Tác dụng của gừng ngâm mật ong
Trước khi tìm hiểu tác hại của gừng ngâm mật ong, chúng ta cùng tham khảo qua những tác dụng của gừng ngâm mật ong khi sử dụng đúng cách nhé:
- Hỗ trợ giảm mất ngủ: Gừng và mật ong có tính chất an thần tự nhiên, giúp giảm căng thẳng và lo lắng, từ đó cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn.
- Giảm cân: Gừng và mật ong có khả năng kích thích quá trình trao đổi chất trong cơ thể, giúp đốt cháy năng lượng và hỗ trợ quá trình giảm cân.
- Chống say xe: Gừng có tính năng làm dịu các triệu chứng của say tàu xe như buồn nôn và chóng mặt.
- Hỗ trợ viêm xoang và đau họng: Gừng ngâm mật ong có tính kháng viêm và kháng khuẩn, giúp giảm viêm, sưng tấy trong xoang mũi và làm dịu đau họng.
- Sức khỏe tim mạch: Gừng và mật ong đều giúp giảm cholesterol và huyết áp, từ đó cải thiện sức khỏe tim mạch.
- Tăng cường miễn dịch: Gừng và mật ong có tính chất kháng viêm và kháng khuẩn, giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
- Chữa chứng khó tiêu: Gừng có tác dụng kích thích tiêu hóa và giảm các triệu chứng khó tiêu như buồn nôn và đầy bụng.
8 tác hại của gừng ngâm mật ong cần lưu ý
1. Gừng ngâm mật ong có thể gây mất ngủ
Mặc dù một trong những tác dụng nổi bật của gừng ngâm mật ong là hỗ trợ giấc ngủ ngon và sâu hơn. Tuy nhiên, việc tiêu thụ nhiều gừng ngâm mật ong, đặc biệt là trước khi đi ngủ có thể gây ra tác dụng ngược, ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ của bạn.
Nguyên nhân là do gừng và mật ong đều là những thực phẩm có tính nóng. Khi tiêu thụ quá nhiều có thể gây ra cảm giác nóng trong, khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, thậm chí là gây mất ngủ.
Gừng ngâm mật ong có thể gây mất ngủ
2. Gừng ngâm mật ong có thể gây đầy hơi, ợ nóng
Như đã nói ở trên, cả gừng và mật ong đều có tính nóng có thể làm tăng áp suất trong lòng dạ dày. Kích thích vòng thực quản mở để thoát khí, gây nên tình trạng ợ nóng, đầy hơi gây khó chịu.
Người bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng được khuyến cáo không nên tiêu thụ nhiều gừng ngâm mật ong, tránh làm các vết viêm, lở loét trầm trọng hơn.
3. Gừng ngâm mật ong có thể ảnh hưởng xấu đến người bệnh huyết áp cao, bệnh tim
Gừng ngâm mật ong là giải pháp chăm sóc sức khỏe tốt cho người huyết áp thấp. Nhưng không phải là lựa chọn tốt cho người huyết áp cao. Người bệnh huyết áp cao được khuyến cáo không nên sử dụng gừng ngâm mật ong, đặc biệt là lúc huyết áp tăng cao. Nước gừng có thể làm tăng nguy cơ gây vỡ động mạch dẫn đến tai biến.
Tương tự với người có thân nhiệt cao, đặc biệt là khi đang bị sốt cũng được khuyến cáo không nên uống gừng mật ong. Tính nhiệt của gừng có thể khiến nhiệt độ của cơ thể tăng đột biến, thậm chí dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, sau khi hạ sốt, bạn có thể sử dụng gừng ngâm mật ong để tăng cường sức khỏe, phục hồi cơ thể.
Gừng ngâm mật ong có thể ảnh hưởng không tốt đến người cao huyết áp
4. Gừng ngâm mật ong có thể gây ảnh hưởng xấu tới phụ nữ mang thai
Một tác hại của gừng ngâm mật ong khác mà bạn cần lưu ý. Sử dụng quá nhiều gừng ngâm mật ong có thể gây loãng máu, gia tăng nguy cơ co thắt tử cung hoặc thậm chí là sinh non. Đây là lý do tại sao phụ nữ mang thai thường được khuyến cáo không nên sử dụng gừng ngâm mật ong trong những tháng cuối thai kỳ.
Phụ nữ mang thai cũng được khuyến cáo nên hạn chế sử dụng gừng để tránh ảnh hưởng đến huyết áp. Đồng thời nên hạn uống nước gừng trong thời gian cho con bú, tránh gây nóng và mất ngủ cho trẻ.
5. Gừng ngâm mật ong có thể gây ảnh xấu đến người bị bệnh gan
Những người bị bệnh gan như cấp tính, mãn tính, xơ gan, viêm gan được khuyến cáo không nên tiêu thụ gừng, bao gồm cả gừng ngâm mật ong. Nguyên nhân là do gừng kích thích các hoạt động bài tiết của tế bào gan, thậm chí có thể gây hoại tử.
Gừng ngâm mật ong có thể gây ảnh hưởng xấu đến người bệnh gan
6. Gừng ngâm mật ong có thể gây ảnh hưởng xấu đến người bệnh sỏi mật
Tính chất cay nóng của gừng và mật ong có thể khiến các viên sỏi bị mắc kẹt trong túi mật. Việc sử dụng thuốc để tiêu hoặc đẩy sỏi ra ngoài sẽ không còn tác dụng nữa nếu bạn thường xuyên tiêu thụ gừng cũng như gừng ngâm mật ong.
7. Gừng ngâm mật ong có thể làm tăng nguy cơ bị xuất huyết
Trong nhiều trường hợp, tính nhiệt của gừng có thể làm tăng nguy cơ vỡ các mạch máu bị yếu. Đây cũng là lý do tại sao người có tiền sử chảy máu cam hoặc chảy máu trong được khuyến cáo không nên ăn gừng, gừng ngâm mật ong, tránh gây ra hiện tượng chảy máu khó kiểm soát.
Tác hại của gừng ngâm mật ong có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết
8. Gừng ngâm mật ong có thể gây phản ứng với thuốc
Cả gừng và mật ong đều có thể tương tác với một số loại thuốc mà bạn cần lưu ý không nên sử dụng chung để tránh những tác động không mong muốn có thể xảy ra. Cụ thể như sau:
Gừng có thể tương tác với các loại thuốc kê đơn và không kê đơn bao gồm:
- Thuốc làm loãng máu: Gừng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Tham khảo tư vấn của bác sĩ trước khi tiêu thụ gừng ngâm mật ong nếu bạn đang dùng thuốc làm loãng máu, chẳng hạn như warfarin (Coumadin), clopidogrel (Plavix) hoặc aspirin.
- Thuốc trị tiểu đường: Gừng có thể làm giảm lượng đường trong máu. Điều này có thể làm tăng nguy cơ phát triển hạ đường huyết hoặc lượng đường trong máu thấp.
- Thuốc cao huyết áp: Gừng có thể làm giảm huyết áp, làm tăng nguy cơ huyết áp thấp hoặc nhịp tim không đều.
Mật ong có thể tương tác với các loại thuốc kê đơn và không kê đơn bao gồm:
Mật ong có thể làm chậm quá trình đông máu. Về lý thuyết, dùng mật ong cùng với các loại thuốc làm chậm đông máu có thể làm tăng nguy cơ bầm tím và chảy máu.
- Thuốc làm chậm đông máu: Mật ong có thể làm chậm quá trình đông máu. Về lý thuyết, dùng mật ong cùng với các loại thuốc làm chậm đông máu có thể làm tăng nguy cơ bầm tím và chảy máu.
- Phenytoin (Dilantin): Mật ong có thể làm tăng lượng phenytoin (Dilantin) mà cơ thể hấp thụ. Dùng mật ong cùng với phenytoin (Dilantin) có thể làm tăng tác dụng và tác dụng phụ của phenytoin (Dilantin).
- Thuốc bị thay đổi bởi gan: Một số loại thuốc được thay đổi và phân hủy bởi gan. Mật ong có thể làm giảm tốc độ gan phân hủy một số loại thuốc. Uống mật ong cùng với một số loại thuốc bị gan phân hủy có thể làm tăng tác dụng và tác dụng phụ của những loại thuốc này. Trước khi dùng mật ong, hãy tham khảo tư vấn của bác sĩ nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào bị thay đổi bởi gan.
Ai không nên sử dụng gừng ngâm mật ong?
Những trường hợp được khuyến cáo không nên sử dụng hoặc hạn chế sử dụng gừng ngâm mật ong bao gồm:
- Người có tạng nóng, thường xuyên bị nhiệt miệng, táo bón
- Những người bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người đang bị bị sốt cao
- Người đang bị say nắng
- Người bị bệnh huyết áp thấp, lượng đường trong máu thấp
- Những người đang uống thuốc chống đông máu, làm chậm đông máu
- Người rối loạn chức năng đường ruột
- Người vừa mới phẫu thuật
- Người bị dị ứng phấn hoa, cần tây và các dị ứng khác liên quan đến hoạt động của ong
- Người bị xơ gan
- Trẻ em dưới 1 tuổi
- Phụ nữ mang thai trong những tháng cuối của thai kỳ, đang cho con bú.
Không sử dụng gừng ngâm mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi
Cách làm gừng ngâm mật ong
Dưới đây là cách làm gừng ngâm mật ong một cách đơn giản và dễ thực hiện:
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 4 củ gừng tươi (nên chọn gừng già)
- 1/2 lít mật ong nguyên chất
- 1 hũ thủy tinh
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch gừng, không cần gọt vỏ.
- Bước 2: Thái nhỏ hoặc băm nhuyễn gừng.
- Bước 3: Cho gừng vào hũ thủy tinh sạch. Sau đó, đổ mật ong vào hũ sao cho gừng được ngập hoàn toàn.
- Bước 4: Đậy kín hũ và để nơi khô ráo, thoáng mát. Đợi khoảng 1 tuần cho gừng ngâm mật ong thơm ngon.
Khi uống, bạn có thể lấy khoảng 1 thìa cà phê gừng ngâm mật ong và khuấy trong một ít nước ấm. Chờ cho hỗn hợp tan hết là có thể thưởng thức.
Lưu ý khi sử dụng gừng ngâm mật ong tránh gây hại cho sức khỏe
Sau khi nắm rõ các tác hại của gừng ngâm mật ong, bạn cũng cần lưu ý một số điều sau khi sử dụng gừng ngâm mật ong để tránh ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe:
- Không gọt vỏ gừng khi ngâm cùng mật ong, tránh làm suy giảm dược tính của gừng.
- Không uống quá 3 ly gừng ngâm mật ong mỗi ngày, thời điểm tốt nhất để uống gừng ngâm mật ong là vào buổi sáng.
- Không dùng chung gừng ngâm mật ong với thịt chó, thịt thỏ, thịt ngựa, vang trắng.
- Không dùng gừng bị hỏng, dập: gừng tươi đã bị dập có thể sinh ra một loại chất độc cực mạnh, có thể gây hại cho tế bào gan.
Một số câu hỏi thường gặp khi sử dụng gừng ngâm mật ong
Song song với những tác hại của gừng ngâm mật ong thì dưới đây là những câu hỏi đang được nhiều người dùng gừng ngâm mật ong quan tâm.
Uống nước gừng mật ong hàng ngày có tốt không?
Uống nước gừng mật ong hàng ngày có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch, giảm cân và giảm viêm. Tuy nhiên, cần cân nhắc và không nên uống nước gừng mật ong quá mức để tránh tác dụng phụ không mong muốn, đặc biệt là đối với những người có tiền sử dị ứng hoặc đang sử dụng thuốc. Tốt nhất, bạn nên thảo luận với bác sĩ trước khi bắt đầu uống nước gừng mật ong, đặc biệt nếu bạn đang gặp vấn đề sức khỏe.
Uống gừng mật ong vào lúc nào?
Bạn có thể uống gừng ngâm mật ong vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Tuy nhiên, thời điểm tốt nhất để uống gừng ngâm mật ong là vào buổi sáng để cung cấp nước và giải độc cho cơ thể sau khi thức dậy. Ngoài ra, bạn cũng có thể uống gừng mật ong giữa các bữa ăn để làm dịu dạ dày và hỗ trợ quá trình tiêu hóa.
Gừng ngâm mật ong để được bao lâu?
Bạn có thể ngâm và bảo quản gừng mật ong trong khoảng từ 1 đến 3 tháng để đảm bảo chất lượng và hiệu quả tốt nhất. Sau thời gian này, hỗn hợp có thể bắt đầu mất đi tính chất và hương vị ban đầu. Trường hợp có bất kỳ dấu hiệu thay đổi mùi vị hoặc màu sắc của gừng ngâm mật ong, nên ngưng sử dụng để đảm bảo an toàn.
Gừng ngâm mật ong để lâu có sao không?
Gừng ngâm mật ong có thể được bảo quản trong thời gian dài, nhưng cần phải chú ý đến một số yếu tố để đảm bảo an toàn và chất lượng.
Nếu gừng ngâm mật ong được bảo quản đúng cách, nó có thể được sử dụng trong khoảng 1-3 tháng mà không gặp vấn đề gì. Tuy nhiên, nếu bạn để hỗn hợp này trong thời gian dài hơn, có thể gặp phải một số vấn đề như mất chất lượng, thay đổi về màu sắc hoặc mùi vị, hoặc thậm chí là sự phát triển của vi khuẩn.
Nếu bạn quyết định bảo quản gừng ngâm mật ong trong thời gian dài, hãy đảm bảo rằng nó được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp và trong điều kiện sạch sẽ. Ngoài ra, đừng quên thường xuyên kiểm tra xem xét màu sắc, mùi vị và tình trạng chung của hỗn hợp. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào của sự thay đổi không mong muốn, hãy ngưng sử dụng ngay lập tức.
Uống nước gừng mật ong trước khi đi ngủ được không?
Có. Uống mật ong gừng trước khi đi ngủ có thể mang lại một số lợi ích cho sức khỏe. Gừng và mật ong đều có tính chất chống viêm và giảm đau tự nhiên, điều này có thể giúp làm dịu các cơn đau nhức cơ bắp hoặc đau nhức khác, giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn khi đi ngủ.
Ngoài ra, mật ong có khả năng kích thích sự sản xuất của hormone melatonin, hormone này có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ của cơ thể. Do đó, việc uống mật ong trước khi đi ngủ có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn, giúp bạn có một giấc ngủ ngon hơn và sâu hơn.
Trên đây là 8 tác hại của gừng ngâm mật ong mà Emdep.vn đã tổng hợp được. Mặc dù mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng nếu không được sử dụng đúng cách, gừng ngâm mật ong có thể tiềm ẩn những nguy cơ gây hại cho cơ thể, đặc biệt là đối với các trường hợp có nguy cơ cao như: phụ nữ mang thai, cho con bú, trẻ em dưới 1 tuổi, người bị huyết áp cao, bệnh tim,….
Do đó, điều quan trọng là bạn cần nắm được những tác hại của gừng ngâm mật ong, sử dụng gừng ngâm mật ong đúng cách để tránh những tác động không mong muốn có thể xảy ra.
Minh LT (Tổng hợp)