Cúc vạn thọ là loài hoa thường được trưng bày làm cảnh trong dịp Tết. Tuy nhiên, loại cây này còn là thảo dược chữa bệnh về mắt, da hay đau nhức răng…
Cúc vạn thọ có tên gọi khác là khổng tước thảo, hoàng cúc hoa. Tên khoa học Tagetes erecta L., thuộc họ cúc. Cúc vạn thọ là cây thân thảo, thân mọc đứng và thẳng, chiều cao 60-100cm.
Cây phân nhánh thành bụi, lá xẻ sâu hình lông chim, thùy dài, nhọn và hẹp, mép có răng cưa, hoa mọc ỏ ngọn tỏa tròn, đường kính 3-4cm, màu vàng cam, màu cam.
Bộ phận dùng: Hoa, lá, rễ. Cúc vạn thọ vị đắng, mùi thơm, tính mát. Quy kinh phế tâm, công năng trị ho long đờm, tiêu viêm, thanh tâm, giáng hóa.
1. Bài thuốc, món ăn từ cúc vạn thọ
– Món ăn giúp duy trì, tăng cường thị lực : Gan gà 50g, cúc vạn thọ 20g. Gan gà, cúc vạn thọ đem cắt nhỏ, nấu thành canh, ăn khi nóng.
– Chữa bệnh ho gà: Hoa đu đủ đực 10g, đường phèn 20g, húng chanh 10g, hoa cúc vạn thọ 20g. Các nguyên liệu dùng tươi, rửa sạch, để ráo, giã nát vào bát. Đường phèn đổ vào sau cùng, hấp cách thủy 15 phút. Để nguội, chắt bã, dùng nước uống.
– Chữa mụn nhọt chưa vỡ: Muối ăn vừa đủ, lá táo ta 15g, cúc vạn thọ 10g. Thảo dược đem rửa sạch, giã nát với muối, đắp lên vùng da đau nhức (em cho thêm thông tin cụ thể nhé, chẳng hạn tác dụng như thế nào, bao nhiêu lâu thì thay thuốc, dùng thuốc khoảng bao nhiêu ngày có hiệu quả, đắp thuốc cần chú ý gì để tránh nhiễm khuẩn…)
– Chữa viêm vú: Lá độc bị, kim ngân hoa, hoa cúc vạn thọ mỗi loại 30g. Rửa sạch, giã nát, đắp lên vùng sưng đau
Cúc vạn thọ
– Chữa đau nhức răng : Bột cúc vạn thọ chấm vào chỗ răng đau nhức (thực hiện vài lần/ngày.
– Chữa kiết lỵ: Hoa cúc vạn thọ 20g giã nát trộn với lượng đường vừa đủ để giảm vị đắng, sau đó đem hấp và dùng uống.
– Hỗ trợ điều trị hen suyễn : Cúc vạn thọ 20g phối hợp với rau cần trôi, củ tầm sét, thài lài tía, nhân trần, rễ bạch đông môn, tinh tre mỡ, mỗi thứ 10g. Các vị thuốc thái nhỏ, phơi khô, chia 2 lần sắc uống hết trong ngày.
– Điều trị viêm tuyến mang tai: Cúc vạn thọ 15g, nghiền nát hòa với giấm, đắp lên vùng da đau nhức.
– Chữa bệnh đau mắt : Hoa cúc vạn thọ tươi 20g, lá dâu tươi 30g. Cho các vị thuốc trên vào nồi, thêm 300ml nước đun sôi kỹ, xông vào mắt đau, làm liên tục 3-5 ngày.
Các bài thuốc được sử dụng cần phải có sự hướng dẫn và chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa, không nên tự ý làm theo.
Cúc vạn thọ.
2. Lưu ý khi dùng cúc vạn thọ
Những người dị ứng với thành phần của cúc vạn thọ không được dùng.
Không dùng cho phụ nữ có thai.
Cần phải chọn nguồn nguyên liệu uy tín, sạch sẽ, phân biệt cúc vạn thọ với các loại cúc hoa để đảm bảo chất lượng điều trị.
Viêm amidan quá phát ở trẻ và những biến chứng nguy hiểm
Viêm amidan quá phát là tình trạng amidan có kích thước to hơn bình thường và gặp khó khăn khi nói, thở và nuốt.
Nếu trẻ bị viêm nhiễm lâu ngày và nhiều lần thì sẽ khiến trẻ bị còi cọc, chậm lớn.
Viêm amidan quá phát nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây những biến chứng nguy hiểm, làm ảnh hưởng nhiều đến việc học tập, sức khỏe, hình dáng khuôn mặt, trí tuệ và chất lượng cuộc sống của trẻ.
Nguyên nhân của viêm amidan quá phát
Viêm amidan là bệnh lý thường gặp ở t.rẻ e.m. Bệnh thường tái phát nhiều lần, nếu không điều trị kịp thời, viêm amidan có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm, làm ảnh hưởng nhiều đến kết quả học tập, sức khỏe của trẻ.
Amidan quá phát cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng tần suất viêm amidan, thường> 5 lần/năm.
Nguyên nhân viêm amidan quá phát thường do vi khuẩn, virus tấn công. Một số loại vi khuẩn – virus có khả năng gây bệnh như Adenoviruses, virus Parainfluenza, liên cầu khuẩn, virus Parainfluenzae…
Khi khí hậu thay đổi thất thường hoặc trong giai đoạn chuyển mùa sẽ khiến cơ thể không thích nghi kịp, điều này cũng dễ gây tổn thương cho amidan và dẫn tới viêm nhiễm. Cơ thể nhiễm lạnh hoặc do ảnh hưởng bệnh hô hấp khác như cúm, ho gà, sởi… sẽ có nguy cơ cao dẫn tới viêm amidan nếu không được chăm sóc đúng cách.
Biểu hiện và hệ lụy của viêm amidan quá phát
Khi trẻ bị viêm amidan quá phát, amidan to ở 2 bên thành họng lấn vào trong, làm hẹp khoang họng, trụ trước đỏ khiến cho trẻ khó ăn, khó nuốt, cơ thể mệt mỏi, trẻ thở khó khăn nên sẽ gây ngủ ngáy, ngủ không ngon giấc, có những cơn ngưng thở trong lúc ngủ, bất thường về phát âm, chậm phát triển thể chất…
Viêm amidan quá phát thường có biểu hiện về rối loạn giấc ngủ, ngủ ngáy, ngừng thở khi ngủ, hơi thở hôi… Ở giai đoạn cấp thì trẻ sẽ có các triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau rất rõ ràng, kèm theo ho, sốt, bạch cầu tăng, CRP tăng, nổi hạch góc hàm…
Trường hợp trẻ mắc amidan quá phát độ III trở lên sẽ ảnh hưởng nhiều đến giọng nói, gặp khó khăn khi nuốt, khi thở và bị rối loạn giấc ngủ. Amidan bị viêm> 5 lần/năm sẽ gây biến chứng như: Áp xe amidan, áp xe thành sau họng, viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, thấp tim…
Viêm amidan quá phát nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây những biến chứng nguy hiểm. Ảnh minh họa.
Điều trị viêm amidan quá phát như thế nào?
Tùy từng trường hợp cụ thể các bác sĩ sẽ chỉ định cho phù hợp. Đối với t.rẻ e.m, t.uổi cắt amidan thích hợp nhất là từ 4 t.uổi trở lên. Nếu cắt amidan khi trẻ còn quá nhỏ có thể ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch. Tuy nhiên, trường hợp trẻ có biểu hiện ngưng thở lúc ngủ thì phải cắt amidan ở bất cứ t.uổi nào, điều này sẽ tránh nguy cơ đột tử do thiếu oxy.
Sau phẫu thuật cắt amidan trẻ có thể ăn được ngay những thức ăn mềm như sữa, cháo, súp… Không nên cho trẻ ăn những thức ăn nóng, cứng, chua và cay như nước chanh, nước cam, bánh mì nướng, bim bim, khoai tây rán, bánh quy cứng… Trẻ có thể tắm rửa bình thường và nghỉ ngơi hoàn toàn trong vài ngày đầu sau phẫu thuật, sau đó tăng dần các hoạt động thể chất. Tuy nhiên, tránh để cho trẻ hoạt động mạnh trong 2 tuần đầu sau mổ. Thời gian này trẻ dễ bị cảm lạnh hay n.hiễm t.rùng, vì thế cần cách ly trẻ với những người bị ốm trong gia đình và hạn chế khách đến thăm. Tránh đến nơi đông người để đề phòng lây nhiễm bệnh.
Lời khuyên bác sĩ
Viêm amidan quá phát thường gặp ở trẻ có thể trạng yếu, để phòng tránh bệnh viêm amidan ở kỳ quá phát thì cha mẹ cần hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, duy trì tối đa 2 lần/1 ngày, kèm theo dùng nước muối ấm súc miệng sẽ giúp cản trở sự xâm nhập của các loại vi khuẩn gây hại.
Khi ra ngoài trẻ cần đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn sau khi về nhà hoặc tiếp xúc các vết bẩn.
Trẻ cần chú ý mặc ấm khi thời tiết chuyển mùa, đặc biệt là ở vùng tai – mũi – họng cần phải được giữ ấm và che chắn một cách cẩn thận.
Vào mùa lạnh cha mẹ cần tăng cường cho trẻ ăn uống các loại dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như vitamin có sẵn trong rau, củ, quả. Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm quá cứng, cay, nóng và các loại thức uống lạnh như nước đá và kem.
Cha mẹ cần rèn luyện cho trẻ thói quen uống nhiều nước lọc, để giúp giảm cảm giác khô rát ở vùng họng. Xây dựng chế độ rèn luyện sức khỏe, nghỉ ngơi lành mạnh giúp tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh.