Cảm lạnh và cúm là những chứng bệnh khá phổ biến trong cộng đồng, nhất là khi thời tiết chuyển mùa.
Một số loại dược liệu như tía tô, sả, gừng, mật ong… có thể được sử dụng trong chế biến các món ăn giúp giải cảm cho cơ thể.
Đa số bệnh cảm lạnh và cúm có thể tự khỏi, tuy nhiên cảm cúm vẫn gây các biểu hiện khó chịu như mệt mỏi, sốt, đau họng, chảy nước mũi…
Theo y học cổ truyền, nhiễm cảm cúm có thể do chính khí (sức đề kháng) của cơ thể giảm sút, hoặc do tà khí (mầm bệnh) bên ngoài như phong, hàn, thấp, thử, nhiệt, xâm nhập vào cơ thể gây bệnh.
Cháo hành tía tô giải cảm.
Cảm cúm chia thành cảm mạo do phong hàn (cảm lạnh) và cảm mạo do phong nhiệt (cúm):
– Cảm phong hàn: Người bệnh có thể có biểu hiện sợ gió, sợ lạnh, sốt, đau đầu, ngạt mũi, chảy nước mũi trong và loãng, hắt hơi, ho, đau rát họng; rêu lưỡi trắng, mỏng, mạch phù.
Pháp điều trị: Tán phong hàn, phát hãn giải biểu (tức làm ra mồ hôi để hạ sốt). Sử dụng các loại dược liệu có vị cay, tính nóng (tân ôn) như gừng, tỏi, hành, quế, tía tô, kinh giới, bạch chỉ…
– Cảm phong nhiệt: Người bệnh sốt, đau nặng đầu, đau mỏi toàn thân, hắt hơi sổ mũi, dịch mũi đặc, miệng khô, có thể có ho, đờm vàng đặc, rêu lưỡi vàng.
Pháp điều trị: Sơ phong thanh nhiệt, tuyên phế giải biểu (tức làm thông khí, hạ sốt). Sử dụng các loại dược liệu có vị cay, tính mát (tân lương) để giải biểu như bạc hà, hương nhu, hoắc hương, sài hồ, cúc hoa, sắn dây, cúc tần…
Trà gừng mật ong có tác dụng giải cảm.
1. Một số món ăn chữa cảm phong hàn
– Cháo hành tía tô
Theo y học cổ truyền, tía tô vị cay, tính ấm, lợi vào kinh Tỳ, Phế, có tác dụng phát tán phong hàn, hóa đàm, giải uất, giải độc, an thai, chữa hen suyễn, tê thấp, trị ho, thúc đẩy tiêu hóa và giảm đau.
Vì vậy, nếu bị cảm cúm, bạn có thể sử dụng tía tô để nấu cháo. Tía tô kết hợp với hành vừa kích thích tiết dịch vị, vừa tác dụng tiết mồ hôi giải cảm.
Ngoài ra, tía tô còn có thể kết hợp với nhiều loại lá khác để nấu nước ngâm xông giúp giải cảm.
– Cháo gừng
Từ ngàn xưa, gừng đã được ứng dụng nhiều trong gia vị nấu ăn cũng như là vị thuốc dân gian quen thuộc. Gừng được dùng làm vị thuốc giải cảm, chống bệnh cảm lạnh và cúm thông thường hiệu quả, hỗ trợ tiêu hóa, kích thích thèm ăn, ngăn ngừa tình trạng đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn…
Cách làm cháo gừng với gừng tươi khoảng 30g, gạo tẻ 60 – 80g. Gạo vo sạch nấu cháo, gừng thái lát cho vào khi cháo chín, thêm đường trắng, khuấy đều ăn nóng.
Cháo gừng thích hợp cho t.rẻ e.m viêm khí phế quản do cảm lạnh, nôn ói đau bụng hay những người bị cảm cúm.
Súp gà thích hợp cho người cảm phong hàn lẫn cảm phong nhiệt.
– Trà gừng mật ong
Khi bị cảm cúm, bạn cũng có thể sử dụng trà gừng mật ong để làm dịu cổ họng, giảm nghẹt mũi nhanh chóng. Đồng thời, trà gừng mật ong cũng có tác dụng giải cảm, nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Cách làm vô cùng đơn giản: Chỉ cần sử dụng một củ gừng tươi, cạo sạch vỏ rồi thái lát mỏng, cho vào ly nước. Sau đó, đổ thêm nước sôi vào chờ khoảng 5 phút. Rồi cho thêm 1 thìa cà phê mật ong vào, khuấy đều và thưởng thức.
– Cháo kinh giới
Theo Đông y, kinh giới vị cay, tính ôn, vào kinh phế và can… có tác dụng tán hàn giải biểu, thúc nọc sởi, chống kinh giật, cầm m.áu; dùng cho các trường hợp cảm mạo phong nhiệt (sốt nóng) đau đầu, đau họng, c.hảy m.áu cam (nục huyết), đại tiện ra m.áu.
Bạn có thể nấu cháo kinh giới hoặc các món cháo kết hợp kinh giới cùng một số dược liệu khác như gừng, tỏi, phòng phong để làm món ăn giải cảm.
Nguyên liệu gồm kinh giới 10g, phòng phong 12g, bạc hà 6g, đạm đậu xị 8g, nấu lấy nước bỏ bã. Sau đó dùng nước để kết hợp với gạo tẻ nấu thành cháo. Cháo kinh giới dùng cho trường hợp ngoại cảm sợ lạnh, sợ gió, đau đầu.
2. Một số món ăn chữa cảm phong nhiệt (cảm cúm)
– Cháo bạc hà
Bạc hà là thuốc sơ tán phong nhiệt, thêm gạo tẻ, đường phèn nấu cháo vừa giúp vã mồ hôi, lại có tác dụng bảo vệ dạ dày. Món cháo bạc hà rất thích hợp cho người mới mắc bệnh cảm mạo phong nhiệt.
Sử dụng bạc hà 15g sắc lấy nước để nguội, gạo tẻ 60g, thêm nước nấu cháo, chờ khi cháo chín, thêm nước sắc bạc hà và đường phèn vừa đủ. Ăn cháo lúc hơi ấm, vã mồ hôi là tốt.
Cải cúc trừ phong nhiệt.
– Canh cải cúc nấu cá rô
Trong Đông y, cải cúc vị ngọt nhạt, hơi đắng, the, mùi thơm, tính mát, vị tê, không độc, dùng làm bài thuốc tỳ vị, an tâm khí, lợi tiểu, tiêu đờm, trừ phong nhiệt…
Cách làm: Cải cúc 500g, cá rô 300g làm sạch vảy và ruột, cặp vào vỉ nướng trên lửa than cho chín vàng. Sau đó đun sôi nước, cho cá vào đun sôi một lúc, vớt ra gỡ lấy thịt, ướp với nước mắm, tiêu, hành, gừng giã nhỏ. Xương và đầu cá cho vào nồi nước, đun lại cho kỹ, lọc lấy nước trong. Đun nước sôi, cho cá đã ướp vào, nêm gia vị vừa ăn. Cho cải cúc vào đảo đều rồi tắt bếp ngay là có món canh cải cúc nấu cá rô thơm ngon, bổ dưỡng lại có hiệu quả giải cảm.
– Bối mẫu – sa sâm hấp lê
Lê 1 quả gọt vỏ, bối mẫu 6g, sa sâm 10g, bạc hà 4g và đường phèn vừa đủ, cùng cho vào trong bát thêm nước để hấp. Chia ăn sáng và chiều, dùng liền vài ngày. Món ăn có tác dụng nhuận táo trị ho, hóa đàm tuyên phế, thích hợp cho người cao t.uổi hoặc t.rẻ e.m sau khi mắc bệnh cảm sốt mà gây ra các triệu chứng như: Ho khan đau họng, đờm vàng đặc, miệng khát, đại tiện táo kết…
– Súp gà
Súp gà là món ăn nên được dùng khi bị ốm. Mặc dù thiếu các bằng chứng khoa học chứng minh súp gà có tác dụng giải cảm, nhưng nó có thể mang tới nhiều lợi ích dinh dưỡng. Nước dùng cung cấp chất lỏng và chất điện giải, ngăn ngừa tình trạng mất nước. Thịt gà cung cấp protein và kẽm.
Ngoài ra, các thực phẩm chế biến kèm theo cũng cung cấp nhiều dinh dưỡng như cà rốt cung cấp vitamin A, cần tây và hành tây cung cấp vitamin C… Món ăn có thể dùng cho cả người cảm phong hàn lẫn phong nhiệt.
Ngạt mũi, chảy nước mũi: Cần làm gì để giảm triệu chứng?
Ngạt mũi, chảy nước mũi là tình trạng mũi bị tắc nghẽn gây khó thở và khiến người bệnh phải thở bằng miệng.
Đây là vấn đề thường gặp khi thời tiết chuyển mùa. Vậy xử trí như thế nào?
Nguyên nhân gây ngạt mũi, chảy nước mũi
Ngạt mũi là tình trạng mũi bị tắc nghẽn gây khó thở, do lớp niêm mạc của khoang mũi bị viêm, nề. Ngạt mũi cũng làm cho dịch nhầy mũi thoát ra ngoài khó khăn hơn, tích tụ lại, càng l.àm t.ình trạng ngạt mũi thêm nặng hơn.
Chảy mũi là tình trạng chảy một lượng dịch nhầy đáng kể từ hốc mũi. Đó là kết quả của việc sản xuất quá nhiều chất nhầy ở mũi, vượt quá khả năng xử lý của cơ thể. Chất nhầy trong mũi dư thừa dẫn đến chảy mũi ra từ cửa mũi trước hoặc chảy xuống cổ họng.
Chảy mũi, ngạt mũi là những triệu chứng phổ biến do nhiều nguyên nhân như cảm cúm, viêm mũi xoang, viêm mũi dị ứng… Có thể đi kèm với các triệu chứng khác như hắt hơi, ngứa mũi, đau vùng mặt, ho nhiều, đau họng, đau mỏi người.
Ở bài viết này chúng tôi chỉ đề cập đến chảy mũi, ngạt mũi “thoáng qua” hay gặp của bất kỳ ai do cảm cúm, cảm lạnh. Không đề cập đến các bệnh n.hiễm t.rùng nặng, bệnh mạn tính, bệnh do khối u… vì chúng đòi hỏi phải có sự can thiệp về y tế chuyên sâu.
Ngạt mũi là tình trạng mũi bị tắc nghẽn gây khó thở, do lớp niêm mạc của khoang mũi bị viêm, nề. Ảnh minh hoạ.
Giảm chảy mũi, ngạt mũi tại nhà hiệu quả
Để giảm chảy mũi, ngạt mũi tại nhà mang lại hiệu quả nhanh chóng, bạn có thể tham khảo theo các phương cách dưới đây:
1. Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi
Ai cũng biết rằng một giấc ngủ sâu, đủ giấc là điều kiện quan trọng để cơ thể bạn hồi phục sức khỏe. Các nghiên cứu cho thấy cơ thể sẽ sản xuất ra nhiều tế bào miễn dịch mới khi bạn chìm vào giấc ngủ. Thêm vào đó, khi ngủ sẽ quên đi cảm giác ngột ngạt muốn xì mũi.
2. Uống nhiều nước
Việc bổ sung nhiều nước sẽ làm loãng chất nhầy đang ứ đọng trong mũi xoang, dịch tiết ra nhiều hơn. Khi đó dịch nhầy sẽ bị bài xuất ra ngoài dễ dàng hơn và nhanh hơn. Thời gian bị ngạt mũi, chảy mũi cũng được rút ngắn lại, nhanh khỏi hơn.
Bạn nên ưu tiên chọn nước lọc hoặc các loại nước ép trái cây để bổ sung thêm vitamin nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Tránh dùng các loại đồ uống có cồn hoặc café vì có thể gây mất nước.
2. Uống trà nóng
Một tách trà nóng sau những giờ làm việc căng thẳng sẽ khiến bạn thư thái hơn. Khi bạn đưa tách trà nóng đang “bốc khói” lên để “hít hà”, thưởng thức hương thơm của nó thì chính hơi nóng đó sẽ giúp cho niêm mạc mũi giảm nề, mũi sẽ được thông thoáng hơn và dễ bài xuất dịch ra ngoài. Một số loại trà thảo dược có thể kể đến như trà hoa cúc, trà gừng, trà atiso…
4. Chườm ấm
Lấy khăn nhúng vào chậu nước ấm (khoảng 35 – 40 độ C) rồi vắt khô, đắp lên mũi và trán nhiều lần trong ngày. Nhiệt độ cao sẽ làm lỏng dịch nhầy trong mũi, dễ tống ra ngoài hơn, giảm cảm giác ngạt mũi.
5. Xông hơi mũi
Đây cũng là một mẹo đơn giản trị hội chứng chảy dịch mũi sau. Khi hít sâu một làn hơi ấm nóng, lượng chất nhầy trong mũi sẽ giảm đi đáng kể.
Hãy lấy một bát nước sôi, lấy một cái khăn trùm kín đầu của bạn và bát nước. Sau đó hít thở hơi nóng ít nhất 10 phút. Bạn có thể thêm một số loại tinh dầu tự nhiên như tinh dầu bạc hà, khuynh diệp, sả.. để thư giãn hơn. Thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày cho đến khi hoàn toàn bình phục.
6. Tạo độ ẩm trong phòng
Tác nhân gây nghẹt mũi có thể là không khí khô và cơ thể bị thiếu nước do thời tiết thay đổi hoặc nằm máy điều hòa quá lâu.
Sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc máy phun sương sẽ giúp không khí ẩm hơn, làm dịu các mô bị kích thích và mạch m.áu bị sưng trong mũi và xoang, làm loãng chất nhầy trong xoang. Khi đó chất nhầy sẽ thoát ra ngoài nhanh hơn, giảm tình trạng ngạt mũi, đau viêm xoang, đau họng sau khi ngủ dậy vào buổi sáng, nhất là sau khi nằm điều hòa cả đêm.
Nhớ lau chùi và giữ cho máy tạo độ ẩm sạch sẽ, vì độ ẩm cũng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn nấm mốc phát triển, ảnh hưởng ngược tới sức khỏe của người dùng.
Rửa mũi bằng nước muối sinh lý cũng là một biện pháp giúp giảm ngạt mũi, chảy mũi. Ảnh minh hoạ.
7. Xịt mũi bằng nước muối sinh lý
Với thành phần là nước muối biển sâu, thuốc xịt mũi sẽ giúp làm sạch bụi bẩn, các tác nhân dị ứng bám trên bề mặt lông chuyển niêm mạc mũi. Nó cũng làm pha loãng dịch nhầy, giảm cảm giác kích ứng và khô niêm mạc mũi.
8. Thêm tỏi vào chế biến món ăn hoặc xông hơi từ tỏi
Trong tỏi có chứa hàm lượng cao chất allicin và scordinin hỗ trợ chống viêm, chống nhiễm khuẩn, giảm sung huyết, giảm tiết nhầy, nhờ vậy mũi bạn sẽ thông thoáng hơn và giảm ngạt. Tỏi có nhiều vitamin C, selen, sulfur giúp tăng cường hệ miễn dịch. Hàng ngày bạn cũng có thể ăn tỏi sống, tỏi trộn mật ong, tỏi trong các món xào nấu…
Hoặc có thể đun nước sôi, thả 3 – 5 nhánh tỏi đã giã nhuyễn vào, rồi xông mũi ngày 2 lần.
9. Sử dụng các thuốc không kê đơn
Bạn có thể sử dụng một số thuốc không kê đơn để làm giảm các triệu chứng khó chịu
– Nhóm thuốc hạ sốt, giảm đau đầu, đau họng.
Phổ biến là Paracetamol, liều dùng thông thường ở người lớn là ngày 3 viên 500mg chia 3 lần, cách 4 – 6 tiếng. T.rẻ e.m cần tính liều phù hợp theo cân nặng: 10 – 15 mg/kg cân nặng.
– Nhóm thuốc giảm triệu chứng ngạt mũi
Các loại thuốc co mạch, dùng dưới dạng thuốc nhỏ mũi như Xylometazolin
– Nhóm thuốc giảm triệu chứng chảy mũi
Các thuốc nhóm kháng Histamine như Cetirizine, Clorpheniramine…
– Nhóm thuốc kết hợp 2 hay nhiều thành phần trên như: Tiffy, Delcogen…
Tóm lại, có nhiều cách làm giảm ngạt mũi, chảy mũi tại nhà có thể mang lại hiệu quả mà bạn có thể thử. Tuy nhiên, đa phần những cách đó chỉ giúp tạm thời làm giảm triệu chứng mà không có khả năng điều trị tận gốc nguyên nhân. Vì vậy, nên đến các phòng khám chuyên khoa Tai – mũi – họng để được bác sĩ thăm khám, đặc biệt là các trường hợp chảy mũi, ngạt mũi ngày càng nặng hoặc kéo dài trên 10 ngày.