8 cách tăng cường hệ miễn dịch không cần tốn t.iền mua thuốc bổ

Hệ miễn dịch hoạt động tối ưu sẽ giúp chúng ta có sức khỏe ổn định, giảm nguy cơ mắc bệnh.

Để có được điều đó, không nhất thiết phải tốn kém mua các loại thuốc bổ hay thực phẩm chức năng.

Hệ miễn dịch (Immune System) là một hệ thống được tạo thành từ mạng lưới các tế bào đặc biệt, protein, mô và cơ quan. Mạng lưới này phối hợp chặt chẽ với nhau, thúc đẩy nhau để bảo vệ cơ thể người chống lại vi trùng, vi sinh vật có hại và các loại bệnh tật – Ảnh: CHIROECO

Bảo vệ và tăng cường hệ miễn dịch khỏe mạnh là một vấn đề quan trọng đối với tất cả chúng ta. Bởi lẽ, hệ miễn dịch chính là “tuyến phòng thủ” của cơ thể chống lại n.hiễm t.rùng và bệnh tật. Nó hoạt động để chống lại mọi thứ từ vi rút gây cảm lạnh thông thường đến các tình trạng sức khỏe nghiêm trọng như ung thư.

Hệ miễn dịch càng khỏe thì càng giảm thiểu khả năng mắc các bệnh. Theo các chuyên gia dinh dưỡng và miễn dịch học, con người có thể đảm bảo để hệ miễn dịch hoạt động một cách tối ưu thông qua dinh dưỡng và tập luyện. Chỉ cần ghi nhớ 8 điều nhỏ dưới đây thì hệ miễn dịch sẽ luôn khỏe mạnh mà không cần tốn t.iền cho bất kỳ loại thuốc bổ trợ nào.

1. Tập trung tiêu thụ chất chống oxy hóa

Bổ sung dinh dưỡng, bảo vệ đường ruột cùng hệ tiêu hóa là điều rất quan trọng để có hệ miễn dịch khỏe mạnh – Ảnh: GETTY

Dinh dưỡng rất cần thiết cho chức năng miễn dịch. Chúng giúp thúc đẩy việc tạo ra các tế bào bạch cầu và kháng thể chống lại bệnh tật. Bởi vậy cần ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, phong phú ở tất cả các nhóm vitamin. Đặc biệt là các chất chống oxy hóa trong thực phẩm giúp bảo vệ tế bào của chúng ta bằng cách vô hiệu hóa các chất có hại tiềm ẩn xâm nhập vào cơ thể chúng ta.

Hầu hết các loại rau xanh và trái cây đều là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa tốt.

2. Ăn thực phẩm lên men

Viêm, cúm, sốt là một dấu hiệu cho thấy hệ thống miễn dịch đang hoạt động để cố gắng khôi phục cơ thể quay về trạng thái cân bằng. Và khi đó, cơ thể chúng ta cần những vi khuẩn hữu ích để cân bằng vi khuẩn trong ruột và góp phần ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm.

Vì thế, ăn các loại thực phẩm chứa probiotic có lợi cho đường ruột, ví dụ sữa chua, là một cách tốt để hỗ trợ hệ thống miễn dịch.

3. Thay đổi nguồn vitamin C của bạn

Vitamin C là thành phần quan trọng của các tế bào bạch cầu và chúng đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch, giúp chống lại n.hiễm t.rùng. Có rất nhiều nguồn thực phẩm chứa nhiều vitamin C mà không phải chỉ trong cam quýt như súp lơ, ớt chuông, bông cải xanh, quả kiwi…

Hãy tìm nguồn cung cấp vitamin C ngoài cam quýt và ăn chúng để thay đổi khẩu vị và bổ sung thêm nhiều vitamin C.

4. Bổ sung kẽm

Ảnh: nutritionadvance.com

Kẽm có vai trò rất lớn với hệ thống miễn dịch. Thiếu kẽm có thể ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch bẩm sinh và thích ứng của chúng ta.

Ví dụ: tế bào lympho đóng vai trò quan trọng trong khả năng miễn dịch. Nó là một loại tế bào bạch cầu chính trong hệ miễn dịch của cơ thể, có chức năng chống n.hiễm t.rùng do vi khuẩn, vi rút hoặc nấm. Hoạt động của tế bào này có tốt hay không phụ thuộc vào lượng kẽm trong cơ thể có thích hợp hay không.

Một số thực phẩm như thịt bò, ngũ cốc, động vật có vỏ, hạt và các loại đậu là những nguồn cung cấp kẽm dồi dào.

5. Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục thường xuyên được chứng minh là giúp giảm căng thẳng, cải thiện hoạt động của hệ thống miễn dịch và làm chậm quá trình lão hóa – Ảnh: AFP

Hệ miễn dịch có xu hướng yếu đi theo t.uổi tác. Khi chúng ta già đi, không chỉ có ít tế bào miễn dịch hơn mà những tế bào này cũng không liên kết với nhau nữa. Điều đó có nghĩa là chúng mất nhiều thời gian hơn để phản ứng với vi trùng có hại và trở nên kém hiệu quả hơn trong việc chống n.hiễm t.rùng và bệnh tật.

Không có bất kỳ loại thuốc bổ trợ hay thực phẩm chức năng nào hoặc một loại thực phẩm hữu cơ nào để tăng cường hệ thống miễn dịch giống như khi còn trẻ khỏe.

Bởi vậy, điều tốt nhất chúng ta có thể làm là cố gắng chăm sóc bản thân, ăn uống đầy đủ và tập thể dục thường xuyên để hệ miễn dịch có cơ hội tốt nhất hoạt động tốt. Tác dụng lớn của tập luyện thể dục thể thao là giữ sức khỏe tốt, làm chậm lại sự khởi phát của các rối loạn chức năng liên quan đến t.uổi tác.

6. Giảm thiểu mức độ căng thẳng

Ảnh: AFP

Cuộc sống hiện đại có rất nhiều yếu tố gây căng thẳng nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. Nhưng chúng ta có thể áp dụng nhiều phương thức để quản lý mức độ căng thẳng ấy, như thiền định, tập yoga, đọc sách, nghe nhạc.

Khả năng miễn dịch và sức khỏe tâm thần có mối quan hệ hai chiều, bổ trợ cho nhau. Giảm căng thẳng cũng sẽ hỗ trợ một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.

7. Ngừng uống rượu bia và t.huốc l.á

Ảnh: AFP

Hút t.huốc l.á gây hại cho hệ thống miễn dịch và có thể làm cho cơ thể giảm khả năng chống lại bệnh tật. Hút thuốc cũng được biết là làm tổn hại đến trạng thái cân bằng của hệ thống miễn dịch, làm tăng nguy cơ mắc một số rối loạn miễn dịch và tự miễn dịch.

Khi mất cân bằng, hệ thống miễn dịch có thể tấn công nhầm vào các tế bào và mô khỏe mạnh của cơ thể.

8. Ngủ ngon và ngủ đủ giấc

Giấc ngủ và khả năng miễn dịch có mối quan hệ hai chiều. Phản ứng miễn dịch của cơ thể tốt có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Ngược lại, thiếu ngủ khiến cơ thể sản xuất nhiều hormone căng thẳng cortisol hơn.

Một giấc ngủ ngon sẽ giúp tinh thần thoải mái, giảm căng thẳng, từ đó có thể tăng cường hệ thống miễn dịch.

Bác sĩ chỉ dẫn nên uống thuốc bổ vào giờ nào là tốt nhất

Đối với thuốc chữa bệnh, thời điểm uống rất quan trọng. Và ngay cả với thuốc bổ, thời điểm uống cũng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe.

Đặc biệt, một số loại thuốc bổ có thể gây mất ngủ.

Sau đây, tiến sĩ, bác sĩ Jacob Hascalovici, đồng sáng lập và giám đốc y tế tại Clearing, sẽ chỉ dẫn nên uống “thuốc bổ” vào giờ nào là tốt nhất.

Một số loại thuốc bổ có thể gây buồn ngủ. Ảnh MINH HỌA: SHUTTERSTOCK

Tiến sĩ Hascalovici giải thích: Một số loại thuốc bổ có thể gây buồn ngủ, nhưng một số lại gây lo lắng hoặc tỉnh táo hơn.

Đó là lý do cần phải hỏi bác sĩ về thời điểm tốt nhất trong ngày để uống thuốc. Cũng nên hỏi liệu uống chung nhiều loại có thể gây ra tác dụng phụ hay không.

Sau đây là thời điểm tốt nhất để uống một số loại “thuốc bổ”:

Glucosamine và sụn cá mập

Tiến sĩ Hascalovici nói: Một số người uống chung glucosamine và sụn cá mập để giảm đau và viêm khớp.

Cả hai chất bổ sung đều là thành phần của sụn, và có thể giúp làm chậm quá trình thoái hóa sụn ở khớp.

Tuy nhiên, một tác dụng phụ của các chất bổ sung này có thể là mất ngủ, cũng như đau đầu khiến khó ngủ.

Vì vậy, tốt nhất nên uống vào buổi sáng, theo MSN.

Hãy nhớ uống vitamin tổng hợp vào buổi sáng. Ảnh SHUTTERSTOCK

Vitamin tổng hợp

Tiến sĩ Hascalovici cho biết, nhiều người uống một loại vitamin tổng hợp nào đó.

Tuy nhiên, các loại vitamin tổng hợp không giống nhau. Một số loại chứa caffeine, trà xanh hoặc các chất có tác dụng tăng cường năng lượng và sự tỉnh táo. Vì vậy, không nên uống trước khi đi ngủ.

Hãy nhớ uống vitamin tổng hợp vào buổi sáng.

Sâm

Tiến sĩ Hascalovici nói, sâm thường được ca ngợi là một chất bổ sung để kiểm soát lo lắng và căng thẳng, sâm có thể giúp bệnh nhân bị viêm, kiểm soát cơn đau để ngủ.

Tuy nhiên, đối với nhiều người, sâm có thể góp phần gây ra chứng mất ngủ, vì nó có tác dụng giúp tỉnh táo, tập trung và tràn đầy năng lượng.

Vì vậy, nên uống sâm sớm trong ngày, theo MSN.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *