Thận đóng nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể, bao gồm loại bỏ các chất thải ra khỏi m.áu, cân bằng chất lỏng và huyết áp, đồng thời loại bỏ thuốc khỏi cơ thể.
Mặc dù một số người có thể dễ mắc bệnh thận về mặt di truyền, nhưng các yếu tố lối sống như tập thể dục, chế độ ăn uống, hút thuốc, mức huyết áp và bệnh tiểu đường cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh thận mạn tính (CKD).
Nên hạn chế uống soda để giữ cho thận của bạn khỏe mạnh. Ảnh SHUTTERSTOCK
Ngay cả những thức uống bạn thưởng thức cũng có thể có tác động đáng kể đến sức khỏe thận của bạn.
Với điều này, điều quan trọng cần biết là soda ( nước ngọt), cả loại ăn kiêng và thông thường, là một trong những thức uống tồi tệ nhất đối với thận của bạn, theo Eat This, Not That!
Soda đứng đầu danh sách đồ uống tồi tệ nhất đối với sức khỏe thận của bạn. Mặc dù bạn có thể biết soda không phải là thức uống bổ dưỡng nhất, nhưng bạn có thể không nghĩ về cách nó tác động cụ thể đến thận của bạn.
Để bắt đầu, hàm lượng đường trong một loại soda thông thường là một trong những vấn đề.
Theo một nghiên cứu năm 2015, uống nhiều hơn 4 đồ uống có ga có đường mỗi tuần có liên quan đến việc gia tăng tỷ lệ mắc bệnh thận mạn tính, theo Eat This, Not That!
Hàm lượng đường cao trong m.áu có thể làm hỏng các mạch m.áu trong thận, làm cho lượng đường trong m.áu cao và các yếu tố nguy cơ tiểu đường phát triển bệnh thận mạn tính.
Hàm lượng đường cô đặc trong soda có thể khiến việc kiểm soát lượng đường trong m.áu trở nên khó khăn hơn và nên hạn chế đối với những người mắc bệnh tiểu đường hoặc bệnh thận hiện tại. Ngay cả những người có t.iền sử gia đình mắc bệnh thận cũng nên theo dõi chặt chẽ lượng đường tiêu thụ và lượng đường trong m.áu của họ.
Một thành phần khác được tìm thấy trong nước ngọt loại thông thường và loại ăn kiêng, và đặc biệt là nước ngọt cola, là axit photphoric.
Nghiên cứu chỉ ra rằng đồ uống cola có chứa thành phần này có liên quan đến những thay đổi về đường tiết niệu, thúc đẩy hình thành sỏi thận, làm tăng nguy cơ phát triển bệnh thận mạn tính.
Soda, cả loại ăn kiêng và thông thường, là một trong những thức uống tồi tệ nhất đối với thận của bạn. Ảnh SHUTTERSTOCK
Các khuyến cáo hiện tại nêu rõ những người bị sỏi thận hoặc bệnh thận nên tránh đồ uống có cola.
Ngay cả ở những người không mắc bệnh hoặc sỏi thận hiện có, uống 2 hoặc nhiều cola mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận mạn tính.
Trong khi axit photphoric có thể được tìm thấy trong đồ uống cola thông thường và dành cho người ăn kiêng, thì các chất làm ngọt nhân tạo có trong soda dành cho người ăn kiêng dường như cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận.
Theo một nghiên cứu năm 2011, uống nhiều hơn 2 phần soda ngọt nhân tạo mỗi ngày có liên quan đến tỷ lệ suy giảm chức năng thận ở phụ nữ tăng gấp 2 lần.
Tốt nhất bạn nên thận trọng và hạn chế tất cả các loại nước ngọt dành cho người ăn kiêng, bất kể là chất làm ngọt nhân tạo, để bảo vệ sức khỏe thận của bạn, theo Eat This, Not That!
Ngồi nhiều ảnh hưởng đến thận thế nào?
Vì tính chất công việc mà hiện rất nhiều người phải ngồi trên bàn làm việc hầu như cả ngày.
Tình trạng này kéo dài sẽ tác động tiêu cực đến cơ thể, trong đó có sức khỏe thận.
Không chỉ ngồi làm việc mà ngồi xem tivi, chơi game hoặc lối sống ít vận động cũng tác động tiêu cực đến sức khỏe. Lối sống kém lành mạnh này sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường, ung thư, đau tim, theo chuyên trang sức khỏe Medical News Today (Anh).
Ngồi nhiều sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận mạn tính. Ảnh SHUTTERSTOCK
Ngoài ra, ngồi nhiều cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận mạn tính, đặc biệt là phụ nữ. Các nghiên cứu cho thấy ngồi quá 3 giờ/ngày sẽ làm tăng đến 30% nguy cơ phát triển bệnh thận mạn tính.
Bệnh thận mạn tính là tình trạng mà chức năng thận sẽ xấu đi qua thời gian, cuối cùng bị mất hoàn toàn. Quá trình này xảy ra trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, sự suy giảm chức năng thận diễn ra nhanh hơn nhiều.
Các loại bệnh mạn tính như tiểu đường, cao huyết áp cũng là nguyên nhân tiềm ẩn dẫn đến bệnh thận mạn tính. Những nguyên nhân khác có thể là tổn thương thận do n.hiễm t.rùng, chấn thương hoặc di truyền.
Triệu chứng đặc trưng của bệnh thận mạn tính là mệt mỏi, suy nhược, buồn nôn, ói mửa, chán ăn, đi tiểu nhiều, da ngứa, khô và một số triệu chứng khác. Khi bệnh đến giai đoạn nặng, người mắc có thể bị sưng phù ở chân hoặc mắt cá chân do cơ thể tích trữ nhiều nước. Những người trong giai đoạn này có thể tiểu khó hoặc tiểu ra m.áu.
Bệnh thận mạn tính có nguy cơ cao dẫn đến suy thận, tức thận mất đi khả năng hoạt động bình thường. Đây là bệnh nghiêm trọng gây t.ử v.ong, cần phải lọc m.áu, thậm chí là ghép thận.
Vào giờ nghỉ trưa, có thể tranh thủ đi bộ quanh tòa nhà mình làm việc. Ảnh SHUTTERSTOCK
May mắn là một số cách có thể giúp giảm tác hại của việc ngồi nhiều và lối sống ít vận động. Mọi người cần giảm thời gian ngồi và thường xuyên tập luyện thể thao.
Nếu phải ngồi làm việc nhiều thì thỉnh thoảng hãy đứng dậy đi lấy nước, đi toilet hoặc đến gặp đồng nghiệp để trao đổi trực tiếp thay vì qua online. Vào giờ nghỉ trưa, có thể tranh thủ đi bộ quanh tòa nhà mình làm việc.
Đi bộ dù chỉ 5 phút hay 1 giờ thì cũng mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, chẳng hạn tăng cường lưu thông m.áu, thư giãn cơ bắp và kích thích tinh thần, theo Medical News Today.