Có nhiều nguyên nhân gây ra cảm giác thèm ăn một món gì đó, từ yếu tố bệnh lý đến ảnh hưởng của nội tiết.
Trong một số trường hợp, thèm ăn cũng có thể là dấu hiệu của thiếu chất.
Thèm ăn được hiểu là cảm giác khao khát, mong muốn được ăn một món nào đó. Tất nhiên, đây là điều bình thường và không có gì đáng lo ngại, theo chuyên trang sức khỏe Medical News Today (Anh).
Thèm ăn tôm, cua, sò hay ốc có khả năng là do cơ thể đang thiếu các dưỡng chất như protein, i-ốt hay axit béo omega-3. Ảnh SHUTTERSTOCK
Cảm giác thèm ăn có thể xuất hiện với một số loại thực phẩm nhất định, trong đó có các loại động vật có vỏ như tôm, cua, sò hay ốc. Chúng có lợi ích dinh dưỡng cao, giàu protein, chất béo lành mạnh và nhiều khoáng chất thiết yếu khác. Chính điều này khiến động vật có vỏ trở thành món có tác dụng hỗ trợ giảm cân, tăng cường miễn dịch, sức khỏe tim và não.
Thèm ăn động vật có vỏ có thể là dấu hiệu cơ thể đang thiếu hụt một dưỡng chất nào đó, chẳng hạn như protein, i-ốt hay axit béo omega-3. Ví dụ, khi đang bệnh hoặc xuất hiện triệu chứng k.inh n.guyệt, cơ thể sẽ cần nạp axit béo omega-3 hoặc chất sắt trong động vật có vỏ. Các dưỡng chất này có tác dụng kháng viêm và giúp mau phục hồi năng lượng.
Ngoài ra, cảm giác thèm ăn động vật có vỏ, trứng hoặc thịt cũng có thể là dấu hiệu cơ thể đang cần vitamin B12. Đây là loại dưỡng chất mà các món này có rất nhiều, theo Medical News Today.
Ngồi nhiều ảnh hưởng đến thận thế nào?
Vì tính chất công việc mà hiện rất nhiều người phải ngồi trên bàn làm việc hầu như cả ngày.
Tình trạng này kéo dài sẽ tác động tiêu cực đến cơ thể, trong đó có sức khỏe thận.
Không chỉ ngồi làm việc mà ngồi xem tivi, chơi game hoặc lối sống ít vận động cũng tác động tiêu cực đến sức khỏe. Lối sống kém lành mạnh này sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường, ung thư, đau tim, theo chuyên trang sức khỏe Medical News Today (Anh).
Ngồi nhiều sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận mạn tính. Ảnh SHUTTERSTOCK
Ngoài ra, ngồi nhiều cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận mạn tính, đặc biệt là phụ nữ. Các nghiên cứu cho thấy ngồi quá 3 giờ/ngày sẽ làm tăng đến 30% nguy cơ phát triển bệnh thận mạn tính.
Bệnh thận mạn tính là tình trạng mà chức năng thận sẽ xấu đi qua thời gian, cuối cùng bị mất hoàn toàn. Quá trình này xảy ra trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, sự suy giảm chức năng thận diễn ra nhanh hơn nhiều.
Các loại bệnh mạn tính như tiểu đường, cao huyết áp cũng là nguyên nhân tiềm ẩn dẫn đến bệnh thận mạn tính. Những nguyên nhân khác có thể là tổn thương thận do n.hiễm t.rùng, chấn thương hoặc di truyền.
Triệu chứng đặc trưng của bệnh thận mạn tính là mệt mỏi, suy nhược, buồn nôn, ói mửa, chán ăn, đi tiểu nhiều, da ngứa, khô và một số triệu chứng khác. Khi bệnh đến giai đoạn nặng, người mắc có thể bị sưng phù ở chân hoặc mắt cá chân do cơ thể tích trữ nhiều nước. Những người trong giai đoạn này có thể tiểu khó hoặc tiểu ra m.áu.
Bệnh thận mạn tính có nguy cơ cao dẫn đến suy thận, tức thận mất đi khả năng hoạt động bình thường. Đây là bệnh nghiêm trọng gây t.ử v.ong, cần phải lọc m.áu, thậm chí là ghép thận.
Vào giờ nghỉ trưa, có thể tranh thủ đi bộ quanh tòa nhà mình làm việc. Ảnh SHUTTERSTOCK
May mắn là một số cách có thể giúp giảm tác hại của việc ngồi nhiều và lối sống ít vận động. Mọi người cần giảm thời gian ngồi và thường xuyên tập luyện thể thao.
Nếu phải ngồi làm việc nhiều thì thỉnh thoảng hãy đứng dậy đi lấy nước, đi toilet hoặc đến gặp đồng nghiệp để trao đổi trực tiếp thay vì qua online. Vào giờ nghỉ trưa, có thể tranh thủ đi bộ quanh tòa nhà mình làm việc.
Đi bộ dù chỉ 5 phút hay 1 giờ thì cũng mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, chẳng hạn tăng cường lưu thông m.áu, thư giãn cơ bắp và kích thích tinh thần, theo Medical News Today.