Thống kê của Bộ Y tế, khoảng 9,5% người bệnh Covid-19 có nhu cầu thở oxy từ nhẹ gồm mask, gọng kính, dòng cao đến nặng như thở máy không xâm nhập, xâm nhập, ECMO.
Thông tin này được Bộ Y tế công bố tại Hội nghị trực tuyến tập huấn trực tuyến triển khai Đề án tăng cường khả năng cung ứng, sử dụng oxy y tế cho các cơ sở điều trị bệnh nhân Covid-19. Hội nghị kết nối hơn 1.000 điểm cầu tại 63 tỉnh/thành phố, sáng 13/9.
Tại một số tỉnh, thành phố phía Nam, nhu cầu oxy y tế ngày càng tăng. Thứ trưởng Trần Văn Thuấn nhấn mạnh phải đầu tư cho hệ thống cung cấp oxy y tế dài hạn. “Mở rộng quy mô sản xuất, mạng lưới cung ứng và hạ tầng kỹ thuật oxy y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh không chỉ cho dịch Covid-19 hiện tại mà còn được duy trì và sử dụng bền vững sau đại dịch”, Thứ trưởng nói.
Ông Nguyễn Minh Tuấn, Vụ trưởng Trang thiết bị và Công trình y tế, Bộ Y tế, cho biết công suất cung ứng oxy trên cả nước mỗi ngày đạt khoảng gần 1.200 tấn oxy lỏng, có thể nâng lên 50-100% khi cần thiết.
Hạ tầng kỹ thuật oxy y tế ở các cơ sở y tế cơ bản đáp ứng công tác khám chữa bệnh thường quy, tồn tại một số hạn chế khi số lượng bệnh nhân Covid-19 tăng cao. Thực tế, nhiều cơ sở ở tuyến quận, huyện chưa có hệ thống oxy trung tâm, thiếu vỏ chứa oxy (như chai, bình, bồn), không dự phòng cơ số vỏ chứa khi phải luân chuyển hoặc hỗ trợ điều trị, quản lý tại nhà, vận chuyển cấp cứu…
Các cơ sở y tế ở vùng sâu khó tiếp cận nguồn cung ứng oxy; khả năng điều phối, huy động nguồn cung ứng oxy chưa đáp ứng kịp thời trong tình huống dịch bệnh tăng cao, thiên tai, thảm họa (bão lụt, mất điện…).
Bệnh nhân thở máy qua nội khí quản tại Bệnh viện Hồi sức Covid-19, ngày 19/7. Ảnh: Thành Nguyễn.
Ngày 7/9, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Đề án tăng cường khả năng cung ứng, sử dụng oxy y tế cho các cơ sở điều trị bệnh nhân Covid-19 . Theo đó, các địa phương chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức kết nối cung – cầu để khai thác và sử dụng có hiệu quả tối đa các nguồn lực sản xuất oxy y tế; chuẩn bị cơ sở hạ tầng oxy y tế điều trị người bệnh Covid-19 theo các kịch bản với phương châm “4 tại chỗ”.
Thứ trưởng Thuấn đưa ra 4 nhóm giải pháp cần làm ngay:
Thứ nhất, rà soát, đ.ánh giá thực trạng hạ tầng kỹ thuật oxy y tế tại các cơ sở y tế các tuyến, có kế hoạch và triển khai đầu tư cải thiện hạ tầng.
Thứ hai, đ.ánh giá khả năng sản xuất oxy, mạng lưới nhà cung cấp, có kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất, cung ứng oxy, bảo đảm đáp ứng nhu cầu theo các kịch bản dịch Covid-19.
Thứ 3, kết nối, điều phối hiệu quả giữa các bên liên quan: sản xuất, cung ứng, vận chuyển và sử dụng oxy để bảo đảm đáp ứng nhu cầu cấp cứu, điều trị. Kiểm soát giá oxy y tế tại địa phương.
Thứ 4, các địa phương thực hiện phương châm “4 tại chỗ”, chủ động chuẩn bị, kịp thời đáp ứng về oxy y tế trong cấp cứu, điều trị.
Tính đến tối 12/9, Việt Nam đã ghi nhận 613.375 ca nhiễm, 15.279 ca t.ử v.ong (tỷ lệ 2,5% tổng số ca nhiễm), gần 60% người đã được điều trị khỏi, khoảng 40% đang điều trị trong cả nước.
Hướng tới can thiệp mạch vành ở những vị trí khó ngay tại bệnh viện Hà Tĩnh
Trở thành đơn vị tim mạch can thiệp độc lập là nền tảng để Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh hướng đến mục tiêu làm chủ các kỹ thuật về can thiệp chi mạch và mạch não trong thời gian tới.
Từ nửa cuối năm 2019, nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của Bộ Y tế, Sở Y tế và Viện Tim mạch quốc gia, Viện Tim Hà Nội…, BVĐK tỉnh Hà Tĩnh đưa vào sử dụng hệ thống chụp mạch số hóa xóa nền (DSA) và triển khai các kỹ thuật tim mạch can thiệp.
Từ nửa cuối năm 2019, BVĐK tỉnh chính thức đưa vào sử dụng hệ thống chụp mạch số hóa xóa nền (DSA) và triển khai các kỹ thuật tim mạch can thiệp.
Sau 1 năm vận hành, BVĐK tỉnh đã làm chủ nhiều kỹ thuật mới trong lĩnh vực tim mạch và chính thức được Viện Tim mạch Việt Nam công nhận là đơn vị tim mạch can thiệp độc lập. Đến nay, BVĐK tỉnh đang hướng đến những kỹ thuật sâu hơn, cao hơn trong lĩnh vực can thiệp mạch vành.
Tiến sỹ Lê Văn Dũng – Phó Giám đốc BVĐK tỉnh chia sẻ: “Để chuẩn bị cho việc triển khai các kỹ thuật tim mạch can thiệp, ngay từ những năm 2014 đến 2019, bệnh viện đã gửi bác sỹ đi đào tạo tại các bệnh viện lớn ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. Nhờ chủ động đi trước một bước về con người nên đến nay bệnh viện đã có được 4 bác sỹ làm can thiệp, 4 điều dưỡng và 2 kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh có năng lực, chuyên môn cao trong lĩnh vực này”.
Để hỗ trợ BVĐK tỉnh, trong suốt quá trình triển khai, Viện Tim mạch quốc gia, Viện Tim Hà Nội, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đều cử chuyên gia, hàng tuần về hỗ trợ, cầm tay chỉ việc cho các y bác sỹ.
Ngày 19/12/2020, BVĐK tỉnh được Viên Tim mạch quốc gia công nhận là đơn vị tim mạch can thiệp độc lập (Ảnh: Lãnh đạo Viên Tim mạch quốc gia trao giấy chứng nhận cho Ban Giám đốc BVĐK tỉnh).
Với các kiến thức được đào tạo và sự hỗ trợ trực tiếp từ các chuyên gia đầu ngành nên trong một thời gian ngắn, các y bác sỹ thuộc đơn vị tim mạch can thiệp của BVĐK tỉnh đã làm chủ được nhiều kỹ thuật can thiệp và có thể độc lập thực hiện các ca cấp cứu nguy hiểm về tim mạch.
Trường hợp của bệnh nhân N.V.Đ (59 t.uổi, TP Hà Tĩnh) là một điển hình. Bị nhồi m.áu cơ tim, vào khoa được 3 phút, bệnh nhân bị ngừng tim. Các bác sỹ cấp cứu phải tiến hành ép tim, đấu nối khí quản. Khi có tim trở lại, bệnh nhân được can thiệp tim mạch thành công bằng việc đặt các stent.
Bác sỹ Phạm Hữu Đà – Trưởng khoa Tim mạch kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhân sau khi đặt sten.
Hay như trường hợp bệnh nhân N.T.Th. (82 t.uổi, Thạch Hà) nhập viện trong tình trạng đau tức ngực trái, cảm giác nặng ngực, đau vai, cổ, khó thở, buồn nôn. Sau khi nhập viện được các bác sĩ thăm khám, làm xét nghiệm, chẩn đoán bị nhồi m.áu cơ tim cấp thành trước rộng giờ thứ 3. Ngay sau khi nhập viện, bệnh nhân Th. đã được tiến hành chụp và can thiệp mạch vành cấp cứu.
Theo nhận định của các bác sỹ, nếu như trước đây khi chưa triển khai được đơn vị tim mạch can thiệp thì những trường hợp như bệnh nhân Đ. và Th. sẽ phải chuyển lên tuyến trên để cấp cứu. Quá trình di chuyển lên tuyến trên mất nhiều thời gian nên rủi ro cho bệnh nhân là rất lớn, khi mà việc cấp cứu cho các bệnh nhân nhồi m.áu cơ tim là một cuộc “chạy đua với thời gian” để giành giật sự sống.
Các bác sỹ BVĐK tỉnh tiến hành can thiệp cho một bệnh nhân bị nhồi m.áu cơ tim.
Qua thống kê, từ khi thành lập đơn vị tim mạch can thiệp cho đến nay, BVĐK tỉnh đã tiến hành chụp mạch cho trên 700 ca, có gần 400 ca phải tiến hành can thiệp, trong đó có nhiều ca nguy hiểm đến tính mạng nhưng đều được can thiệp thành công. Với việc các bác sỹ đã hoàn toàn làm chủ được nhiều kỹ thuật tim mạch can thiệp nên đến cuối năm 2020, đơn vị được Viện Tim mạch quốc gia công nhân là đơn vị tim mạch can thiệp độc lập.
Được biết, hiện nay đơn vị tim mạch can thiệp độc lập của BVĐK tỉnh làm thường quy vào thứ 4 và thứ 7 hằng tuần. Trung bình mỗi tuần có từ 5 – 7 ca chụp và can thiệp. Còn đối với các ca cấp cứu, bệnh viện thực hiện 24/24 giờ.
“Hiện nay bệnh viện tiếp tục gửi các bác sỹ đi đào tạo để hướng đến việc can thiệp mạch vành ở những vị trí khó hơn trong cơ thể như: can thiệp chi mạch, can thiệp mạch não… Khi chúng ta có thể làm chủ được các kỹ thuật này sẽ mang lại ý nghĩa, lợi ích rất lớn cho công tác điều trị, chăm sóc sức khỏe cho bà con nhân dân trên địa bàn” – Tiến sỹ Lê Văn Dũng khẳng định.