9 thói quen tai hại khiến xương của bạn bị “hủy hoại” hàng ngày

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng thiếu cân bằng thì những thói quen không lành mạnh hằng ngày cũng là nguyên nhân khiến bạn dễ bị loãng xương.

Ăn quá mặn sẽ khiến xương bạn dần bị loãng – Ảnh: Minh họa

– Ăn quá nhiều muối

Bạn ăn nhiều muối bao nhiêu sẽ khiến lượng canxi trong cơ thể bị thất thoát bấy nhiêu. Canxi tổn thất bao nhiêu thì x.ương c.ốt lại mềm yếu bấy nhiêu.

Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa là bạn “nhịn” muối. Tốt nhất nên ăn muối theo khuyến cáo. Cụ thể, khoảng 5g muối/ngày/người. Tổng lượng natri không nên ít hơn 2.3g/ngày.

– Khẩu phần ăn hàng ngày quá nhiều protein

Phần lớn chúng ta đang ăn nhiều protein hơn mức cần thiết. Chế độ ăn giàu protein có thể gia tăng việc mất canxi qua đường tiểu, làm giảm độ khoáng xương, dễ gây loãng xương. Do đó, bạn nên thực hiện chế độ ăn hợp lý, cân bằng thịt cá, hải sản và rau củ quả để phòng tránh loãng xương.

– Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

Ánh nắng mặt trời có thể làm tăng nguy cơ ung thư da nhưng vitamin D trong ánh nắng mặt trời lại giúp hấp thu canxi. Vì thế phơi nắng đúng cách sẽ giúp bạn hạn chế được tình trạng loãng xương.

Theo khuyến cáo, người trưởng thành dưới 50 t.uổi cần 400-800 IU vitamin D/ngày và người trưởng thành trên 50 t.uổi cần 800-1000 IU vitamin D/ngày. Hãy trao đổi với bác sỹ về nhu cầu vitamin D của bạn và các thực phẩm giàu vitamin D bạn có thể bổ sung.

– Lười vận động

Vận động càng nhiều, xương càng khỏe và trái lại, ít vận động sẽ khiến xương yếu hơn. Chính vì thế, cách đơn giản nhất bạn có thể làm mỗi ngày để phòng ngừa loãng xương và các bệnh xương khớp là tập thể dục thường xuyên. Trong đó, chạy bộ là hoạt động dễ thực hiện, không mất nhiều thời gian và phù hợp với mọi lứa t.uổi.

Duy trì thói quen tập thể dục để xương được khỏe mạnh – Ảnh: Minh họa

– Uống rượu bia quá mức

Nếu không muốn bị loãng xương bạn cần phải hạn chế rượu bia. Bởi rượu chính là nguyên nhân cản trở sự hấp thụ canxi của cơ thể, càng uống rượu, cơ thể càng thiếu canxi.

– Uống nhiều cà phê

Cà phê có thể khiến xương của bạn bị loãng, đặc biệt là ở phụ nữ sau mãn kinh bởi sự suy giảm estrogen. Nếu bạn có các yếu tố nguy cơ khác của bệnh loãng xương hoặc bạn uống nhiều hơn 1 ly cà phê mỗi ngày, bạn nên cân nhắc đến việc cắt giảm tiêu thụ cà phê.

– Thường xuyên tiếp xúc với t.huốc l.á

Việc hút hoặc hít khói thuốc thường xuyên sẽ khiến cơ thể bạn không thể hình thành các mô xương mới khỏe mạnh.

Một nghiên cứu cho thấy những người hút thuốc có xác suất gãy xương cao hơn, đòi hỏi thời gian hồi phục lâu hơn. Nếu bạn bỏ hút t.huốc l.á, có thể giảm thiểu những rủi ro và cải thiện sức khỏe xương đáng kể.

– Giảm cân quá đà

Giảm quá nhiều cân có thể sẽ không tốt cho xương. Theo đó, chỉ số khối cơ thể dưới 19 được cho là một yếu tố nguy cơ của bệnh loãng xương. Một nghiên cứu tại đại học Harvard cho thấy, tăng 1 điểm trong thang BMI sẽ làm giảm nguy cơ loãng xương đi khoảng 12%. Những người bị thiếu cân cũng có thể có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, đây cũng là một yếu tố góp phần gây ra tình trạng loãng xương.

– Uống thuốc mà chưa hiểu về chúng

Khi có bệnh, nhiều người không đến gặp bác sĩ mà tự mua thuốc uống ngay. Một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc chữa bệnh phải uống dài ngày sẽ có tác động tiêu cực đến xương.

Một số loại thuốc chống động kinh và corticosteroid như prednisone và cortisone có thể gây mất hoặc hao hụt xương.

Quỳnh Chi

Theo ĐS&PL

4 mối nguy hiểm khi người Việt ăn quá mặn

Muối là gia vị không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, thừa muối sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng đối với cơ thể.

Hiện nay, mức tiêu thụ muối trung bình của mỗi người Việt Nam trong một ngày là 9,4 gam, trong đó nam 10,5 g và nữ 8,3 g, gấp 2 lần so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới. Khoảng 90% người Việt ăn thừa muối.

TS Từ Ngữ, Tổng thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam, khuyến cáo ăn thừa muối sẽ làm ảnh hưởng tới các tạng sau trong cơ thể:

Tim mạch

Ăn nhiều muối sẽ làm tăng gánh nặng cho tim do có liên quan tới bệnh tăng huyết áp. Chuyên gia lý giải nồng độ muối trong cơ thể là ổn định. Con người ăn quá nhiều muối sẽ làm tăng áp lực thẩm thấu trong m.áu. Lúc này, người ăn mặn sẽ cảm thấy khát nước và phải uống nước, đồng nghĩa việc tăng dung lượng m.áu và tăng áp lực lên thành mạch.

“Hai yếu tố tăng khối lượng m.áu và tính thẩm thấu dẫn tới huyết áp cao và quả tim sẽ phải hoạt động nhiều hơn. Đối với người bị tăng huyết áp, ăn mặn có thể dẫn đến hàng loạt các vấn đề như suy tim, suy thận, suy gan, đột quỵ (đứt các mạch m.áu nhỏ). Người cao t.uổi cộng thêm ăn mặn không khác gì án tử luôn treo lơ lửng trên đầu”, TS Từ Ngữ nói.

Còn với trẻ nhỏ, nếu ăn mặn sớm cũng sẽ bị ảnh hưởng tới huyết áp và tăng nguy cơ mắc tăng huyết áp và các bệnh lý khác.

Ăn mặn gây rất nhiều nguy cơ xấu cho cơ thể. Ảnh: Getty Images.

Thận

Theo TS Từ Ngữ, khi ăn nhiều muối, cơ thể sẽ phải tăng đào thải natri qua nước tiểu dẫn tới việc mất đi một số khoáng chất quan trọng như kali, canxi và gây ra bệnh sỏi thận, giảm chức năng thận.

Dạ dày

Chế độ ăn mặn khiến cho lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày bị tổn thương và tăng sự phát triển của vi khuẩn có hại. Người ăn mặn sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày cao hơn so với người thường. Người đã bị viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP, nếu ăn nhiều mặn và chua sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng nguy hiểm.

Xương

Thừa muối sẽ khiến cho quá trình đào thải canxi qua nước tiểu tăng, nguy cơ gây ra loãng xương. WHO khuyến cáo mỗi người trưởng thành không nên ăn quá 5 gram muối/ngày (tương đương một thìa cà phê) để phòng, chống tăng huyết áp, đột quỵ, các bệnh tim mạch, ung thư và bệnh không lây nhiễm khác.

Theo Zing

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *