9 t.uổi bị đột quỵ

B.é g.ái 9 t.uổi đột ngột yếu tê bì nửa người bên trái, đi viện cấp cứu, bác sĩ xác định bị đột quỵ do nhồi m.áu não.

Kết quả chụp cắt lớp vi tính tại bệnh viện tỉnh Hà Nam chưa phát hiện tổn thương, nhưng qua hội chẩn, đ.ánh giá với Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai, các chuyên gia nghĩ đến nguy cơ đột quỵ. Khi chuyển lên Hà Nội điều trị vào tuần trước, kết quả chụp cộng hưởng từ phát hiện nhồi m.áu não.

Bệnh nhi được chữa trị, phục hồi tốt. Bác sĩ tìm nguyên nhân nhưng chưa phát hiện bất thường, trẻ phát triển bình thường, khỏe mạnh, gia đình cũng không có t.iền sử.

Đây là một trong những ca đột quỵ ở người rất trẻ được phó giáo sư Mai Duy Tôn, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai, chia sẻ tại Hội nghị Khoa học chuyên đề Đột quỵ, ngày 29/4.

Bác sĩ Tôn cho biết, trong 5 tháng thành lập Trung tâm đột quỵ, số bệnh nhân phải nhập viện vì đột quỵ lên đến 5.000 trường hợp. Trong đó, khoảng 10% là người trẻ (dưới 45 t.uổi). Dự kiến cuối năm, Trung tâm sẽ công bố báo cáo quốc tế trên 800 bệnh nhân đột quỵ trẻ.

Hầu hết người trẻ chủ quan không nghĩ đến đột quỵ mà nghĩ đến bệnh lý khác, nên dễ bỏ qua giai đoạn sớm của bệnh. Điển hình, b.é g.ái 12 t.uổi ở Phú Thọ được đưa đến viện muộn, sau 12 giờ sau khởi phát, vì triệu chứng không rõ ràng. Bệnh nhi đột ngột nhìn mờ, khi đưa đến viện mới được chẩn đoán phình thông động tĩnh mạch.

“Trường hợp này rất may phát hiện ra nguyên nhân, được cấp cứu, phẫu thuật kịp thời, kẹp túi phình, lấy được m.áu tụ nên bé hồi phục hoàn toàn”, bác sĩ Tôn cho hay.

Một ca cấp cứu tại bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: T.L

Bác sĩ Tôn cho biết trong số các bệnh nhân đột quỵ chỉ có 30% đến viện trong thời gian vàng (từ khi có triệu chứng đến 4,5 giờ, muộn nhất là 6 giờ). Số còn lại đến viện muộn khi đã qua giai đoạn vàng, bởi khi mới đột quỵ biểu hiện nhẹ nên người bệnh chủ quan chờ xem có hồi phục không hoặc dùng thuốc theo tuyên truyền. Đến khi nặng lên, người nhà đưa đến viện thì đã qua giai đoạn tối ưu để điều trị.

Hầu hết đột quỵ ở người trẻ liên quan đến yếu tố nguy cơ, như tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa, bệnh lý tim mạch, lối sống không lành mạnh như lạm dụng thuốc, đồ uống có cồn, ít vận động thể lực… Đột quỵ ở người trẻ còn do những bất thường bẩm sinh như dị dạng mạch m.áu não vốn có từ bé, đến thời điểm, các phình mạch đủ lớn gây ra vỡ.

Việc điều trị người bệnh đột quỵ cần tiến hành nhanh chóng tối đa, bao gồm chẩn đoán và xử trí cấp cứu, đặc biệt là tiến hành tiêu huyết khối trong 4-5 giờ đầu. Đồng thời, người bệnh cần được phối hợp với các chuyên khoa khác như chẩn đoán hình ảnh để can thiệp nội mạch lấy huyết khối cấp cứu; phẫu thuật thần kinh để mổ cấp cứu cho người bệnh xuất huyết não, xuất huyết dưới nhện, nhồi m.áu diện rộng…

Bệnh nhân đột quỵ nặng cũng cần được hồi sức thần kinh, thực hiện các thủ thuật cấp cứu tại giường, tập luyện phục hồi chức năng sớm ngay giai đoạn cấp. Các chiến lược giáo dục, dự phòng tái phát đối với người bệnh cũng rất quan trọng.

“Trung tâm đang cố gắng phát triển toàn diện, không chỉ điều trị chuyên sâu đột quỵ cho người trưởng thành mà cho người trẻ, t.rẻ e.m. Hy vọng người dân nhận thức được bệnh, đến viện sớm nhất để được hưởng lợi trong cửa sổ vàng, trước 4,5 giờ là tốt nhất”, bác sĩ Tôn nói.

Theo bác sĩ Tôn, hiện việc điều trị đột quỵ tại Trung tâm đã tiếp cận trình độ của các nước tiên tiến như Mỹ, Anh, với các phương pháp điều trị mới, thuốc mới. Ngày 29/4, Trung tâm được trao Chứng nhận Kim cương – Tiêu chuẩn chất lượng cao nhất của Tổ chức Đột quỵ Thế giới dành cho các Trung tâm Đột quỵ.

Chuyên gia khuyến cáo khi có dấu hiệu nghi ngờ cần gọi ngay 115 để được hướng dẫn và nhanh chóng chuyển bệnh nhân đến bệnh viện.

Với trẻ nhỏ dưới 15 t.uổi, nếu gia đình có bố mẹ bị đột quỵ do căn nguyên mạch m.áu, vỡ phình mạch, vỡ phình thông động tĩnh mạch, có t.iền sử bệnh nền như gan thận đa nang thì nên tầm soát mạch m.áu não để phát hiện bất thường liên quan di truyền do bố hoặc mẹ có các dị dạng.

Thay huyết tương cứu bệnh nhân mắc chứng bệnh 90% t.ử v.ong

Sáng 28/4/2021, BS. CKII Phạm Thanh Phong – Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, bệnh viện vừa điều trị thành công trường hợp bệnh lý rất hiếm gặp “Ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối”

Ông Đ.T.H, 72 t.uổi, quê Sóc Trăng được chuyển đến BVĐK Trung ương Cần Thơ lúc 17 giờ ngày 15/4/2021, từ bệnh viện tuyến dưới trong tình trạng lơ mơ, không tiếp xúc, yếu tay chân với chẩn đoán: nhồi m.áu cơ tim cấp có nhồi m.áu não, giảm tiểu cầu nặng chưa rõ nguyên nhân.

Ông H. đã thoát cửa tử

Khám lâm sàng bệnh nhân hôn mê, sốt cao, xuất huyết dạng chấm, nốt 2 cẳng chân. Tình trạng thiếu m.áu – giảm tiểu cầu mức độ nặng, tiến triển nhanh.

Bệnh nhân được nhanh chóng thực hiện các xét nghiệm để hoàn thiện chẩn đoán và chẩn đoán xác định: Ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối (TTP).

Bệnh nhân hội đủ “ngũ chứng” của ca bệnh chẩn đoán xác định ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối như vừa thiếu m.áu mức độ nặng vừa biểu hiện tan m.áu qua chỉ số bilirubin tăng, đông m.áu cơ bản trong giới hạn bình thường, chỉ trừ giảm tiểu cầu mức độ nặng, tiến triển nhanh.

Số lượng tiểu cầu bệnh nhân giảm còn 9×109/L là mức rất thấp, xuất huyết dạng chấm, nốt 2 cẳng chân, có thể gây nguy hiểm tính mạng bệnh nhân bất cứ lúc nào. Hôn mê, sốt cao và suy thận.

Bệnh nhân được điều trị tại khoa Hồi sức tích cực bệnh viện với các phương pháp:

– Thay huyết tương cấp cứu.

– Thuốc ức chế miễn dịch.

– Truyền khối hồng cầu.

– An thần, hỗ trợ hô hấp thở máy, dinh dưỡng nâng đỡ thể trạng, chăm sóc triệu chứng.

Trong quá trình điều trị, bệnh nhân hôn mê sâu, co giật liên tục.

Với nỗ lực cao nhất, thầy thuốc của BVĐK Trung ương Cần Thơ, sau 13 ngày điều trị nội khoa và thay huyết tương nhiều đợt, bệnh nhân đã tỉnh táo, ngưng được máy thở, rút được nội khí quản, số lượng tế bào tiểu cầu cũng dần trở về giá trị bình thường (số lượng tiểu cầu bình thường là 150-300 x109/L).

Tổng số lượng huyết tương tươi đông lạnh được huy động điều trị cho bệnh nhân là 207 đơn vị.

Sáng 29/4/2021 bệnh nhân tỉnh, thực hiện y lệnh chính xác và đang tiếp tục điều trị tại Khoa Nội Tiêu hóa huyết học lâm sàng.

Theo BS. CKII Dương Thiện Phước – Trưởng khoa Hồi sức tích cực chống độc bệnh viện, đây là trường hợp đầu tiên Khoa Hồi sức tích cực chống độc điều trị thành công bệnh lý “Ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối” bằng kỹ thuật thay huyết tương.

ThS.BS Nguyễn Thị Minh Thy – Trưởng khoa Huyết học truyền m.áu bệnh viện cho biết: TTP (Thrombotic Thrombocytopenic Purpura: ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối) là bệnh lý hiếm gặp với tỷ lệ mắc khoảng 3,7 ca trong 1 triệu dân.

Ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối (Thrombotic Thrombocytopenic Purpura – TTP) là một rối loạn hiếm gặp dẫn đến thiếu m.áu huyết tán vi mạch và giảm tiểu cầu.

Trong bệnh này, các cục m.áu nhỏ hình thành trên khắp cơ thể của người bệnh nhưng những cục m.áu nhỏ này có thể gây hậu quả rất nặng nề.

Các cục m.áu nhỏ có thể chặn các mạch m.áu đến các cơ quan trong cơ thể, dẫn đến làm tổn hại chức năng của các cơ quan quan trọng, chẳng hạn như tim, não và thận.

Về cơ chế bệnh sinh được cho rằng do sự thiếu hụt enzyme phân giải yếu tố Von Willebrand còn được gọi là ADAMTS13

Khi thực hiện kỹ thuật thay huyết tương sẽ giúp giảm tỉ lệ t.ử v.ong xuống dưới 15%. Thành công của việc thay huyết tương mở ra triển vọng mới trong điều trị hội chứng này trong hoàn cảnh lâm sàng hiện nay.

Ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối cần phải chẩn đoán nhanh chóng và chính xác. Nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, hơn 90% bệnh nhân sẽ t.ử v.ong.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *