8 dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư khoang miệng

Ung thư khoang miệng là tổn thương ác tính xuất hiện tại vùng khoang miệng như: lưỡi, lợi hàm dưới, niêm mạc má, sàn miệng, lợi hàm trên, khẩu cái.

Nhận biết dấu hiệu ung thư khoang miệng như thế nào?

Trong các ung thư khoang miệng, ung thư lưỡi hay gặp nhất chiếm tỷ lệ khoảng 40%. Khi được phát hiện sớm, ung thư khoang miệng có thể được chữa khỏi hoàn toàn bằng phẫu thuật.

Khoang miệng có vai trò nhai nghiền thức ăn, đồng thời phơi nhiễm với các tác nhân gây ung thư như kích thích hóa học và cơ học: t.huốc l.á, rượu bia và thức ăn, răng có bờ sắc cạnh…

Vậy ai là người có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư khoang miệng? Phát hiện sớm ung thư khoang miệng có thể thực hiện dễ dàng qua quan sát và sờ nắn trực tiếp tổn thương nghi ngờ.

Hình ảnh ung thư khoang miệng giai đoạn sớm

Hiện nay, nhiều yếu tố nguy cơ liên quan đến ung thư khoang miệng đã được công bố: t.huốc l.á, rượu bia, kích thích cơ học (răng có bờ sắc cạnh, răng giả chất lượng kém…), kích thích hóa học (chất cay, thực phẩm có hàm lượng muối cao…), tổn thương niêm mạc do n.hiễm t.rùng (viêm quanh răng, viêm xoang hàm), nhiễm virut (các virut viêm gan, HPV…), t.uổi.

Trong những yếu tố này, t.huốc l.á và rượu bia là hai yếu tố có mối liên quan phổ biến nhất với ung thư khoang miệng.

8 dấu hiệu ung thư khoang miệng

Làm thế nào để chẩn đoán ung thư khoang miệng sớm từ những người có yếu tố nguy cơ cao với thói quen hút thuốc và uống rượu? Trước tiên bạn phải thường xuyên tự khám miệng để kịp thời phát hiện ra các dấu hiệu sớm của ung thư khoang miệng.

Các tác giả Nhật Bản đã tổng kết 8 dấu hiệu khách quan và chủ quan để tầm soát tổn thương niêm mạc khoang miệng như sau:

– Hạt cơm màu trắng, thường xuất hiện tại lợi hàm hoặc niêm mạc má, và hầu hết không có triệu chứng.

– Chấm trắng xuất hiện trên nền niêm mạc bình thường với bề mặt gồ ghề và bờ viền không đều.

– Tổn thương niêm mạc gây ra bởi răng giả hoặc bờ răng sắc nhọn, và không lành sau 2 tuần.

– Tổn thương dạng cục cứng dưới niêm mạc với bờ viền không rõ, không đau và phát triển to ra từ từ. Niêm mạc trên bề mặt bình thường.

– Tổn thương niêm mạc không rõ nguyên nhân, và không lành sau 2 tuần.

– Tổn thương không lành sau nhổ răng, sưng đỏ, dễ c.hảy m.áu khi chạm vào tổn thương.

– Một vùng niêm mạc khoang miệng trở nên đỏ và gây đau rát, khó lành.

– Xuất hiện đau vùng khoang miệng không rõ nguyên nhân, đau ngày càng trầm trọng hơn.

Đặc biệt ở những người có t.iền sử gia đình bị bệnh ung thư, bạn sẽ có nguy cơ cao hơn, càng phải để ý đến các triệu chứng trên.

Hút thuốc và uống rượu thường xuyên là những tác nhân gây ung thư. Hãy hạn chế tối đa nếu có thể. Nếu bạn có thói quen hút t.huốc l.á và uống rượu thường xuyên, bạn có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn người khác, trong đó có ung thư khoang miệng. Khi bạn có một trong 8 triệu chứng trên hãy đến gặp các bác sỹ chuyên khoa ung thư để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

BS Hoàng Đào Chinh
Khoa Xạ trị – Xạ phẫu, Bệnh viện TWQĐ 108

Vì sao bia rượu không nên xuất hiện trong bữa cơm gia đình?

Chỉ “uống vui” 3 chén rượu nhỏ, bạn đã nạp vào cơ thể quá khuyến cáo 3 lần về mức tiêu thụ đồ uống có cồn này.

Nguy cơ ung thư cũng tăng lên dựa vào lượng cồn nạp vào cơ thể.

Rượu làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư. Uống càng nhiều rượu, nguy cơ ung thư càng cao. Nhưng đối với một số loại ung thư, đáng chú ý nhất là ung thư vú, tiêu thụ một lượng nhỏ rượu cũng có thể làm tăng nguy cơ.

Theo Viện ung thư quốc gia Hoa Kỳ, người uống bia rượu từ trung bình đến nặng sẽ làm tăng nguy cơ ung thư khoang miệng, hầu họng và thanh quản từ 2 – 5 lần so với người không uống bia rượu.

Đối ung thư thực quản chỉ cần có uống bia rượu sẽ làm tăng từ 1,3 – 5 lần so với người không uống bia rượu.

Ung thư gan làm tăng gấp 2 lần ở những người có uống bia rượu nhiều, đặc biệt nguy cơ tăng cao ở người uống nhiều bia rượu mà lại có kèm theo nhiễm virus viêm gan B hoặc C.

Nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ cũng tăng từ 1,23 – 1,6 lần ở người uống bia rượu từ trung bình tới nhiều.

Ung thư đại tràng cũng tăng từ 1,2 – 1,5 lần ở người uống bia rượu từ trung bình tới nhiều. Nếu uống bia rượu đồng thời có hút t.huốc l.á sẽ làm tăng cao khả năng ung thư khoang miệng, hầu họng, thanh quản và thực quản hơn người chỉ uống rượu hoặc hút t.huốc l.á đơn thuần. Uống bia rượu nhiều làm tăng nguy cơ ung thư tụy từ 1.17-1.74 lần.

Trong khi đó, nhiều người uống rượu bia như một thói quen, rồi thành nghiện. Bởi khi uống bia rượu chỉ sau 5 phút đã có tác động lên não làm tăng tiết dopamin giúp cho cơ thể khoan khoái dễ chịu và có phần hưng phấn quên hết mệt nhọc.

Vì thế, hãy nghĩ về những tác hại nguy hiểm của rượu bia để hạn chế đồ uống có cồn này.

Những người uống rượu nên hạn chế uống không quá 2 ly mỗi ngày đối với nam giới và 1 ly mỗi ngày đối với phụ nữ. Giới hạn được khuyến nghị của nữ giới thấp hơn vì kích thước cơ thể của họ nhỏ hơn và khả năng đào thải rượu chậm hơn.

Một đồ uống có cồn được định nghĩa là 1 lon/chai bia nhỏ (341ml), 1 ly rượu vang, hoặc 1 chén nhỏ rượu mạnh (từ 40% cồn trở lên). Về nguy cơ ung thư, điều quan trọng là lượng đồ uống cồn bạn tiêu thụ chứ không phải là loại đồ uống cồn nào bạn chọn dùng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *