Củ nghệ rất quen thuộc với mỗi chúng ta. Nghệ được biết có nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt hữu ích cho các bệnh sỏi mật, viêm gan, viêm dạ dày tá tràng…
1.Tác dụng dược lý của nghệ
Nghệ vàng và nghệ đen đã được sử dụng trong Đông y từ lâu đời. Cả 2 loại đều có hoạt tính chống viêm. Thân rễ nghệ vàng và nghệ đen thu hái vào mùa thu đông, cắt bỏ rễ nhỏ, rửa sạch đất cát, thái lát, phơi hoặc sấy khô. Trong Đông y gọi là khương hoàng (nghệ vàng), nga truật (nghệ đen).
Nghệ vàng có tác dụng chống loét dạ dày và rối loạn tiêu hóa. Cao lỏng toàn phần của nghệ vàng có tác dụng giảm cholessterol m.áu, kháng khuẩn kháng nấm.
Nghệ đen có tác dụng kích thích tiêu hóa, tăng cường bài tiết mật, kiện vị bài hơi. Tinh dầu nghệ đen có tác dụng kháng khuẩn.
Nghệ có hoạt tính chống loét dạ dày và rối loạn tiêu hóa
2.Công dụng và liều dùng
Nghệ vàng và nghệ đen đều có vị cay đắng tính ấm, lợi về kinh Can và Tỳ, được dùng để điều trị trong các trường hợp bị đòn ngã tổn thương ứ m.áu, viêm gan, vàng da, viêm dạ dày, mụn nhọt, phong thấp, tay chân đau nhức. Nghệ còn được dùng làm thuốc bổ m.áu cho phụ nữ, chữa bế kinh, tích huyết tử cung sau sinh. Dùng riêng hoặc phối hợp với một số vị thuốc khác trong điều trị táo bón.
Ngày uống 2-6g dưới dạng thuốc bột hoặc thuốc sắc.
Dùng ngoài: nghệ tươi giã nát, lấy nước bôi lên ung nhọt, vết thương ngoài da, tránh để lại sẹo. Các nhà khoa học nước ngoài còn nghiên cứu thấy nghệ đen có khả năng chống ung thư. Ở một số nước, nghệ còn được dùng chữa ho, hỗ trợ điều trị lao phổi.
Kim t.iền thảo phối hợp với nghệ… trong bài thuốc chữa sỏi mật
3.Các bài thuốc từ củ nghệ
3.1 Hỗ trợ chữa viêm gan, suy gan, vàng da
Nghệ 2g, rau má 4g, núc nác 3g, nhân trần 3g, hoàng bá nam 3g, dành dành 2g, nhọ nồi 2g, hậu phác nam (vối rừng) 2g. Nghệ, dành dành, hậu phác nam phơi khô, tán nhỏ, rây bột mịn. Các vị khác nấu thành cao. Trộn đều bột và cao làm viên hoàn. Ngày uống 10g, chia 2 lần.
3.2 Hỗ trợ chữa viêm gan virus cấp tính
Nghệ 12g, nhân trần, bồ công anh, rễ cỏ tranh, mỗi vị 40g, chi tử 16g, đại hoàng sao 12g, hoàng liên 8g. Ngày một thang. Sắc uống trong ngày.
3.3 Chữa sỏi mật, làm mòn sỏi
Kim t.iền thảo 40g, nghệ, mộc hương, nhân trần, chỉ xác, đại hoàng, mỗi vị 12g. Ngày 1 thang. Sắc uống trong ngày.
3.4 Chữa viêm loét dạ dày tá tràng, đau vùng dạ dày, ợ hơi, ợ chua
Nghệ 10g, trần bì 12g, khổ sâm 12g, hương phụ 10g, bồ công anh 10g, ngải cứu 8g. Tất cả phơi khô, tán bột mịn, ngày uống 10-20g, chia 2 lần.
3.5 Chữa bế kinh, tích huyết tử cung sau khi sinh
Nghệ 1 củ nướng, cắt lát, ăn, hoặc nấu xôi nếp ăn.
3.6 Chữa đau bụng kinh
Nghệ 12g, ích mẫu 20g, sinh địa 16g, huyền sâm 16g, địa cốt bì 12g, hoàng liên, đào nhân, hương phụ, thanh bì, mỗi vị 8g. Sắc uống trong ngày.
3.7 Chữa c.hảy m.áu cam, thổ huyết (nôn ra m.áu)
Bột nghệ, ngày uống 4-6g, chia 2 lần chiêu với nước.
3.8 Chữa vết thương mụn nhọt, l.ở l.oét
Bột nghệ vàng 30g, bột rau má 60g, bột phèn phi 10g. Trộn đều, rắc vào nơi tổn thương, ngày 3 lần. Cần đảm bảo nghệ có nguồn gốc rõ ràng, không pha tạp.
Thơm lừng hấp dẫn với cách nướng gà bằng than củi tại nhà
So với cách nướng gà bằng lò vi sóng, cách nướng gà bằng than củi này có những khác biệt nhất định trong khâu chế biến và tấm ướp gia vị đấy. Chúng ta cùng tham khảo qua nhé.
Chuẩn bị nguyên liệu cho cách nướng gà bằng than củi bao gồm:
Thịt gà: 1 con (khoảng 1,5 đến 2,0 kg)
Mật ong: 02 thìa cà phê
Gia vị: nước mắm, bột ngọt, dầu ăn, đường, hạt nêm
Tiêu bắc xay
Tỏi, ớt, sả
Nghệ vàng: 1 củ
(Không cần sử dụng mật ong)
Cách nướng gà bằng than củi thực hiện như sau:
Bước 1: Sơ chế gà
Gà sau khi đã được làm sạch và được xát muối lạo bỏ đi hoàn toàn mùi hôi trên da gà, bạn mổ phanh.
Sau đó bạn ép chặt, bẻ gà về phía lưng để cho phanh hẳn ra.
Lấy dao bạn khía lên thân gà để cho gà dễ dàng ngấm gia vị khi ướp.
Bước 2: Ướp gà
Nghệ vàng bạn rửa sạch, cạo qua lớp vỏ nghệ, giã chắt lấy nước cốt, dùng nước nghệ bạn quét đều lên thân gà cho thân gà có màu vàng đẹp mắt.
Lấy nước mắm ra 1 cái bát nhỏ, thêm đườngdầu ăn và hành, tỏi, sả, ớt, hạt nêm, hạt tiêu đã băm nhuyễn. Khấy đều hỗn hợp này trên cho tan hết gia vị.
Sau đó, bạn đổ hỗn hợp trên lên trên mình gà, dùng tay bạn xoa đều cả hai mặt cho gà được thấm gia vị. Ướp gà trong khoảng thời gian tối thiểu trong thời gian từ 45 phút đến 1 tiếng là được.
Bước 3: Nướng gà
Sau khi gà đã ngấm đều gia vị, cho gà vào vỉ nướng, kẹp chặt gà lại. Nếu không có vỉ nướng thì bạn có thể dùng 2 thanh tre tươi có đường kính khoảng cỡ 3 cm, chẻ đôi, sau đó bạn kẹp gà vào, dùng dây thép bạn quấn chặt lại.
Chuẩn bị bếp than củi, bạn đợi cho lửa hồng đều thì bạn cho gà lên nướng. Một lưu ý khá quan trọng trong cách nướng than củi là bạn không nên để than cháy quá to nhé sẽ làm gà dễ bị cháy bên ngoài mà bên trong vẫn còn sống. Phải quạt đều tay để giữ lửa, đồng thời bạn lật gà liên tục để gà được chín đều. Sau khoảng 2 tiếng 30 phút là món gà của bạn đã chín đều, dậy mùi hấp dẫn.
Để tăng thêm phần hấp dẫn cho món gà nướng của mình, bạn có thể pha chế thêm gia vị chấm riêng dành cho món ăn này bao gồm: muối hạt rang khô, lá chanh thái chỉ nhỏ, thêm chút bột ngọt, hạt tiêu và vắt thêm chanh, ớt.
Đợi đến khi gà đã nguội, bạn chặt gà thành miếng vừa ăn bày ra đĩa cùng với rau ăn kèm là có thể dùng được.
Chúc các bạn thành công với cách nướng gà bằng lò nướng nhé.