Táo bón, khó ngủ, hôi miệng hay những thay đổi bất thường trên da… là những dấu hiệu cảnh bảo cơ thể bạn đang nhiều độc tố.
Táo bón: Khi ăn, chúng ta vô tình tiêu thụ nhiều hóa chất đi kèm thực phẩm như: chất bảo quản, chất tạo màu, tạo hương vị. Lúc này, ruột được giao nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn phải đối mặt với các chất độc. Do ruột không thể hoàn thành “nhiệm vụ”, nên lượng bã trong cơ thể sẽ bị tích lũy, gây độc cho cơ thể và là nguyên nhân của bệnh đau dạ dày hay táo bón.
Bối rối, khó tập trung: Nếu một ngày bạn cảm thấy bịchóng mặt, bối rối và không thể tập trung thì đó là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang chứa quá nhiều độc tố. Những độc tố này gây ra một loạt các phản ứng làm khô các vitamin và khoáng chất trong cơ thể khiến trung tâm thần kinh hoạt bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Mùi cơ thể: Mặc dù đã tắm rửa sạch sẽ, khử mùi và dùng nước hoa nhưng cơ thể bạn vẫn thoáng lên mùi khó chịu thì hãy cảnh giác, bởi đây là biểu hiện cho thấy cơ thế bạn đang bị nhiễm nhiều độc tố. Nguyên nhân là do những độc tố này khi vào đường tiêu hóa sẽ tạo ra khí và mùi hôi. Quá trình đào thải những cặn bã này ra khỏi cơ thể qua lỗ chân lông sẽ khiến cơ thể bạn có mùi rất khó chịu.
Bất thường trên da: Da là cơ quan lớn nhất cơ thể và cũng là nơi dễ bị nhiễm độc nhất. Hàng ngày, ngoài ô nhiễm khói bụi, làn da của chúng ta cũng vô tình bị nhiễm độc thông qua các hóa chất có trong dầu gội, dầu xả, sữa tắm, xà phòng hay kem dưỡng da. Việc tiếp xúc quá nhiều với các hóa chất trên có thể gây ra tình trạng phát ban, mụn trứng cá hay bệnh chàm.
Khó ngủ: Tích tụ quá nhiều độc tố trong cơ thể sẽ khiến bạn bị kiệt sức và ảnh hưởng tới giấc ngủ. Lúc này, một lượng lớn chất độc có trong cơ thể sẽ khiến nồng độ hormone cortisol có tác dụng kiểm soát giấc ngủ bị mất đi vai trò của mình, từ đó khiến bạn khó chìm sâu vào giấc ngủ hơn.
Hôi miệng: Hôi miệng là triệu chứng cho thấy bạn đang gặp vấn đề về tiêu hóa. Việc này xảy ra khi hệ tiêu hóa đang phải “vật lộn” để tiêu hóa hết lượng thức ăn trong cơ thể. Mặt khác, việc gan phải hoạt động hết công suất để loại bỏ hết độc tố đang tích lũy trong cơ thể cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng hôi miệng.
Móng chân/tay dễ gãy: Móng chân/tay có màu tối bất thường thể hiện nó đang chứa khá nhiều vi khuẩn hay nấm, là trung tâm của nhiều dịch bệnh. Móng chân/tay bị nhiễm độc, chứa nhiều vi khuẩn sẽ thiếu sức sống, yếu và dễ gãy hơn bình thường rất nhiều.
Rụng tóc nhiều: Rụng tóc vốn là vấn đề sinh lý binh thường ở nhiều người. Nhưng sẽ là vấn đề nếu tóc bạn rụng ngày càng nhiều. Theo các chuyên gia, khi tóc tiếp xúc với quá nhiều khói bụi, chất hóa học như chì, asen, khói thuốc sẽ bị yếu và dễ gãy rụng hơn bình thường.
Nguồn: Brightside/VTC
Dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn tích tụ nhiều độc tố
Rụng tóc, khó ngủ, hôi miệng, sạm da… cảnh báo độc tố đang tích tụ trong cơ thể bạn.
Rụng tóc
Rụng tóc nhiều có thể do cơ thể đang tồn lưu chất độc hại như asen, chì – vốn có trong các chất bên ngoài môi truờng; và chất tali ở khói t.huốc l.á.
Hơi thở có mùi hôi
Hôi miệng thường là triệu chứng của các vấn đề tiêu hóa. Đây cũng là dấu hiệu khi gan đang làm việc hết mức để thải độc tố tích lũy trong cơ thể.
Tăng cân
Các độc tố có thể tác động xấu đến một số hormone trong cơ thể, bao gồm những chất có chức năng duy trì cân nặng.
Khó ngủ
Một lượng lớn chất độc tồn tại trong cơ thể có thể khiến mức hormone cortisol kiểm soát giấc ngủ bị ảnh hưởng. Bạn sẽ cảm thấy kiệt sức và mất ngủ.
Vết sạm trên da
Da là cơ quan lớn nhất trong cơ thể thường xuyên bị tác động bởi độc tố bên ngoài. Các sản phẩm như dầu gội, dầu xả, sữa tắm và kem dưỡng da mà chúng ta sử dụng có thể chứa các hóa chất độc hại dẫn đến mụn trứng cá, phát ban và bệnh chàm.
Đau khớp và cơ bắp
Nếu bạn không thường xuyên tập thể dục hoặc làm công việc nặng nhọc về thể chất nhưng vẫn bị đau cơ và khớp, có thể là do độc tố tích tụ trong cơ thể.
Cơ thể có mùi hôi
Độc tố được tiêu hóa tạo ra khí và mùi hôi thoát ra khỏi lỗ chân lông của cơ thể.
Táo bón
Khi ăn, cơ thể sẽ tiêu thụ nhiều hóa chất đi kèm như chất bảo quản, chất tạo màu và hương liệu nhân tạo. Những độc tố này tích tụ có thể dẫn đến đau dạ dày và táo bón.
Móng chân xấu và dễ gãy
Trọng lực kéo chất độc xuống móng chân. Ngoài ra, mang giày và tất trong thời gian dài là môi trường thuận lợi để nấm cũng như vi khuẩn phát triển khiến móng chân tối màu, dễ gãy.
Cẩm Anh
Theo Bright Side