Mùa thu có rất nhiều loại rau củ tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, có 7 loại thực phẩm dưới đây đem lại tác dụng giải độc cho cơ thể vào mùa thu.
Thời tiết mùa thu, tiết trời hanh khô, khô ráo, mát mẻ chính là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Do đó, việc tăng cường sức đề kháng bằng chế độ dinh dưỡng, luyện tập phù hợp đóng vai trò quan trọng giúp chống lại sự xâm nhập của các vi sinh vật.
Đặc biệt, nhóm rau củ tốt cho sức khỏe trong mùa thu gồm nhóm rau xanh, nhóm củ có màu. Ngoài tác dụng giúp cơ thể bổ sung vitamin, khoáng chất cần thiết thì những loại thực phẩm này còn giúp thải độc cực tốt cho cơ thể.
Tuy nhiên, lưu ý khi bổ sung những thực phẩm cho cơ thể với mục đích giải độc, có một số loại thực phẩm có thể gây dị ứng, mỗi người sẽ có những phản ứng khác nhau với thực phẩm. Do đó, trước khi sử dụng nên thận trọng tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
1. Những loại củ có tác dụng thải độc cho cơ thể
– Củ cà rốt:
Cà rốt có tác dụng vô cùng tốt cho làn da và giúp tiêu độc. Beta-carotene trong cà rốt còn là chất chống oxy hóa và ngăn sự hình thành melanin.
Vì cà rốt có tác dụng thải độc vô cùng tốt cho cơ thể trong mùa thu, bạn có thể uống nước ép cà rốt với mật ong và chanh hằng ngày.
Cà rốt có tác dụng thải độc vô cùng tốt cho cơ thể trong mùa thu – Ảnh Internet
– Củ cải:
Loại củ giàu vitamin C, canxi, phốt pho, carbohydrate, kèm theo một lượng protein, sắt và giàu nước cùng với nhiều loại vitamin khác.
Trong củ cải có chứa rất nhiều chất có lợi, đem lại hiệu quả giúp tiêu độc cho cơ thể như lignin, choline, enzyme oxy hóa, amylase.
– Củ sen:
Trong các loại củ, củ sen vô cùng giàu chất xơ, vitamin C, thiamin, riboflavin, vitamin B6, phốt pho, đồng và mangan. Không chỉ vậy, củ sen còn chứa lượng chất béo bão hòa thấp. Có thể ăn củ sen với salad mật ong đem lại hiệu quả thải độc cho cơ thể vào mua thu.
2. Các loại rau tốt cho sức khỏe
– Rau khoai lang:
Rau khoai lang có tác dụng chính giúp con người ngăn ngừa tình trạng táo bón – Ảnh Internet
Thực tế, rau khoai lang có tác dụng chính giúp con người ngăn ngừa tình trạng táo bón. Đặc biệt, tại Trung Quốc, rau khoai lang còn được trần qua nước sôi và sử dụng bằng cách trộn với tỏi băm nhỏ, ướp với muối, dầu mè và gia vị trở thành một món salad đơn giản và thơm ngon.
– Măng tây:
Theo các nghiên cứu về dinh dưỡng cho biết măng tây là nguồn calo thấp của folate và potassium. Trong khi đó, phần thân của măng tây là chất chống oxy hóa. Măng tây còn giúp cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết và đem lại hiệu quả trong việc giúp loại bỏ các khối u, đặc biệt chữa bệnh ung thư.
– Hành tây:
Trong hành tây có chứa thành phần hóa học có tác dụng giúp thư giãn các mạch m.áu và hạ huyết áp. Chưa kể hành tây còn chứa một lượng nhỏ các axit amin lưu huỳnh. Ngoài việc có tác dụng giảm mỡ trong m.áu thì hành tây còn có thể phòng chống xơ vữa động mạch.
Hành tây có tác dụng giúp thư giãn các mạch m.áu và hạ huyết áp – Ảnh Internet
Hành tây cực tốt cho sức khỏe và được các chuyên gia khuyên dùng cho đối tượng người trung niên và người cao t.uổi.
– Cải cúc:
Trong các loại rau thuộc họ cải thì cải cúc là loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A, rất tốt cho gan và giúp cơ thể tiêu độc hiệu quả.
3. Quả nho giúp thải độc cơ thể
Quả nho có chứa nhiều polyphenol, đây là một chất chống oxy hóa rất mạnh. Trong khi đó, axit tannic và citric trong nho cũng được các nhà khoa học cho biết chúng còn giúp ngăn ngừa sự hình thành các vết thâm và nám trên da.
Do đó, nho còn được sử dụng chiết xuất trong sản xuất mỹ phẩm chống lão hóa. Thậm chí, nho còn có hiệu quả trong việc bảo vệ thị lực cho con người.
Đầu thu, mẹ cứ cho con ăn 7 loại quả ‘vàng’, con khỏe mạnh phăm phăm, chẳng bao giờ ốm vặt
Mẹ nên cho bé ăn những loại quả sau để tăng sức đề kháng, ngày càng nhanh nhẹn, khỏe mạnh.
1. Lê
Các nhà khoa học đã gọi lê là “bác sỹ đa khoa”. Các nghiên cứu cho thấy những người ăn nhiều lê hơn có nguy cơ bị cảm lạnh thấp hơn nhiều so với những người ít ăn lê. Sức đề kháng của trẻ còn yếu, đặc biệt là vào đầu thu. Mẹ nên cho bé ăn quả lê để cải thiện hệ hô hấp, chức năng phổi. Ngoài ra, lê còn giúp làm dịu chứng khô da, thanh nhiệt và giải độc.
2. Nho
Nhiều t.rẻ e.m rất dễ buồn ngủ vào mùa thu. Lúc này, mẹ cần cho bé ăn nhiều nho hơn, các chất đường, axit hữu cơ, axit amin, vitamin, … trong nho có thể kích thích thần kinh não bộ, làm trẻ hưng phấn, từ đó giải tỏa cơn buồn ngủ và mệt mỏi hiệu quả.
3. Chuối
Theo truyền thuyết, Đức Phật đã đạt được trí tuệ nhờ ăn chuối, vì vậy chuối được gọi là “trái cây của trí tuệ”. Sau đó, các nhà khoa học phát hiện chuối có chứa phốt pho- “muối của trí tuệ”. Chuối rất giàu chất đạm và vitamin, là loại trái cây giàu chất dinh dưỡng tốt cho trẻ.
4. Kiwi
Kiwi được coi là vua của trái cây. Kiwi chứa lượng chất dinh dưỡng phong phú nhất trong các loại trái cây, Kiwi giàu vitamin C, A, E, kali, magiê cũng như các chất dinh dưỡng quý hiếm như axit folic, caroten, canxi, progesterone, axit amin, v.v. Ăn trái kiwi mỗi ngày giúp bổ sung nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của trẻ và thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh của trẻ!
5. Quất
Vào mùa thu hanh khô, mẹ nên cho bé ngậm quả quất để giảm ho khan, ho có đờm. Vào thời điểm giao mùa, khả năng miễn dịch của trẻ suy giảm, mẹ nên cho bé ngậm quất mỗi ngày để nâng cao sức đề kháng, bồi bổ cơ thể, phòng chống cảm lạnh.
6. Chanh
Chanh rất giàu vitamin C, vitamin C có thể cải thiện khả năng miễn dịch của con người và ngăn ngừa cảm lạnh. Khi trẻ bị cảm, bạn nên cho trẻ uống một chút nước chanh để giảm các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi.
7. Quả táo
Táo rất giàu kẽm, kẽm có thể thúc đẩy tăng trưởng và phát triển của trẻ. Ăn táo mỗi ngày giúp trẻ tăng cường trí nhớ và phát triển trí não.