Ở nhiều nền văn hóa, sả từ lâu được sử dụng như một loại dược liệu tự nhiên. Không những vậy, sả còn là gia vị, thậm chí dùng làm trà.
Trà sả cũng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe.
Sả thường được dùng để điều trị các vấn đề về dạ dày, tiêu chảy, cải thiện tiêu hóa, tăng cường miễn dịch, chống n.hiễm t.rùng, giảm huyết áp, giảm đau, giảm căng thẳng và nhiều công dụng khác, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
Trà sả có tác dụng giảm đau bụng, tiêu chảy, cải thiện tiêu hóa và tăng cường miễn dịch. Ảnh SHUTTERSTOCK
Khi được dùng dưới dạng trà, nhiều lợi ích sức khỏe của sả vẫn được duy trì. Nghiên cứu đăng trên chuyên san Microbios cho thấy sả có đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm, Cụ thể, sả giúp chống lại 22 loại vi khuẩn và 12 loại nấm gây hại, trong đó có nấm gây tưa miệng, nấm ngoài da và nấm da chân.
Trong khi đó, một nghiên cứu trên chuyên san Libyan Journal of Medicine cho thấy khi ăn hoặc bôi lên da, sả có tác dụng kháng viêm, giảm sưng ở bàn chân và tai của những con chuột bị phù nề.
Ngoài ra, một số bằng chứng khoa học khác cũng cho thấy sả có tác dụng giảm đau ở những người bị viêm khớp dạng thấp. Mọi người có thể đạt được các lợi ích trên bằng cách uống trà sả.
Trà sả cũng rất có lợi khi dùng để giảm bớt các triệu chứng buồn nôn, loét dạ dày và tiêu chảy. Nghiên cứu trên chuyên san Pharmacologyonline cho thấy sả có hiệu quả tương tự như thuốc khi sử dụng trên các con chuột bị tiêu chảy.
Với người muốn giảm cân thì sả cũng có tác dụng hỗ trợ rất tốt. Hương thơm của sả và trà sả giúp giảm căng thẳng và có thể làm giảm nồng độ cholesterol trong m.áu, theo Healthline.
Cổ họng nổi u do phình tuyến giáp, khi nào phải lo lắng?
Tuyến giáp nằm ở cổ, chịu trách nhiệm sản xuất một số loại hoóc môn quan trọng của cơ thể.
Một số rối loạn có thể khiến tế bào tuyến giáp phát triển bất thường, dẫn đến bướu tuyến giáp.
Tuyến giáp tiết ra một số loại hoóc môn quan trọng như thyroxine và triiodothyronine. Các hóc môn này được phóng thích vào m.áu, giúp tế bào và mô hoạt động khỏe mạnh, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
Bác sĩ sẽ yêu cầu phẫu thuật nếu bướu giáp phát triển lớn khiến bệnh nhân khó thở hoặc khó nuốt. Ảnh SHUTTERSTOCK
Những bất thường đầu tiên sẽ là hình thành các nốt tuyến giáp. Các nốt này là những tổn thương bên trong tuyến giáp. Chúng có thể nhỏ và không gây triệu chứng gì. Tuy nhiên, qua thời gian, một số sẽ phát triển lớn hơn thành bướu giáp và gây triệu chứng.
Bướu tuyến giáp có thể là khối u lành tính nhưng cũng có thể là ung thư. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp bướu giáp là lành tính, rất ít ca ung thư. Các nghiên cứu cho thấy chỉ khoảng 15% nốt tuyến giáp là ung thư, theo trung tâm y tế phi lợi nhuận Cleveland Clinic (Mỹ)
Nguy cơ t.ử v.ong vì bướu giáp là thấp nhưng cũng không nên vì thế mà xem thường. Trong hầu hết trường hợp, các triệu chứng của bệnh là tăng tiết mồ hôi, sụt cân không rõ nguyên nhân, mất ngủ và căng thẳng. Bướu giáp có thể phát triển đủ lớn và sờ thấy khi chạm vào.
Nếu không may bướu giáp là ung thư, người bệnh sẽ phát hiện bướu phát triển nhanh, gây khó khăn khi cử động đầu và nuốt thức ăn. Nếu gặp các triệu chứng này thì cần đến bác sĩ kiểm tra ngay lập tức.
Khi điều trị, nếu bướu giáp còn nhỏ thì bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân theo dõi sự phát triển của chúng để đ.ánh giá là lớn nhanh hay chậm. Đồng thời, họ phải lưu ý các triệu chứng bất thường của cơ thể.
Bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân siêu âm. Dựa vào kết quả siêu âm, bệnh nhân sẽ biết có cần phải sinh thiết hay không.
Các phương pháp điều trị tùy thuộc bướu giáp là lành tính hay ung thư. Nếu bướu giáp là lành tính và bệnh nhân bị xác định suy giáp thì sẽ dùng liệu pháp hoóc môn tuyến giáp. Ngoài ra, bác sĩ sẽ cân nhắc có cần phẫu thuật hay không, đặc biệt là khi bướu giáp gây khó thở hoặc khó nuốt, theo Healthline.