9 biến chứng phẫu thuật thẩm mỹ bạn nên biết

Bạn muốn phẫu thuật thẩm mỹ nhằm cải thiện những khiếm khuyết trên cơ thể? Trước khi quyết định thực hiện bất kỳ một liệu pháp nào, bạn nên tìm hiểu kỹ các biến chứng thẩm mỹ để hạn chế rủi ro ngoài ý muốn.

1. Ổ tụ m.áu

Ổ tụ m.áu là tập hợp m.áu bên ngoài mạch m.áu, có thể hình thành một vết bầm nhỏ hoặc gây đau và sưng tấy. Trường hợp này chiếm khoảng 1% biến chứng trong các ca phẫu thuật nâng ngực. Đây cũng là biến chứng phổ biến nhất sau khi bạn thực hiện căng da mặt với tỷ lệ 1% nhưng thường gặp ở nam giới hơn so với nữ.

Ổ tụ m.áu là nguy cơ xảy ra gần như trong hầu hết các ca phẫu thuật. Giải pháp điều trị thường đòi hỏi phải thực hiện thêm phẫu thuật bổ sung để rút m.áu nếu m.áu tụ quá nhiều.

2. Tụ dịch huyết thanh

Hiện tượng này xảy ra khi huyết thanh tích tụ dưới bề mặt da, gây nên tình trạng sưng và đau. Tụ dịch có thể xuất hiện sau bất kỳ ca phẫu thuật nào và là biến chứng phổ biến nhất khi bạn nằm sấp với khoảng 15 – 30% số bệnh nhân. Vì huyết thanh có thể bị n.hiễm t.rùng nên bạn sẽ cần thường xuyên rút huyết thanh bằng ống dẫn dịch ra ngoài.

3. Tình trạng mất m.áu

Không chỉ riêng gì phẫu thuật thẩm mỹ, mất m.áu cũng là một biến chứng rất thường gặp khi bạn thực hiện bất kỳ ca phẫu thuật nào. Tuy nhiên, tình trạng mất m.áu quá nhiều có thể gây giảm huyết áp và khả năng t.ử v.ong cao.

Tình trạng mất m.áu thường xảy ra ngay trên bàn mổ nhưng vẫn có khả năng xuất hiện sau khi bạn đã thực hiện xong ca phẫu thuật.

4. N.hiễm t.rùng

Bước chăm sóc sau phẫu thuật thường được áp dụng để giảm thiểu nguy cơ n.hiễm t.rùng nhưng đây vẫn là một trong những biến chứng phổ biến khi phẫu thuật thẩm mỹ. Tỷ lệ n.hiễm t.rùng thường nằm trong khoảng từ 1,1 – 2,5% số trường hợp nâng ngực.

Viêm mô tế bào n.hiễm t.rùng da có thể xảy ra sau phẫu thuật. Trong một số trường hợp, n.hiễm t.rùng sẽ xảy ra bên trong (nội n.hiễm t.rùng) và cần phải dùng kháng sinh tiêm tĩnh mạch (IV).

5. Tổn thương thần kinh

Khả năng tổn thương thần kinh xuất hiện trong rất nhiều quy trình phẫu thuật khác nhau. Triệu chứng tê và ngứa ran phổ biến sau phẫu thuật thẩm mỹ có thể là dấu hiệu của tổn thương thần kinh. Đa số tổn thương xảy ra tạm thời nhưng một số trường hợp có thể là vĩnh viễn.

Một số phụ nữ sẽ gặp sự thay đổi về độ nhạy của vú sau phẫu thuật nâng ngực, trong đó 15% nhận thấy sự thay đổi độ nhạy đầu vú vĩnh viễn.

6. Huyết khối tĩnh mạch sâu & thuyên tắc động mạch phổi

Huyết khối tĩnh mạch sâu là tình trạng xảy ra khi cục m.áu đông hình thành trong các tĩnh mạch sâu, thường xuất hiện ở chân. Những cục m.áu đông này vỡ ra và di chuyển đến phổi sẽ gây ra thuyên tắc động mạch phổi. Các biến chứng này tương đối hiếm gặp, chỉ ảnh hưởng đến 0,09% trong tất cả các ca phẫu thuật thẩm mỹ nhưng rất nguy hiểm vì có thể gây t.ử v.ong.

Các quy trình phẫu thuật ở vùng bụng có nguy cơ gây huyết khối tĩnh mạch sâu và thuyên tắc động mạch phổi cao hơn. Nguy cơ m.áu đông tăng cao gấp 5 lần đối với những những người thực hiện nhiều quy trình phẫu thuật so với những những người chỉ thực hiện một quy trình.

7. Tổn thương nội tạng

Các phẫu thuật hút mỡ tiềm ẩn nguy cơ gây nhiều tổn thương cho các cơ quan nội tạng. Đầu dò phẫu thuật khi tiếp xúc với các cơ quan nội tạng có thể gây thủng ở cơ quan này, dẫn đến t.ử v.ong. Bác sĩ thường sẽ chỉ định làm phẫu thuật bổ sung để khắc phục những tổn thương ở nội tạng.

8. Nguy cơ để lại sẹo

Sẹo thường là một phần khó tránh trong các ca phẫu thuật nhưng phẫu thuật thẩm mỹ là nhằm cải thiện diện mạo của bạn nên sẹo có thể trở thành một vấn đề lớn. Biến chứng phẫu thuật thẩm mỹ thường gặp là sẹo phì đại, xảy ra ở tỷ lệ khoảng 1 – 3,7% khi thực hiện các phẫu thuật ở bụng.

9. Biến chứng gây mê

Thuốc mê được sử dụng để ca phẫu thuật diễn ra mà không gây cho bệnh nhân cảm giác đau đớn. Tuy nhiên, các biện pháp gây mê đôi khi lại gây ra rất nhiều biến chứng như n.hiễm t.rùng phổi, đột quỵ, đau tim hay thậm chí t.ử v.ong. Tỉnh thuốc mê giữa chừng ca phẫu thuật rất hiếm nhưng vẫn có khả năng xảy ra. Những biến chứng thuốc mê phổ biến nhất thường là:

Run

Buồn nôn

Mất phương hướng

Không phải ai cũng đều hài lòng với kết quả phẫu thuật thẩm mỹ mà mình nhận được. Tuy không hề gặp phải vấn đề gì nghiêm trọng, nhưng không ít người lại cho rằng ca phẫu thuật không thành công chỉ đơn giản vì không thích kết quả.

Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về tất cả nguy cơ có thể xảy ra để dự trù cho những tình huống xấu nhất. Bạn cũng nhớ lựa chọn các cơ sở thẩm mỹ uy tín để giảm nguy cơ gặp phải biến chứng đến mức thấp nhất nhé.

Tuyết Trinh

Theo khoe365

Thực hư việc túi ngực bị nổ do áp suất máy bay

Hầu hết các chuyên gia đều cho rằng việc túi ngực phẫu thuật thẩm mỹ bị nổ khi đi máy bay là không thể.

Chuyến bay VN1262 của Vietnam Airlines khởi hành từ TP.HCM đi Vinh (Nghệ An) ngày 26/7 vừa qua phải hạ cánh khẩn cấp tại Đà Nẵng, để cấp cứu một nữ hành khách bị ra m.áu ở ngực trái. Nữ hành khách sau đó được chẩn đoán bị vỡ túi ngực phẫu thuật thẩm mỹ do chênh lệch áp suất trên máy bay.

Tuy nhiên, bác sĩ Hoàng Văn Hồng, quyền Trưởng khoa Phẫu thuật Tạo Hình Thẩm mỹ, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội khẳng định, khó có thể xảy ra chuyện vỡ túi ngực do áp suất trên máy bay.

Theo ông, nữ bệnh nhân cấp cứu do ra m.áu từ vết mổ sau phẫu thuật nâng ngực, chứ không phải nổ túi ngực như nhiều người vẫn đồn đoán. Ngoài ra, dù vết mổ bị tổn thương nhưng túi ngực của bệnh nhân vẫn còn nguyên, không hề bị vỡ.

“Bệnh nhân làm phẫu thuật thẩm mỹ tại một cơ sở ở TP.HCM, do lên máy bay sớm khi vết mổ chưa được chăm sóc, theo dõi nên mới xảy ra sự việc như vậy, chứ không phải do túi sillicone độn ngực bị nổ, vỡ”, bác sĩ Hồng nói.

Túi ngực được làm bằng sillicon, khá bền, ô tô chèn qua cũng khó nổ. (TMHQ)

Về khả năng nổ túi ngực do chênh lệch áp suất trên máy bay, TS.BS Nguyễn Hữu Thọ, Phó chủ tịch Hội Phẫu thuật – Tạo hình và Thẩm mỹ Hà Nội, nguyên Chủ nhiệm khoa Phẫu thuật – Hàm mặt – Tạo hình, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cũng cho biết, trường hợp này rất khó có thể xảy ra.

“Áp suất khí quyển và trong khoang hành khách của máy bay đều khá tương đương nhau, gần giống mặt đấy ở khoảng 760mmHG. Khi cất cánh, máy bay lên cao, áp suất bên ngoài sẽ thay đổi nhưng bên trong máy bay thì giữ nguyên, trừ khi bay vào môi trường không khí loãng.

Ngoài ra, túi ngực hiện nay được cấu tạo hiện đại, độ bền cao, thậm chí ô tô đè qua còn không vỡ thì chuyện nổ túi ngực như lời đồn là rất khó”, bác sĩ Thọ nói.

Cùng chung quan điểm trên, TS.BS Phạm Cao Kiêm – nguyên Trưởng khoa Phẫu thuật thẩm mỹ, Bệnh viện Da liễu Trung ương cũng khẳng định, dù trước đây có nhiều trường hợp được nhắc đến và cho rằng túi ngực sillicon bị nổ khi đang đi trên máy bay, nhưng đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh nguy cơ bị nổ túi ngực trong trường hợp này. Vì vậy mà các chị em không nên quá lo lắng.

Theo bác sĩ Kiêm, việc phụ nữ phẫu thuật thẩm mỹ ngực hiện nay là nhu cầu làm đẹp chính đáng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, các chị em cần tìm hiểu và thực hiện ở những cơ sở thẩm mỹ uy tín, được cấp phép đủ điều kiện phẫu thuật.

Túi ngực chỉ bị thủng, vỡ khi ở quá lâu trong cơ thể, do kim loại sắc nhọn chọc vào hoặc do tiết dịch khoang muộn nhưng rất hiếm. (Ảnh: Soha)

Bác sĩ Kiêm cũng lưu ý, việc phẫu thuật nâng ngực từ trước tới nay phải được thực hiện bởi các bác sĩ được đào tạo bài bản, có chuyên môn và kinh nghiệm xử lý kịp thời tình huống hoặc biến chứng nếu có.

“Các chị em trước khi phẫu thuật nâng ngực đều phải được thăm khám, kiểm tra sức khỏe kỹ càng. Đủ điều kiện mới được thực hiện.

Việc kiểm tra vùng ngực sau mổ cũng rất quan trọng để có thể xác định được những biến chứng như: ra m.áu, n.hiễm t.rùng, ngực không cân đối, hay xa hơn là co bao, bao xơ gây biến dạng ngực, mất cân xứng, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Chính vì vậy phẫu thuật nâng ngực chỉ được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn, kinh nghiệm và được cấp phép”, bác sĩ Kiêm nói.

Sức khỏe nữ hành khách ra sao?

Sau ca phẫu thuật kéo dài 2 tiếng đồng hồ, sức khỏe của nữ hành khách bị vỡ túi ngực thẩm mỹ trên máy bay của Vietnam Airlines đã ổn định.

“Bệnh nhân H. nhập viện trong tình trạng nguy kịch, xuất huyết nghiêm trọng. Sau khi tiếp nhận, bệnh viện khẩn trương phẫu thuật và sau 2 tiếng đồng hồ, ca phẫu thuật thành công”, tiến sĩ, bác sỹ Phạm Nguyễn Cẩm Thạch, Giám đốc Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng cho biết, ngày 26/7.

“Túi ngực có thể bị rách khi để quá lâu trong ngực. Lúc này bao xơ của cơ thể sẽ bóp, làm biến dạng, tạo thành các nếp gấp và có thể gây rách túi ngực. Trường hợp khác, túi ngực cũng bị vỡ do có dị vật ngọn đ.âm vào hoặc bị hội chứng tiết dịch khoang muộn. Nhưng biến chứng này cực kỳ hiếm” – theo bác sĩ Hoàng Văn Hồng, quyền Trưởng khoa Phẫu thuật Tạo Hình Thẩm mỹ, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Theo VTC

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *