8 ca ghép tạng cùng lúc, cứu sống 8 người trong một ngày

Hai nam bệnh nhân bị chấn thương sọ não nặng do tai nạn giao thông, được gia đình hiến tạng, cùng lúc, các bác sĩ Bệnh viện Việt Đức và Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tổ chức nhiều cuộc đại phẫu với 10 bàn mổ, ghép tạng cứu sống 8 người trong 24h.

Những ngày cuối năm 2023, đơn vị tư vấn và điều phối ghép tạng tại Trung tâm ghép tạng, Bệnh viện Việt Đức nhận được thông tin về 2 ca chấn thương sọ não. Đơn vị nhanh chóng có cuộc gặp mặt, chia sẻ với 2 gia đình bệnh nhân N.T.T (25 t.uổi, ở Thái Nguyên) và P.V.G (32 t.uổi, ở Phú Thọ).

Gia đình 2 bệnh nhân thấu hiểu việc hiến tạng có thể cứu sống nhiều cuộc đời khác nên đã quyết định đồng ý hiến mô, tạng.

Sau khi điều trị và hồi sức tích cực, các y bác sĩ đã cố gắng hết sức tìm cơ hội sống cuối cùng cho 2 bệnh nhân nhưng kỳ tích đã không đến với gia đình. Hội đồng đ.ánh giá c.hết não được thành lập, 3 lần test c.hết não, kết quả đều dương tính. Hội đồng và Ban Giám đốc Bệnh viện Việt Đức công bố 2 bệnh nhân đã c.hết não.


Các bác sĩ Bệnh viện Việt Đức đang thực hiện ghép tim cho bệnh nhân.

Hai cuộc đại phẫu được tiến hành liên tiếp trong 24h, nhận 2 tim, 2 gan, 4 thận, 2 tĩnh mạch chủ chậu, 2 khí quản, 4 giác mạc, 11 đoạn gân cùng lúc đó bệnh nhân nhận cũng được chuẩn bị để sẵn sàng ghép tạng.

Cùng với các ca ghép được thực hiện tại Bệnh viện Việt Đức, Trung tâm điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người đã nhanh chóng điều phối 2 giác mạc sang Bệnh viện Mắt Trung ương, 1 gan và 2 giác mạc sang Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

Hai ca ghép tim được thực hiện ở Bệnh viện Việt Đức cách nhau 8h. Từ nguồn tạng hiến, một b.é g.ái 8 t.uổi, 18kg vốn cơ tim giãn, điều trị nội khoa nhiều đợt, suy tim, có chỉ định ghép tim từ 6 tháng trước nhanh chóng được thực hiện ghép tim.

Theo chia sẻ của TS.BS Dương Đức Hùng, Giám đốc Bệnh viện Việt Đức, đây là một trường hợp vô cùng đặc biệt bởi anh trai của b.é g.ái này cũng cùng triệu chứng giãn cơ tim, phụ thuộc thuốc, đã từng được ghép tim cách đây 3 năm. Như vậy cả hai anh em đều được ghép tim tại Bệnh viện Việt Đức.

Điều đáng nói ca ghép này là thách thức trong phẫu thuật, khi đưa trái tim người lớn vào lồng ngực t.rẻ e.m. Tuy nhiên với trình độ, kinh nghiệm, ê kip các bác sĩ đã thực hiện thành công ca ghép tim. Đây là bệnh tim nếu không can thiệp ghép, kỳ vọng sống thấp, trẻ chỉ đến 15 t.uổi là suy tim, đối mặt với t.ử v.ong sớm.


Nhiều bàn mổ được tiến hành song song thực hiện các ca ghép tim, gan, thận.

“Hai trường hợp này đều có gen di truyền về giãn cơ tim. Với người anh khi ghép, bệnh viện đã chủ động khám người em, phát hiện sớm, ngay khi bị suy tim mất bù đã được cán bộ y tế chăm sóc, đã làm đủ các xét nghiệm, chuẩn bị và chờ ghép. 2 bệnh nhân nhỏ t.uổi tiếp tục được theo dõi, điều trị tại đây. Cậu anh có cuộc sống gần như người bình thường trong 3 năm qua và hi vọng cô em cũng được như vậy”, BS Hùng chia sẻ thêm.

Trái tim thứ hai cũng được êkip ghép cho bệnh nhân nam 65 t.uổi, nhiều lần điều trị nội khoa cao huyết áp, tiểu đường, quả tim thiếu m.áu lâu này khiến chức năng tim tồi dù đã đặt máy. Theo các bác sĩ tim mạch, nếu không có can thiệp chắc chắn bệnh nhân suy tim, nguy cơ t.ử v.ong cao nên có chỉ định ghép. Vì bệnh nhân nhiều bệnh nền nên sau ghép phải hỗ trợ máy móc rất nhiều, hiện đã hồi phục.

Một trong nhưng ca ghép trong lần này khiến nhiều bác sĩ căng não, chính là ca ghép gan cho người đàn ông 62 t.uổi. PGS.TS Nguyễn Quang Nghĩa, Giám đốc Trung tâm Ghép tạng, Bệnh viện Việt Đức cho biết, bệnh nhân này được phát hiện với nhiều khối u với kích thước lớn. Chính vì vậy, bằng kỹ thuật mới, các bác sĩ đã xử trí để kiểm soát, làm xẹp khối u, từ đó mới thực hiện ghép gan. Đáng mừng là kết quả bệnh nhân hoàn toàn khỏe mạnh.

Từ tạng hiến của bệnh nhân N.T.T (25 t.uổi, Thái Nguyên) và P.V.G (32 t.uổi, Phú Thọ) đã hồi sinh sự sống cho 8 người. Trong đó, có 2 bệnh nhận được ghép tim, 2 bệnh nhân được ghép gan và 4 bệnh nhân được ghép thận.

“Cả 8 ca ghép đều có kết quả rất tốt”, BS Nghĩa chia sẻ thêm.


TS.BS Dương Đức Hùng, Giám đốc Bệnh viện Việt Đức chia sẻ với phóng viên về 8 ca ghép tạng trong 24h.

PGS.TS Đồng Văn Hệ, Giám đốc Trung tâm điều phối ghép tạng chia sẻ, chỉ trong thời gian ngắn, bệnh viện nhận được sự đồng tình hiến tạng người thân c.hết não của 5 gia đình, trong đó có 2 gia đình đạt đủ các điều kiện. Có được điều này chính là nhờ sự thay đổi chính sách tại bệnh viện này.
Nói thêm về điều này, Giám đốc Bệnh viện Việt Đức cho biết, với một người c.hết não, nếu gia đình cho tạng, thì sẽ cứu được nhiều người mắc bệnh mạn tính. Tuy nhiên, nhu cầu lớn nhưng thực tế hiến tạng sau c.hết não không nhiều.

“Làm sao để tăng tỷ lệ người đồng thuận cho tạng khi đã c.hết não? Là câu hỏi khiến chúng tôi quyết định ngồi lại với nhau và đưa quy định giao cho bác sĩ phòng hồi sức, phẫu thuật cùng của trung tâm điều phối hiếm ghép mô tạng tổ chức buổi giải thích, vận động cho người nhà có người thân c.hết não…. Và điều bất ngờ là rất nhiều người nghe và bắt đầu có kết quả. Chính sự chấp thuận của 2 gia đình hiến tạng sau c.hết não vừa qua đã giúp nhiều người được nhận tạng hồi sinh sự sống. Đây là minh chứng khi sự thay đổi nhận thức về hiến tạng ở những người c.hết não. Hi vọng thời gian tới nhiều gia đình đồng thuận để nhiều người được cứu sống”, TS Dương Đức Hùng chia sẻ.

Tính từ thời điểm năm 2010 đến nay, Bệnh viện Việt Đức đã thực hiện được 59 ca ghép tim, 88 ca ghép gan, 185 ca ghép thận và nhiều ca ghép mô khác. Ghép mô, tạng là một trong những thành tựu quan trọng của ngành y tế trong việc chữa bệnh, đặc biệt đối với các bệnh nhân mắc bệnh mạn tính, hiểm nghèo do các mô, tạng bị suy giảm chức năng và không hồi phục được như: suy thận mãn, gan, tim, tuỷ, hỏng giác mạc… Việc thực hiện thành công các ca ghép tạng từ người cho c.hết não mở ra cơ hội có cuộc đời mới cho nhiều bệnh nhân đồng thời thúc đẩy sự phát triển ghép tạng của ngành Y tế Việt Nam.

Sai lầm của người tăng huyết áp khiến bác sĩ lo nhất

Tăng huyết áp là một bệnh mạn tính, biến chứng nguy hiểm nhưng bệnh nhân còn chủ quan, thậm chí tự ý bỏ điều trị, không theo chỉ định của bác sĩ.

Biến chứng nguy hiểm

Tiến sĩ, bác sĩ Trần Hòa – Phó trưởng khoa Can thiệp tim mạch, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết, tăng huyết áp bị coi là “kẻ g.iết n.gười thầm lặng”, gây ra nhiều biến cố sức khỏe. Các biến chứng hay gặp nhất như:

Biến chứng thần kinh: Người bệnh tăng huyết áp dễ gặp biến chứng thần kinh như đột quỵ. Dù được cứu sống, di chứng sức khỏe có thể vẫn nặng nề.

Biến chứng thị lực: Tăng huyết áp còn ảnh hưởng đến võng mạc, gây mù lòa.

Biến chứng tim mạch: Tăng huyết áp gây suy tim và các bệnh mạch vành gây nhồi m.áu cơ tim; gây phình động mạch chủ, vỡ động mạch chủ; xơ vữa mạch cảnh, động mạch ở chân gây viêm, tắc mạch, hoại tử, loét chân.

Biến chứng lên thận: Tăng huyết áp là nguyên nhân chính gây suy thận sớm. Áp lực của m.áu ép lên thành mạch m.áu vượt quá ngưỡng bình thường khi m.áu lưu thông trong cơ thể, trong đó có thận. Tăng huyết áp phá hủy, tổn thương các mạch m.áu của thận, phá hủy các nhu mô thận, cuối cùng dẫn tới suy thận mạn.

Ngoài ra, tăng huyết áp gây ra nhiều bệnh lý trầm trọng khác. Đặc biệt, người có thêm các yếu tố như lười vận động, đái tháo đường, béo phì… càng dễ gặp biến chứng nguy hiểm.


Đo huyết áp để phát hiện sớm bệnh lý tăng huyết áp. Ảnh: Freepik.

3 nguyên tắc cần nhớ

Theo bác sĩ Hòa, tăng huyết áp là “kẻ g.iết n.gười thầm lặng” nhưng dễ chẩn đoán. Bệnh nhân chỉ cần đo huyết áp là biết được mình có bị vấn đề này không.

Hiện nay, số người tăng huyết áp được điều trị chưa tới một nửa số bệnh nhân. Người bệnh cần đạt được huyết áp mục tiêu 140/90 mmHg. Với người mắc bệnh đái tháo đường, suy thận thì huyết áp mục tiêu là 130/80 mmHg.

Bác sĩ Hòa nhấn mạnh, sai lầm phổ biến nhất ở người tăng huyết áp là khi điều trị ổn định, bệnh nhân coi như khỏi bệnh và ngưng chữa. Trên thực tế, bệnh nhân cần tuân thủ điều trị đến suốt đời.

Ngoài dùng thuốc, bệnh nhân nên thay đổi lối sống theo 3 nguyên tắc:

– Hạn chế tối đa muối trong bữa ăn.

– Kiểm soát cân nặng.

– Tập luyện thể dục mỗi ngày.

Nếu thực hiện đúng, bệnh nhân không dùng thuốc có thể giảm được 50% bệnh.

Nếu đã điều trị nhưng chỉ số huyết áp không về được mục tiêu, bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế khám và nhận lại tư vấn. Nguyên nhân điều trị tăng huyết áp không thành công có thể do thuốc huyết áp không phù hợp cần thay thuốc khác. Có bệnh nhân chỉ cần uống 1 thuốc nhưng cũng có trường hợp cần kết hợp nhiều thuốc khác nhau.

Một số người tăng huyết áp do hẹp động mạch thận, u tuyến thượng thận, thuốc ngừa thai, cường giáp… cần điều trị đúng nguyên nhân trước, huyết áp sẽ được cải thiện.

Người trưởng thành trên 25 t.uổi cần đo huyết áp thường xuyên. Người bệnh tăng huyết áp cần đo ít nhất 1 tuần/lần, giữ liên lạc với bác sĩ điều trị.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *