Nhân viên y tế mướt mồ hôi, tay run lên vì ép tim cứu người bệnh

Suốt 30 phút, y bác sĩ của Trung tâm Cấp cứu 115 TP.HCM không bỏ lỡ một giây sơ cứu người bệnh, tay run lên vì ép tim liên tục.

Điều dưỡng Nguyễn Thanh Thuận, Trung tâm Cấp cứu 115 TP.HCM nhớ lại, đầu tháng 10, người gọi đến tổng đài là một phụ nữ đang hoảng loạn. Chồng bà bị lên cơn đau ngực dữ dội.

Điều dưỡng Thuận lập tức trấn an người gọi điện và khai thác thêm thông tin. Theo đó, bệnh nhân là ông N.N.D, 58 t.uổi, ngụ quận 11, có bệnh tăng huyết áp. Sau khi đi bơi về nhà, ông D. đột ngột đau ngực phía sau xương ức, lệch về bên trái, huyết áp 160/80 mmHg. Cơn đau dữ dội và kéo dài khiến ông khó chịu, vã mồ hôi, lạnh người, nằm nghỉ hồi lâu vẫn không đỡ.

Xe cứu thương lập tức được điều động. Bác sĩ Trương Đặng Nhật Tân và điều dưỡng Phạm Đình Phúc cùng lái xe lên đường.

Theo bác sĩ Tân, vừa đến hiện trường, bệnh nhân đã thở hước rồi rơi vào hôn mê. Qua thăm khám, anh nhận định ông D. đã ngưng tim, lập tức hồi sinh tim phổi.

Kíp cấp cứu 115 hồi sức cho bệnh nhân.

Vừa hồi sức, tôi vừa giải thích tình trạng, nguy cơ có thể xảy ra để người nhà hiểu và chuẩn bị tâm lý. Sau gần 30 phút hồi sức tích cực, tim bệnh nhân có một vài nhịp trở lại nhưng là nhịp bất thường. Chúng tôi phải sốc điện tận 5 lần và sử dụng thêm nhiều thuốc đặc hiệu khác.

Nhận thấy bệnh nhân còn cơ hội, ê-kíp cấp cứu tiếp tục nỗ lực và gọi về Trung tâm để yêu cầu hỗ trợ thêm vật tư y tế. Lúc đó chúng tôi đã thấm mệt”, anh nói.

Sau yêu cầu hỗ trợ, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Hương và y sĩ Trương Chí Công mang thêm máy móc, thuốc và bình oxy đến hiện trường. Bác sĩ Hương cho biết, khi chị đến nơi, ê-kip cấp cứu đã mướt mồ hôi, tay run lên vì ép tim liên tục. Chị lập tức đến hỗ trợ ép tim ngoài lồng ngực cho bệnh nhân, y sĩ Công thay bình oxy đã gần cạn.

“Sau sốc điện vài lần, bệnh nhân đã có nhịp tim và mạch đ.ập trở lại. Triệu chứng và nhịp tim gợi ý nhồi m.áu cơ tim cấp nên bác sĩ Tân đã liên hệ với một vài cơ sở y tế phù hợp. Bệnh viện Nguyễn Tri Phương đồng ý nhận bệnh”, bác sĩ Hương chia sẻ.

Tuy nhiên, khó khăn lại phát sinh khi thang máy của chung cư nơi bệnh nhân sinh sống không vừa băng ca, chuyển bệnh rất khó khăn. Ê-kip cấp cứu phải cố định ông D. trên băng ca, đi bằng thang tải hàng xuống tầng hầm (do thang này không dừng ở sảnh). Sau đó, lại từ tầng hầm đẩy ngược lên sảnh chính bằng lối dành cho xe máy.

Trên xe cứu thương, bệnh nhân được truyền dịch và bóp bóng giúp thở. Đôi lúc, tim người bệnh lại ngưng đ.ập. Bác sĩ Hương ép tim khoảng vài phút, tim mới đ.ập trở lại.

Khi đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, bệnh nhân vẫn còn hôn mê, nhưng mạch đ.ập đều, rõ và đo được huyết áp. Bệnh nhân được bàn giao và tiếp tục điều trị. “Chúng tôi hồi sức cho bệnh nhân tổng cộng hơn 60 phút. Mệt đấy nhưng cứu được người bệnh nên vui lắm”, y sĩ Công chia sẻ sau nỗ lực không ngừng nghỉ của ê-kip.

Vận chuyển bệnh nhân xuống tầng hầm, rồi lại chạy ngược lên sảnh do thang máy không vừa băng ca.

Tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, kết quả chụp mạch vành cho thấy bệnh nhân bị tắc nhánh động mạch lớn nhất nuôi tim. Người bệnh được ê-kip tại đây xử lý tái thông bằng cách đặt 1 giá đỡ trong lòng động mạch vành.

Tuy nhiên, ông D. bị suy đa cơ quan sau ngưng tim ngưng thở kéo dài, phải thở máy, lọc m.áu liên tục, dùng kháng sinh và nuôi ăn qua đường tĩnh mạch. Khoảng 18 ngày tích cực điều trị, bệnh nhân được cai máy thở và rút nội khí quản.

Tiến sĩ, bác sĩ Lê Cao Phương Duy, Phó Giám đốc Bệnh viện Nguyễn Tri nhận định, bệnh nhân đã được cứu sống và hồi phục ngoạn mục. ” Kết quả này có được là nhờ sự phối hợp nhịp nhàng từ nơi tiếp nhận ban đầu (là các bệnh viện tuyến dưới, Trung tâm cấp cứu ngoại viện 115), quy trình chuyển viện, bác sĩ cấp cứu nội viện, ê-kip can thiệp động mạch vành và đội ngũ hồi sức tích cực”, ông nói.

Uganda ghi nhận thêm nhiều ca nhiễm virus Ebola

Ngày 24/10, Bộ Y tế Uganda thông báo quốc gia Đông Phi này ghi nhận thêm 9 ca nhiễm virus Ebola ở thủ đô Kampala, nâng tổng số ca nhiễm trên cả nước lên 14 ca trong 2 ngày qua.


Nhân viên y tế làm việc tại khu điều trị Ebola trong bệnh viện ở Mubende, Uganda, ngày 24/9/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Bộ trưởng Y tế Jane Ruth Aceng nêu rõ 9 ca nói trên có kết quả xét nghiệm dương tính với virus Ebola vào ngày 23/10, trong đó 7 trường hợp là các thành viên trong gia đình của một người đàn ông đã qua đời, ở khu vực Masanafu thuộc thủ đô Kampala. Một ca bệnh khác là nhân viên y tế từng điều trị cho người đàn ông này và vợ của ông tại một phòng khám tư.

Bộ trưởng Aceng không cho biết những người này đã được cách ly trước khi có kết quả xét nghiệm dương tính với virus Ebola hay chưa. 5 ca bệnh được phát hiện trước đó tại Kampala cuối tuần qua đang được cách ly tại bệnh viện Mulago.

Người đứng đầu Bộ Y tế Uganda khuyến cáo người dân Uganda cần hết sức thận trọng; thông báo với cơ quan y tế khi tiếp xúc hoặc biết về các trường hợp từng tiếp xúc gần các ca nhiễm virus Ebola.

Dịch Ebola bắt đầu bùng phát tại khu vực nông thôn ở miền Trung Uganda vào tháng 9 vừa qua. Đầu tháng này, dịch bệnh đã lan sang Kampala, thành phố với hơn 1,6 triệu dân, khi một người đàn ông ở huyện Kassanda tới đây để chữa bệnh và sau đó đã t.ử v.ong.

Theo Bộ Y tế Uganda và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện đã ghi nhận trên 90 ca nhiễm và nghi nhiễm virus Ebola tại nước này kể từ khi dịch bệnh bùng phát, trong đó ít nhất 44 trường hợp đã t.ử v.ong.

Virus đang lưu hành ở Uganda là chủng virus được ghi nhận tại Sudan, không giống như chủng virus Zaire lây lan trong các đợt bùng phát dịch gần đây tại nước láng giềng CHDC Congo. Do đó, hiện chưa có vaccine phòng ngừa chủng virus này.

Virus Ebola lây lan thông qua tiếp xúc với các chất dịch từ những người nhiễm bệnh. Một số triệu chứng điển hình khi nhiễm bệnh gồm sốt, nôn mửa, tiêu chảy, đau nhức toàn thân hoặc khó chịu. Nhiều trường hợp nặng bệnh nhân có thể xuất huyết bên trong và bên ngoài.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *