Bộ Y tế xếp đậu mùa khỉ vào bệnh truyền nhiễm nhóm B

Bộ Y tế vừa có quyết định bổ sung bệnh đậu mùa khỉ vào danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm B – gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh.

Quyết định số 3044/QĐ-BYT của Bộ Y tế bổ sung bệnh đậu mùa khỉ vào danh mục bệnh truyền nhiễm nhóm B do PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương ký ban hành ngày 9/11 căn cứ trên đề xuất của Cục Y tế Dự phòng. Các hoạt động phòng, chống bệnh được thực hiện theo quy định của luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm và căn cứ vào tính chất nguy hiểm, khả năng lây truyền và tỷ lệ t.ử v.ong của bệnh đậu mùa khỉ.

Bộ Y tế vừa có quyết định bổ sung bệnh đậu mùa khỉ vào danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm B.

Tại nước ta, các bệnh truyền nhiễm được phân làm 3 nhóm. Trong đó, nhóm A là các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ t.ử v.ong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh bao gồm các bệnh bại liệt, cúm gia cầm A(H5N1), bệnh đậu mùa, bệnh COVID-19, bệnh sốt vàng…

Nhóm B gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây t.ử v.ong gồm bệnh do virus Adeno, bệnh do virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS), bạch hầu, cúm, bệnh dại, ho gà, lao phổi, sốt xuất huyết, sốt rét, sởi, bệnh tay chân miệng, thủy đậu…

Nhóm C gồm các bệnh truyền nhiễm ít nguy hiểm, khả năng lây truyền không nhanh (giang mai, lậu, bệnh sốt mò, sán lá gan, sốt xuất huyết do virus Hanta…).

Tình hình dịch bệnh đậu mùa khỉ trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp. Việt Nam cũng đã ghi nhận một số trường hợp mắc bệnh về từ nước ngoài.

Đậu mùa khỉ (monkeypox) không phải là bệnh mới, ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1958 trên các đàn khỉ được nuôi để nghiên cứu.

Trường hợp bệnh đầu tiên ở người được ghi nhận vào năm 1970 tại Cộng hòa Dân chủ Công Gô, kể từ đó bệnh đậu mùa khỉ ở người trở thành bệnh lưu hành ở khu vực Trung Phi và Tây Phi.

Năm 2003, đợt dịch đầu tiên bên ngoài châu Phi là ở Mỹ liên quan đến cầy thảo nguyên (chó đồng) đã dẫn đến hơn 70 ca mắc và sau đó bệnh đậu mùa khỉ được báo cáo rải rác.

Từ tháng 5 đến nay dịch có diễn biến bất thường, lan ra nhiều quốc gia. Thời gian ủ bệnh thường 6-13 ngày, nhưng có thể dao động từ 5-21 ngày. Biểu hiện triệu chứng có thể khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn bệnh, nhưng tương tự như bệnh đậu mùa.

Các triệu chứng thường thấy như là: sốt, đau đầu, đau cơ, đau lưng, sưng hạch bạch huyết, ớn lạnh, mệt mỏi, phát ban có thể nhìn giống như mụn nước xuất hiện trên mặt, bên trong miệng hoặc ở các bộ phận khác của cơ thể như bàn tay, bàn chân, ngực, bộ phận s.inh d.ục hoặc h.ậu m.ôn. Bệnh có thể tự khỏi trong vòng 2-3 tuần.

Ninh Bình: Tăng cường phòng, chống các dịch bệnh truyền nhiễm

Theo Sở Y tế tỉnh Ninh Bình, gần đây, số ca mắc COVID-19 và các bệnh truyền nhiễm như cúm mùa, tay chân miệng có xu hướng tăng.


Số bệnh nhi tại tỉnh Ninh Bình mắc các bệnh truyền nhiễm như tay chân miệng, cúm mùa có xu hướng tăng.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế, ngành Y tế tỉnh đang chỉ đạo các cơ sở trong ngành tăng cường phòng, chống các dịch bệnh truyền nhiễm, hạn chế thấp nhất bùng phát dịch trên diện rộng.

Những ngày đầu tháng 8/2022, số ca mắc COVID-19 trên địa bàn tỉnh bắt đầu tăng lên. Bình quân mỗi ngày, địa phương ghi nhận 40 – 45 ca bệnh thay vì trên dưới chục ca như tháng 6, tháng 7/2022. Hiện toàn tỉnh đang cách ly, điều trị cho 164 ca bệnh. Số ca bệnh xác định cộng dồn từ khi dịch đến nay là gần 104 nghìn ca, có 105 ca t.ử v.ong.

Đối với dịch tay chân miệng, tỉnh ghi nhận số ca mắc tích lũy từ đầu năm đến cuối tháng 7 là trên 100 trường hợp, tăng trên 80 trường hợp so với cùng kỳ năm 2021, không ghi nhận trường hợp t.ử v.ong. Với dịch bệnh sốt xuất huyết Dengue, số mắc tích lũy từ đầu năm đến ngày cuối tháng 7 là gần 40 trường hợp, tăng 31 trường hợp so với cùng kỳ năm 2021, không ghi nhận trường hợp t.ử v.ong. Hiện địa phương chưa ghi nhận ca mắc, nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ song có nguy cơ xâm nhập từ khách du lịch, người nhập cảnh.

Bà Nguyễn Thị Phương Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh cho biết, dịch COVID-19 tuy đã được kiểm soát ổn định song gần đây số mắc có xu hướng gia tăng. Tỷ lệ bệnh nhân cần nhập viện điều trị tăng nhẹ. Sự xuất hiện các biến chủng mới và sự chủ quan, lơ là của cộng đồng trong việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch làm gia tăng nguy cơ dịch bùng phát trở lại.

Với bệnh sốt xuất huyết, tuy số mắc tháng 7/2022 có xu hướng giảm nhẹ so với tháng 6/2022, song mùa mưa mới bắt đầu cộng với sự gia tăng đi lại, du lịch làm tăng nguy cơ dịch bệnh xâm nhập và phát triển thành các ổ bệnh. Vì vậy, ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp phòng, chống dịch ngay tại hộ gia đình và chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng ứng phó trong tình huống dịch bệnh lan rộng. Bên cạnh đó, bệnh tay chân miệng dự báo tháng 8-9/2022, số ca mắc sẽ tăng trở lại; có thể xuất hiện các ổ bệnh lớn tại các trường Mầm non hoặc cụm dân cư do trẻ trở lại trường học sau thời gian nghỉ hè hoặc vào dịp Tết Trung Thu nếu các trường học, người chăm sóc trẻ không thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống bệnh cho trẻ.

Theo bà Nguyễn Thị Phương Hạnh, để chủ động phòng, chống các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thời gian tới, ngành Y tế tỉnh Ninh Bình tập trung nguồn lực, ưu tiên triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh theo các nhóm bệnh cụ thể gồm: nhóm bệnh nguy hiểm mới nổi và tái nổi như COVID-19, đậu mùa khỉ, sốt xuất huyết; nhóm bệnh truyền nhiễm đã có vaccine trong tiêm chủng mở rộng như: lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, Hib, sởi, Rubella, viêm não Nhật Bản; nhóm bệnh truyền nhiễm lây truyền từ động vật sang người như: dại, cúm A (H5N1), cúm A(H7N9), liên cầu lợn ở người…

Đồng thời, ngành Y tế tiếp tục đẩy mạnh truyền thông trong cộng đồng về tình hình, dấu hiệu nhận biết và các biện pháp phòng, chống dịch. Đối với các bệnh truyền nhiễm đã có vaccine, ngành tăng cường tuyên truyền, vận động người dân tiêm phòng đúng lịch, đúng đối tượng; tổ chức rà soát và triển khai tiêm vét đảm bảo tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ đạt trên 95% trên quy mô xã, phường, đặc biệt lưu ý các nhóm đối tượng vãng lai, người không có địa chỉ cư trú cố định.

Bên cạnh đó, tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm những giải pháp phòng, chống dịch theo công thức “2K (khẩu trang, khử khuẩn) vaccine thuốc điều trị công nghệ ý thức người dân và các biện pháp khác”; thực hiện cách ly, xét nghiệm, điều trị, gắn với thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, hiệu quả với các loại dịch bệnh để phòng, chống dịch bệnh, góp phần phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *