một nghiên cứu sinh tại Trung tâm Khoa học Giấc ngủ Con người Đại học California cho biết.
Trong một loạt các thí nghiệm, Simon và các nhà nghiên cứu đã quét não của 18 thanh niên khi họ xem các video clip khuấy động cảm xúc sau một đêm ngủ say và thêm một lần nữa sau một đêm không ngủ. Mức độ lo âu được đo lường sau mỗi lần thông qua bảng câu hỏi.
Các kết quả cho thấy việc không ngủ khiến bộ phận kiểm soát cảm xúc của não trở nên “mất phanh”, theo giáo sư Walker.
Sau một đêm ngủ đủ giấc, kết quả quét não cho thấy mức độ lo lắng của những người tham gia thí nghiệm đã giảm đáng kể, đặc biệt đối với những người trải qua giấc ngủ sâu.
“Giấc ngủ sâu đã khôi phục cơ chế điều chỉnh cảm xúc của não bộ chúng ta, làm giảm phản ứng cảm xúc và sinh lý cũng như ngăn chặn cảm xúc lo lắng”, Simon nói.
Ngoài việc đo lường mối quan hệ giữa cảm giác lo lắng và giấc ngủ ở 18 người thanh niên ban đầu, các nhà nghiên cứu đã nhân rộng kết quả trong một nghiên cứu của 30 người tham gia khác. Kết quả một lần nữa cho thấy những người ngủ nhiều hơn vào ban đêm có mức độ lo lắng thấp hơn vào ngày hôm sau.
Hơn nữa, ngoài các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm, các nhà nghiên cứu đã thực hiện một nghiên cứu trực tuyến trong đó họ theo dõi 280 người ở mọi lứa t.uổi về mức độ ngủ và mức độ lo lắng của họ thay đổi trong 4 ngày liên tiếp.
Kết quả cho thấy số lượng và chất lượng giấc ngủ mà những người tham gia có được từ đêm này sang đêm khác dự đoán họ sẽ cảm thấy lo lắng như thế nào vào ngày hôm sau. Ngay cả những thay đổi tinh tế hàng đêm trong giấc ngủ cũng ảnh hưởng đến mức độ lo lắng của họ.
“Những người bị rối loạn lo âu thường xuyên có giấc ngủ bị xáo trộn, nhưng hiếm khi việc cải thiện giấc ngủ được coi là một khuyến nghị lâm sàng để làm giảm sự lo lắng”, Simon nói. “Nghiên cứu của chúng tôi không chỉ thiết lập mối liên hệ nhân quả giữa giấc ngủ và sự lo lắng, mà nó còn xác định giấc ngủ sâu là thứ chúng ta cần để làm dịu bộ não”.
Huy Vũ
Theo Science Daily/ngaynay