Nhiều người có xu hướng né tránh việc khám bệnh, vì sợ rằng “khám sẽ ra bệnh”.
Cần phải gặp bác sĩ khi nốt ruồi, đốm đen và tàn nhang trên cơ thể xuất hiện mới hoặc thay đổi – Ảnh minh họa: Shutterstock
Nhưng bệnh tật là một phần không thể tránh khỏi trong cuộc sống của mỗi người. Phát hiện bệnh sớm có thể tăng cơ hội chữa lành bệnh, lại ít tốn kém, sẽ tốt biết bao so với việc biết quá muộn.
Chính vì vậy, việc cảnh giác với bất kỳ sự bất thường và thay đổi nào trong cơ thể để khám chữa bệnh kịp thời là vô cùng cần thiết.
Sau đây là 10 điều quan trọng mà cơ thể đang cố nói với bạn và bạn không nên bỏ qua, theo Get Healthy Lab.
1. Đau ngực
Có hơn 30 lý do dẫn đến đau ngực và rất ít trường hợp là “không có gì”. Mặc dù cơn đau ngực có thể chỉ là ợ nóng, nó cũng có thể báo động một cơn đau tim. Đừng cố lướt qua cơn đau và chấp nhận rủi ro.
Nếu đau ngực kèm theo cảm giác khó thở, mệt, ra mồ hôi lạnh, mạch đ.ập không đều hoặc nhanh, hoặc cảm thấy lo lắng về cơn đau, hãy đi cấp cứu ngay.
2. Mệt
Bất cứ ai cũng có thể mệt, nhưng thường có lý do. Nhưng nếu mệt không vì những lý do thông thường, có thể đã có điều gì đó không ổn đang diễn ra trong cơ thể. Có thể là sự mất cân bằng dinh dưỡng hoặc vấn đề về tuyến giáp và đa số bệnh ung thư đều gây mệt lả. Nếu lúc nào cũng thấy mệt và đuối sức, cần đi bác sĩ ngay.
3. Đau đầu
Khi bị đau đầu, cơ thể đang cố nói với bạn điều bí ẩn gì đó. Tuy nhiên, nhiều người thường chỉ uống thuốc giảm đau và hy vọng sẽ khỏi! Nếu uống nhiều nước và nghỉ ngơi cũng không khỏi mà càng đau nhiều hơn thì hãy đi kiểm tra ngay. Bởi vì có thể do thiếu hụt dinh dưỡng, thiếu ngủ hoặc căng thẳng hoặc vấn đề gì đó nghiêm trọng hơn.
4. Đại tiện thường xuyên thay đổi
Hãy gặp bác sĩ nếu thói quen đại tiện thường xuyên thay đổi, ít lần hơn hoặc nhiều lần hơn bình thường, với sự khác biệt trong phân. Có thể do thay đổi thói quen sống, hoặc có thể do bệnh gây ra.
5. Sụt cân không rõ nguyên nhân
Sụt cân bất thường có thể là một dấu hiệu của một biến chứng sức khỏe nghiêm trọng. Có thể do bệnh tiểu đường, ung thư, nhiễm vi rút, bệnh đường ruột, trầm cảm… Cần khẩn cấp đi khám để tìm nguyên nhân.
6. Nốt ruồi và tàn nhang
Cần phải gặp bác sĩ khi nốt ruồi, đốm đen và tàn nhang trên cơ thể xuất hiện mới hoặc thay đổi. Nốt ruồi lạ không cân đối hoặc màu nâu có thể là khối u ác tính. Nếu không chắc chắn, hãy chú ý đến màu sắc, sự thay đổi về hình dạng và sự không cân đối của nó. Trong khi nhiều nốt ruồi và tàn nhang là vô hại, sự thay đổi bất thường của chúng có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng.
7. Rụng tóc
Mặc dù nam giới bị hói đầu là điều bình thường, phụ nữ bị rụng tóc lại là điều bất thường. Nếu bạn thấy mình rụng nhiều tóc hơn mức trung bình, tóc thưa hơn nhiều so với trước đây, hãy đi khám gấp. Tóc rụng có thể do bệnh tự miễn hoặc thiếu dinh dưỡng.
8. Ngáy
Ngáy có thể góp phần gây ra bệnh tim đồng thời gây mệt mỏi và giảm lượng ô xy trong cơ thể. Hãy đi khám xem có phải do ngưng thở khi ngủ không, và liệu giảm cân có thể giúp cải thiện không.
9. Khát nước
Thèm uống nước và khát thường xuyên có thể là dấu hiệu của các vấn đề về tim và thận cũng như bệnh tiểu đường loại 2. Hãy gặp bác sĩ ngay nếu lúc nào cũng thấy khát nước.
Cơ thể rất hiếm khi có một triệu chứng hoặc tác dụng phụ nào mà không có nguyên nhân. Bạn không đột nhiên nổi mụn hay đau cơ, đau lưng hoặc mệt mỏi mà không có lý do. Cơ thể liên tục đưa ra các triệu chứng và dấu hiệu để báo động. Thay vì né tránh, hãy giải quyết tận gốc vấn đề.
Ngoài ra, hãy ăn một chế độ ăn uống cân bằng, tập thể dục, duy trì cân nặng hợp lý và kiểm tra thể chất thường xuyên.
Theo Thanh niên
Chỉ cần làm cách này, bạn sẽ hết ngủ ngáy ngay lập tức
Ngủ ngáy hay còn gọi là ngáy khi ngủ, là triệu chứng xảy ra trong lúc ngủ: vùng họng sau bị hẹp lại. “Âm thanh” này ít nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như gây khó chịu cho những người xung quanh.
Nguyên nhân của việc ngủ ngáy
Theo đó, khi người ngủ hít thở, một lượng khí vào, nhưng do đi qua một vùng hẹp hơn làm các niêm mạc mô xung quanh rung lên tạo nên một loại âm thanh mà người ta gọi đó là ngáy.
Mọi trở ngại cho sự lưu thông bình thường của không khí giữa thanh quản và mũi đều là nguyên nhân của tật ngáy, ví dụ như nghẹt mũi, lưỡi gà và màn vòm quá dài, chân lưỡi dày, amiđan quá lớn…
Người ngáy thường bị ngưng thở một thời gian khá lâu, do các phần mềm và niêm mạc của cuống họng làm nghẹt khí quản, hai lá phổi và não bị thiếu dưỡng khí. Khi đó, não sẽ phát ra tín hiệu làm giãn nở cuống họng và khí quản, làm cho quá trình hô hấp trở lại bình thường.
Nếu những rối loạn diễn ra liên tục sẽ gây ra chứng ngưng thở khi ngủ, khiến giấc ngủ không ngon và thời kỳ ngủ say bị ngắt quãng. Hậu quả là bộ não không nghỉ ngơi hoàn toàn sau một ngày hoạt động, khiến người bệnh trở nên bần thần, mệt mỏi. Nghiêm trọng hơn là sóng điện não bị xáo trộn, làm người bệnh giảm trí nhớ, năng suất làm việc, mệt mỏi, khó tập trung và ngủ gật ban ngày…
Người ngủ ngáy gây khó chịu cho những người xung quanh. Ảnh minh họa
Cách điều trị bệnh ngủ ngáy
1. Nằm nghiêng
Khi bạn nằm ngửa, lưỡi và vòm miệng mềm sẽ đè vào cổ họng, gây cản trở hơi thở và tạo ra những âm thanh không mấy dễ chịu.
Vậy nên khi nằm nghiêng, nó sẽ giúp cổ họng bạn luôn mở và nhiều khả năng sẽ giúp khổ chủ thay đổi những âm thanh trên.
2. Thở bằng mũi
Thở bằng miệng dễ gây tiếng ngáy, cho nên tốt nhất là bạn nên hít thở sâu bằng mũi trước khi đi ngủ. Đối với cách này, bạn nên vệ sinh mũi sạch sẽ trước khi lên giường. Hơn thế nữa, nó cũng giúp cải thiện giấc ngủ.
3. Giảm cân
Vấn đề này cũng tương tự như cách đầu tiên, khi đang thừa cân, phổi và cổ bạn sẽ làm cản trở không khí đi vào, gây ra tiếng ngáy.
Nhưng đó chỉ là 1 phần rất nhỏ gây khó chịu, bởi béo phì, thừa cân còn nguy hiểm hơn rất nhiều, nó làm tăng nguy cơ bị ngưng thở khi đang ngủ.
4. Nút tai
Nếu đến cơ sở y tế mà vẫn không có hiệu quả thì có lẽ bạn có thể sử dụng nút bịt tai để có thể có những giấc ngủ ngon hơn. Chỉ cần lưu ý, đừng quá làm dụng nó, vì đôi tai của bạn cũng cần được nghỉ ngơi.
5. Liệu pháp tự nhiên
Cây tầm ma là một trong những lựa chọn tối ưu nhất cho người ngủ ngáy. Cho 1 cốc lá tầm ma khô vào 2 cốc nước sôi trong khoảng 10-15 phút rồi uống trước khi đi ngủ và bạn sẽ cảm nhận rõ ràng hiệu quả.
Nguyễn Phượng
Theo ĐS&PL