8 cách xử trí bỏng để ngăn ngừa sẹo

Bỏng là một tai nạn thường hay gặp trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Với bỏng độ 1 và độ 2, diện tích bỏng không lớn, nhiều khi người bị bỏng có thể tự chữa lành ở nhà.

Bỏng thế nào có thể điều trị tại nhà?

Đầu tiên, bạn cần xác định mình bị bỏng ở cấp độ nào và xem liệu có nên sử dụng cách chữa bỏng tại nhà hay không. Các vết bỏng được phân loại tùy theo mức độ nghiêm trọng:

Bỏng cấp độ 1: Da bị đỏ, sưng nhẹ và không bị phồng rộp hay xuất hiện biến chứng nguy hiểm, ít có nguy cơ để lại sẹo trên da.

Bỏng cấp độ 2: Da bị phồng rộp và dày lên do ảnh hưởng trực tiếp đến lớp mô da bên trong.

Bỏng cấp độ 3: Da bị tổn thương sâu vào lớp bên trong, đồng thời có những tác động lên dây thần kinh khiến tê liệt dây thần kinh. Vùng da bị bỏng thường có màu trắng, xám hoặc đen.

Bỏng cấp độ 4: Đây là cấp độ nguy hiểm nhất, gây ra những tổn thương ăn sâu vào đến tận gân và xương.

Bỏng độ 3 và độ 4 là các mức độ nghiêm trọng và bạn chỉ nên điều trị tại bệnh viện. Đa số tình trạng bỏng độ 1 và độ 2 với vết bỏng có đường kính nhỏ hơn 2,5cm có thể được điều trị tại nhà.

Cách xử trí vết bỏng để ngăn ngừa sẹo

Tạo ra mô sẹo là sản phẩm phụ của quá trình chữa lành các vết thương. Collagen, được tìm thấy trong lớp hạ bì của da, là thành phần chính của mô mới này. Với sự chăm sóc thích hợp, có thể rút ngắn đáng kể quá trình chữa lành và giảm sự hình thành của sẹo. Sau đây là cách xử trí đúng với những vết bỏng có thể điều trị tại nhà:

Rửa sạch vết thương

Nước mát có tác dụng làm giảm hoặc dứt cơn đau, đồng thời ngăn ngừa tổn thương ăn sâu vào da. Do đó, điều đầu tiên bạn nên làm khi gặp vết bỏng nhẹ chính là để vết thương dưới vòi nước lạnh trong khoảng 20 phút. Sau đó, bạn có thể rửa lại vùng da bị bỏng bằng xà phòng dịu nhẹ và nước. Việc này sẽ ngăn tình trạng n.hiễm t.rùng phát triển, bởi đây là một trong số những yếu tố cản trở quá trình phục hồi thương tổn.

Ngay khi bị bỏng nên rửa vết bỏng dưới vòi nước mát khoảng 20 phút.

Bôi kem kháng sinh và phủ băng dính

Khi những nốt phồng rộp từ vết bỏng bị hở hoặc vỡ, bạn có thể dùng các loại kem hoặc thuốc mỡ kháng sinh nhằm ngăn ngừa n.hiễm t.rùng và giúp da mau lành hơn. Một số loại thuốc như bacitracin hay neosporin thường sử dụng để bôi lên vùng da bị ảnh hưởng, sau đó dùng băng gạc vô trùng để che lại.

Làm căng da

Nên kéo giãn da, đặc biệt nếu vết thương nằm ở những vùng cơ thể như lòng bàn tay hoặc ngón tay, các khớp. Hãy nhớ rằng vùng da bị bỏng có thể bị co lại gây hạn chế cử động. Bạn có thể kéo căng da 10 lần mỗi ngày, mỗi lần 1 phút.

Đừng làm vỡ vết phồng rộp

Đây là một trong những mẹo quan trọng để ngăn ngừa sẹo. Các nốt phồng rộp xuất hiện giống như một lớp chất lỏng có tác dụng ngăn nhiệt bên ngoài tác động tới vùng mô bên trong nhằm hạn chế vết bỏng lan rộng và sâu hơn. Nốt phỏng có tác dụng bảo vệ vùng da bị bỏng trong suốt một thời gian dài.

Bởi vì khi bị bỏng, nhiệt độ cao từ tác nhân gây bỏng đã làm cho lớp da phía trên cùng bị c.hết hoàn toàn. Còn lớp da phía dưới thì quá non nớt và dễ bị nhiễm khuẩn khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài quá sớm.Vì thế không làm vỡ vết phồng rộp trước khi nó tự xẹp.

Tránh n.hiễm t.rùng

Nếu bạn phát hiện bất kỳ dấu hiệu n.hiễm t.rùng nào, hãy đến gặp bác sĩ ngay. Điều trị n.hiễm t.rùng ở giai đoạn đầu là rất quan trọng vì nó có thể kéo dài quá trình chữa lành và góp phần hình thành mô sẹo. Bất kỳ vết đỏ, sưng, đau hoặc có mủ ở vết thương hoặc xung quanh vết thương là dấu hiệu của n.hiễm t.rùng. Đặc biệt nếu có sốt.

Tránh ánh mặt trời

Da bỏng rất nhạy cảm nên bạn cần tránh nắng trong quá trình chữa lành. Điều này kéo dài khoảng 6 tháng. Tuy nhiên, nếu bạn cần đi ra ngoài, hãy nhớ thoa một ít kem chống nắng. Nếu bạn cần ở bên ngoài lâu hơn, hãy lặp lại quá trình này một vài lần.

Mát-xa

Mát xa khi vùng tổn thương bất đầu lành sẽ giúp phá vỡ collagen dẫn đến hình thành mô sẹo. Tuy nhiên, không mát xa quá nhiều vì có thể làm xây xước và vết thương tái phát, tăng khả năng hình thành mô sẹo và kéo dài thời gian hồi phục. Chỉ nên xoa nhẹ nhàng một vài lần trong ngày theo chuyển động tròn trong khoảng 15-30 giây mỗi lần.

Sử dụng mật ong

Mật ong được coi là dược liệu để điều trị vết thương bỏng. Mật ong giúp loại bỏ mọi n.hiễm t.rùng và bảo vệ vết thương khỏi bất kỳ n.hiễm t.rùng nào. Nó cũng kích thích sự phát triển của mô mới, rút ngắn thời gian phục hồi.

Lưu ý

Trên đây là các cách ngăn vết bỏng không để lại sẹo thực hiện tại nhà. Các biện pháp tại nhà chỉ áp dụng cho vết bỏng độ một và độ hai. Trong trường hợp bỏng độ ba, bạn cần đến bệnh viện để được điều trị đúng cách. Với việc điều trị phù hợp, sẽ rút ngắn quá trình hồi phục vết thương cũng như ngăn ngừa sự hình thành của các mô sẹo.

Ngâm chân kết hợp day bấm điểm này mỗi tối mùa đông, bạn có trong tay liệu pháp dưỡng sinh khỏe trong đẹp ngoài không làm thì quá phí

Chuyên gia tiết lộ nếu chỉ ngâm chân thôi mà không tác động đến điểm vàng này thì hiệu quả đạt được sẽ kém hơn hẳn.

Ngâm chân kết hợp massage gan bàn chân mỗi tối trời lạnh không chỉ giúp ngủ ngon, giải tỏa stress…

Khi thời tiết chuyển sang mùa lạnh, ấy cũng là lúc hệ miễn dịch dễ bị suy yếu. Thật tuyệt vời nếu như bạn có sẵn trong tay một số liệu pháp dưỡng sinh tự nhiên, có thể làm ngay tại nhà để trở nên khỏe mạnh hơn. Ngâm chân là việc làm đơn giản nhưng có thể giúp bạn làm được điều đó. Nhưng ngâm chân thôi chưa đủ, kết hợp thêm massage chân thì hiệu quả đạt được càng cao hơn.

Để ngâm chân kết hợp massage chân hiệu quả, bạn cần thực hiện như sau:

Chuẩn bị:

– Một thau nước nóng đảm bảo ngập 2 bàn chân ở nhiệt độ nóng vừa phải.

– Có thể bổ sung thêm gừng hoặc tinh dầu hoa oải hương để được thư giãn hơn.

Cách làm:

– Ngâm chân vào nước nóng khoảng 15 phút.

– Tiến hành massage chân 15 phút. Bắt đầu xoa bóp ngón chân cái để tăng cường sức khỏe phổi và não, xoa bóp tiếp 3 ngón chân tiếp theo để giảm đau.

Thực hiện đều đặn mỗi tối mùa đông sẽ giúp bạn cải thiện giấc ngủ, ngủ ngon và sâu hơn, cải thiện sự tiết mồ hôi, lưu thông m.áu tốt hơn, thư giãn cơ bắp, cải thiện ham muốn t.ình d.ục, giải tỏa stress, từ đó sức khỏe làn da cũng được cải thiện, trở nên căng hồng, tràn đầy sức sống.

Vào mùa đông, chúng ta rất dễ bị lạnh bàn chân nhưng đồng thời cũng trở nên lười biếng với việc massage, ngâm chân trong nước hơn. Bàn chân bị lạnh nếu không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến phổi, làm suy hô hấp. Do đó, để phòng chống những căn bệnh nguy hiểm này, bạn cần tránh để chân bị lạnh. Đồng thời, để tăng sức mạnh cho cơ thể vào mùa đông, giải pháp massage chân là điều không thể thiếu.

Ngâm chân kết hợp massage chân vào mỗi tối trời lạnh – Liệu pháp dưỡng sinh giúp bạn khỏe mạnh mỗi ngày

Cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội) khẳng định, lòng bàn chân có nhiều dây thần kinh kết nối đến các bộ phận khác nhau trong cơ thể. Nói cách khác, mỗi vị trí trên cơ thể đều liên quan đến lòng bàn chân. Do đó, massage chân đúng cách có thể giúp bạn cải thiện lưu thông m.áu trong cơ thể, hỗ trợ chữa đau đầu, đau nửa đầu, hạ huyết áp, ngăn chặn đau chân khi có chấn thương khu vực này và cả chuyện tăng cường ham muốn t.ình d.ục, bạn sẽ ngủ ngon và da dẻ cũng căng mịn, hồng hào hơn…

Theo lương y Bùi Hồng Minh, mỗi cơ quan trong cơ thể con người đều có những vùng đại diện ở hai bên chân. Bàn chân trái ứng với nửa người bên trái, bao gồm mắt trái, nửa đầu trái, thận trái, h.ậu m.ôn, tim…, bàn chân phải tương ứng với nửa người bên phải, bao gồm mắt phải, thận phải, gan, mật, ruột thừa… Do đó, khi tác động đến gan bàn chân mỗi bên đồng nghĩa với việc tác động đến những bộ phận tương ứng của khu vực đó.

Trong Y học cổ truyền, bàn chân có mối liên hệ vô cùng mật thiết với lục phủ ngũ tạng. Ví dụ như mu ngón chân út có liên quan đến bàng quang, mu ngón chân thứ hai liên quan đến dạ dày, ngón chân thứ tư liên quan đến gan, ngón chân cái liên quan đến gan và tì, lòng bàn chân đặc biệt có mối liên hệ với sức khỏe của thận.

“Nguyên nhân là ở bàn chân có gan bàn chân. Lá gan bàn chân rất quan trọng. Lá gan này có khỏe mạnh thì cơ thể chúng ta mới khỏe mạnh và ngược lại. Đó là lý do vì sao người ta nói chỉ cần massage bàn chân là không cần xoa bóp, bấm huyệt tại những khu vực khác trên cơ thể nhưng vẫn đem lại hiệu quả chữa bệnh nhất định”, lương y Bùi Hồng Minh nói.

Vào mùa đông, do ảnh hưởng của thời tiết lạnh, sự lưu thông m.áu đến cơ thể kém. Đó là chưa kể hiện tượng chân tay bị lạnh trở nên phổ biến hơn. Khi chân bị lạnh sẽ gây ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể theo hệ thống kết nối mật thiết lục phủ ngũ tạng. Vì vậy, việc ngâm chân kết hợp massage chân có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Để ngâm chân kết hợp massage, chuyên gia lưu ý thêm nên massage vào buổi tối trước khi đi ngủ để đạt hiệu quả tốt nhất. Khi massage chân, ngoài việc ấn tay, khuỷu tay, gót chân… vào những đầu ngón chân, bạn nên sử dụng lòng bàn tay xát mạnh, xoa tròn lòng bàn chân. Lấy ngón cái bàn chân trái massage cho bàn chân phải và làm ngược lại, hoặc có thể tận dụng chân ghế, chân bàn để massage bàn chân khi bạn cảm thấy đau nhức ngay tại nơi làm việc.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *