Nguy hại lạm dụng thuốc giảm đau

Việc dễ dàng mua thuốc giảm đau mà không cần toa thuốc hay chỉ định của bác sĩ đã khiến nhiều người vô tình rơi vào tình trạng nghiện thuốc giảm đau.

Việc lạm dụng thuốc giảm đau trong thời gian dài sẽ gây tổn thương nội tạng, như xuất huyết dạ dày, suy thận và tuyến thượng thận; đối với tim mạch có thể gây tăng huyết áp, làm trầm trọng hơn bệnh suy tim…

Dễ dàng tìm mua thuốc giảm đau khiến nhiều người lạm dụng loại thuốc này. Ảnh: HOÀNG HÙNG

Hễ đau là uống thuốc

Đó là tình trạng của chị N.T.T.O. (41 t.uổi, ngụ tại TPHCM). Chị cho biết bản thân thường xuyên bị đau đầu, cơn đau trầm trọng hơn mỗi khi chị căng thẳng hay thiếu ngủ. Vì áp lực công việc, chị O. không có thời gian đến bệnh viện đợi chờ thăm khám. Do đó, chị O. luôn mua thuốc giảm đau Paracetamol “thủ” sẵn, mỗi khi đau đầu lại uống 1 viên.

“Mùa dịch Covid-19, ngoài việc lo lắng tìm khắp nơi mua khẩu trang và cồn sát khuẩn thì tôi còn chạy đôn chạy đáo tìm đặt thuốc Paracetamol. Sợ hết hàng, tôi mua luôn cả thùng, để trong nhà mới an tâm. Giờ túi xách đi làm của tôi thiếu son phấn thì được chứ thiếu Paracetamol là tôi không chịu được”, chị O. kể.

Cũng thuộc trường hợp không thể thiếu thuốc giảm đau, chị T.A. (45 t.uổi, ngụ tại TPHCM) chia sẻ: “Tôi bị chứng đau nửa đầu, hay còn gọi là đau đầu migraine, đã đi khám vào 2 năm trước. Bác sĩ kê toa cho thuốc uống thì tôi thấy bệnh tình thuyên giảm, tuy nhiên sau khi ngưng thuốc thì đau đầu trở lại. Do bản thân sợ phải đi bệnh viện nên tôi dùng thuốc giảm đau liên tục mỗi ngày. Cứ hết thuốc là tôi lại ra nhà thuốc tư nhân mua về dùng. Dễ mua mà, cứ ra nói tên thuốc là họ bán thôi, không cần bác sĩ kê đơn đâu”. Khi được hỏi bản thân có thấy bị phụ thuộc vào thuốc giảm đau hay không, chị T.A. cho hay: “Tôi nghĩ nếu thiếu thuốc giảm đau thì tôi sẽ rất khó chịu, cơn đau đầu sẽ h.ành h.ạ tôi. Nếu không có thuốc giảm đau trong người thì tôi sẽ không an tâm”.

Không chỉ 2 trường hợp trên, hiện nay khá nhiều người gặp phải tình trạng nghiện thuốc giảm đau. Theo các chuyên gia y tế, khi gặp phải trường hợp đau cấp tính nhẹ (đau đầu, đau lưng, đau răng…), người bệnh chỉ nên tự ý mua thuốc giảm đau để điều trị trong vòng vài ngày. Nếu sau vài ngày vẫn không khỏi thì người bệnh nên đi khám để bác sĩ có thể cân nhắc lựa chọn thuốc giảm đau mạnh hơn, hoặc phối hợp thêm thuốc giảm đau khác. Có thể nói, thuốc giảm đau chỉ có tác dụng khi cơ thể bị đau; nếu hết đau thì nên dừng dùng thuốc, tránh trường hợp dù hết đau nhưng bản thân vẫn có thói quen sử dụng thuốc mỗi ngày.

Dễ gây nghiện

Tiến sĩ – dược sĩ Võ Thị Hà (Giảng viên Dược lâm sàng Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, hiện là Phó Trưởng khoa Dược, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương) thông tin, thuốc giảm đau được chia thành các nhóm gồm: thuốc giảm đau không cần bác sĩ kê đơn mà có thể tự mua, có tác dụng giảm đau nhẹ, gồm Paracetamol hoặc thuốc giảm đau có tác dụng kháng viêm không steroid; thuốc giảm đau có nguồn gốc từ t.huốc p.hiện, có hiệu lực với các cơn đau sâu rộng như đau nội tạng, đau do ung thư; thuốc giảm đau bổ trợ khác, như thuốc giảm đau thần kinh, thuốc chống co thắt.

Tiến sĩ – dược sĩ Võ Thị Hà nhận định, cơn đau có thể khiến người bệnh có cảm giác khó chịu, thuốc giảm đau giúp người bệnh giảm hay mất cảm giác đau nhưng tiềm ẩn tác dụng phụ. Nguy cơ chịu tác dụng phụ của thuốc giảm đau phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó có cơ địa của từng người bệnh, phụ thuộc các bệnh mắc kèm của người bệnh, các thuốc dùng kèm, liều thuốc và thời gian dùng thuốc. Điển hình, thuốc giảm đau thông dụng là Paracetamol thường rất an toàn nếu dùng đúng liều và chỉ dùng khi đau; nhưng nếu dùng quá liều, đặc biệt là trên người bệnh bị bệnh gan, nghiện rượu… thì sẽ gây tổn thương gan, thậm chí dẫn đến nguy cơ t.ử v.ong.

Cũng theo Tiến sĩ – dược sĩ Võ Thị Hà, nếu sử dụng thuốc giảm đau với liều lượng quá mức, không tuân theo hướng dẫn của bác sĩ có thể khiến người bệnh phụ thuộc và nghiện thuốc giảm đau. Trong đó, việc dùng liều quá cao hoặc kéo dài nhóm thuốc giảm đau không kê đơn là tình trạng thường gặp. “Chúng ta có thể cai nghiện thuốc giảm đau bằng các biện pháp giảm đau không dùng thuốc, như thiền, thư giãn, nghe nhạc. Bên cạnh đó, người bệnh nên ăn uống lành mạnh, vận động và tập thể dục đầy đủ. Một lối sống lành mạnh sẽ làm giảm nguy cơ phụ thuộc thuốc và nâng cao chất lượng cuộc sống”, Tiến sĩ – dược sĩ Võ Thị Hà thông tin.

‘Kẻ thù’ của thận

Ngoài t.uổi tác và di truyền, nguyên nhân khiến cho thận suy giảm chức năng có liên quan tình trạng béo phì, cao huyết áp, tiểu đường hay chế độ ăn uống không lành mạnh.

Suy giảm chức năng thận có liên quan tình trạng béo phì, cao huyết áp, tiểu đường hay chế độ ăn uống không lành mạnh. Ảnh: Eatthis.

Thận ngoài vai trò tạo m.áu, lọc bỏ các chất thải ra khỏi m.áu qua đường nước tiểu, giữ lại chất cơ thể cần, nó còn đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng liên quan tim mạch, huyết áp và tiểu đường.

Để tránh huyết áp tăng, thận sẽ tiết ra một vài loại hormone giúp ổn định huyết áp. Thận còn điều hòa chuyển hóa phốt pho và canxi giúp cơ thể khỏe mạnh, đồng thời cân bằng chất lỏng cũng như tạo ra một loại vitamin D tốt cho xương.

Khi các chức năng của thận trở nên suy yếu, nhiều bệnh lý có thể xuất hiện như sỏi thận, suy thận, viêm cầu thận, ung thư thận… khiến cuộc sống bị ảnh hưởng, thậm chí nguy hiểm tính mạng. Trong đó, suy thận mạn là bệnh lý không thể điều trị dứt điểm. Chức năng thận cũng không thể phục hồi. Các phương pháp điều trị chỉ giúp làm chậm tiến triển bệnh và phòng ngừa biến chứng do suy thận mạn gây ra.

Ngoài t.uổi tác và di truyền, nguyên nhân khiến cho thận bị suy giảm chức năng có liên quan tình trạng béo phì, cao huyết áp, tiểu đường hay chế độ ăn uống không lành mạnh.

Loại thuốc ảnh hưởng đến thận khi lạm dụng

Thuốc giảm đau

Các loại thuốc giảm đau bao gồm thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) như aspirin, ibuprofen (Advil, Brufen…) hoặc naproxen (Aleve, Apranax…) có thể làm giảm lưu lượng m.áu đến thận. Do đó, không nên sử dụng thường xuyên trong thời gian dài hoặc dùng liều cao hơn mức khuyến cáo.

Việc lạm dụng thuốc giảm đau gây ra tới 5% các trường hợp suy thận mạn tính hàng năm.

Thuốc ức chế bơm proton (PPI)

Các hoạt chất nhóm PPI như pantoprazole, omeprazole, rabeprazole, esomeprazole… làm giảm lượng axit trong dạ dày nên thường dùng để điều trị chứng ợ nóng, loét và trào ngược axit. Các nghiên cứu gần đây chỉ ra nếu dùng trong thời gian dài (nhiều tháng liên tục) có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về thận như tổn thương thận cấp tính và bệnh thận mạn tính. Nếu cần phải dùng PPI thường xuyên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ xem việc chuyển sang một loại thuốc khác có cần thiết không.

Việc lạm dụng thuốc giảm đau gây ra tới 5% các trường hợp suy thận mạn tính hàng năm. Ảnh: Ibtimes.

Thuốc có thể gây hại cho người bệnh thận

Đối với những người có bệnh về thận, một số loại thuốc có thể khiến cho thận trở nên tồi tệ hơn hoặc dẫn đến suy thận. Người bệnh cần nói chuyện hoặc khai báo với bác sĩ tình trạng bệnh trước khi dùng thuốc điều trị, đặc biệt là các thuốc điều trị cholesterol hoặc tiểu đường, thuốc kháng acid, thuốc kháng virus hay thuốc kháng nấm. Các bác sĩ lâm sàng cần biết mức độ chức năng thận của bạn để có thể kê đơn thuốc an toàn cho thận.

Những thói quen gây hại thận

Chế độ ăn uống hay thói quen sinh hoạt không hợp lý có thể ảnh hưởng xấu đến chức năng thận. Đặc biệt, những người đã có sẵn bệnh lý tại thận càng cần lưu ý hạn chế sử dụng các thực phẩm có chứa nhiều natri, kali và phốt pho. Chế độ ăn tốt cho thận thường hạn chế natri dưới 2.300 mg mỗi ngày, tương tự với kali và phốt pho.

Dùng thực phẩm chế biến sẵn

Thịt chế biến sẵn (thịt ướp muối, sấy khô), đóng hộp (xúc xích, thịt xông khói, thịt nguội)… thường chứa một lượng lớn muối nhằm bảo quản và cải thiện mùi vị. Do đó, bạn khó có thể giữ lượng natri hàng ngày dưới mức 2.300 mg. Ngoài ra, lượng phốt pho trong các loại thực phẩm này cũng rất cao khiến thận và xương dễ bị tổn thương.

Đường góp phần gây béo phì, làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp và tiểu đường. Đây là hai trong số những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh thận.

Thịt chế biến sẵn, đóng hộp thường chứa một lượng lớn muối nhằm bảo quản và cải thiện mùi vị. Ảnh: Anywellmag.

Đồ uống tối màu

Nhiều nhà sản xuất thêm phốt pho vào đồ uống để tăng hương vị và kéo dài thời hạn sử dụng. Lượng phốt pho phụ gia này được hấp thu dễ dàng hơn nhiều so với phốt pho tự nhiên, động vật hoặc thực vật.

Uống nhiều rượu bia

Thận lọc và thải các chất độc hại ra khỏi m.áu, trong đó có cồn từ bia rượu. Vì vậy, các cơ quan có chức năng quan trọng trong cơ thể bao gồm thận cũng bị ảnh hưởng và hoạt động kém hiệu quả do tác động từ bia rượu.

Một chút rượu hay thỉnh thoảng uống một hoặc hai ly thường không có tác dụng nghiêm trọng. Tuy nhiên, uống quá nhiều (hơn 2 ly mỗi ngày) có thể gây hại cho sức khỏe, đặc biệt với bệnh tăng huyết áp. Ở những người nghiện rượu nặng, thận phải làm việc nhiều hơn nên nguy cơ mắc bệnh thận tăng gấp đôi, trong đó có suy thận. Những người hút t.huốc l.á kèm nghiện rượu có nguy cơ mắc bệnh thận mạn gấp 5 lần.

Không uống đủ nước

Nước giúp thận loại bỏ chất thải ra khỏi m.áu. Nếu cơ thể bạn không được cung cấp đủ nước, chất thải cùng với axit có thể tích tụ trong cơ thể. Bạn cần uống 1,5- 2 lít nước mỗi ngày để đảm bảo cơ thể đủ nước để giúp thận loại bỏ natri và chất độc ra khỏi cơ thể.

Mất ngủ

Một đêm ngon giấc rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể và thận của bạn. Chức năng thận được điều chỉnh bởi chu kỳ ngủ – thức, giúp điều phối khối lượng công việc của thận trong 24 giờ.

TS.DS Phạm Đức Hùng, Bệnh viện Cincinnati, Ohio, Mỹ. Ảnh: DSCC.

Dùng các loại thảo mộc, thực phẩm chức năng tùy tiện

Nhiều người sử dụng cùng lúc nhiều loại thảo mộc đông y hay thực phẩm chức năng mà không để ý đến ảnh hưởng của chúng lên thận.

Vitamin C liều cao (1 gram trở lên mỗi ngày), ma hoàng, mạn việt quất làm tăng nguy cơ sỏi thận, đặc biệt là ở những người có t.iền sử sỏi thận.

Người đang uống thuốc ức chế miễn dịch, dùng một lượng lớn nghệ hoặc tinh bột nghệ có thể làm giảm chuyển hóa của thuốc và gây tổn thương thận.

Các khoáng chất như kali, canxi, magiê và phốt pho cũng có khả năng ảnh hưởng đến chức năng thận nếu nạp hơn lượng khuyến cáo trong thời gian dài.

Creatine, L-Lysine, cây vuốt mèo… có thể gây viêm thận kẽ. Nếu bệnh trở nặng, bạn cần phải thực hiện lọc m.áu ngoài thận. Ngoài ra, rất nhiều loại gây hại cho thận vì những thành phần chứa trong đó, ví dụ kim loại nặng.

Hiệu quả hoạt động của thận ảnh hưởng đến nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể. Vì vậy, người dân cần giữ cho thận luôn khỏe mạnh bằng chế độ dinh dưỡng phù hợp cùng lối sống lành mạnh. Bạn nên tránh lạm dụng các loại thực phẩm, đồ uống, thuốc, thảo dược hay thực phẩm chức năng có hại cho thận, khiến chúng hoạt động bất thường.

Ngoài ra, người dân không tự ý dùng cùng lúc quá nhiều và quá thường xuyên các loại thuốc, thảo dược hay thực phẩm chức năng để đảm bảo thận không hoạt động quá công suất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *