Ung thư diễn biến âm thầm và có nhiều nguyên nhân phức tạp nên người trông có vẻ khỏe mạnh vẫn có nguy cơ mang mầm bệnh.
” Bố tôi có sức khỏe tốt. Dù đã ngoài 70 t.uổi nhưng ông ít khi phải đến bệnh viện và thường xuyên tập thể dục. Tháng trước, ông đi khám vì bị đau dạ dày và nhận thông báo đang ở giai đoạn nặng của bệnh ung thư gan”, một người đàn ông Trung Quốc chia sẻ trên tờ Aboluowang.
Sự việc xảy ra đột ngột, cả gia đình bệnh nhân không thể tin được. Họ không bao giờ nghĩ người bố lại lâm bệnh nặng như vậy.
Tình huống trên không hiếm trong cuộc sống. Một người có vẻ ngoài mạnh mẽ, khỏe khoắn bỗng nhiên ốm nặng trong khi một người yếu ớt khả năng trường thọ cao.
Khám sức khỏe thường xuyên có thể kịp thời phát hiện bệnh tiềm ẩn nếu có. (Ảnh minh họa: Makatimed)
Ung thư không xuất hiện đột ngột
Hầu hết các loại ung thư đều có giai đoạn tiềm ẩn và tiến triển rất chậm. Theo thống kê, thời gian phát triển khối u của ung thư tuyến t.iền liệt có thể lên tới cả chục năm. Ung thư ruột kết và ung thư vú bắt đầu khoảng 10 năm trước khi được phát hiện ra.
Một số người trông có vẻ ổn và không có triệu chứng bất thường. Nhưng thực tế, căn bệnh ung thư đang dần phát triển trong cơ thể của họ. Bệnh sẽ tiến triển nhanh hơn và bộc lộ các triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn muộn.
Nếu chúng ta phòng ngừa tốt và tầm soát sớm, có thể sẽ giảm được tác hại của ung thư đối với cơ thể.
Các yếu tố gây ung thư rất phức tạp
Những người khỏe mạnh chưa chắc đã miễn nhiễm với ung thư. Các yếu tố như khả năng miễn dịch kém, căng thẳng, chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt không lành mạnh, ít vận động, thường xuyên tiếp xúc với chất gây ung thư có thể làm tăng khả năng bị ung thư.
Ngay cả một vận động viên thể lực tốt, nếu ăn uống thất thường, thích ăn nhiều chất béo, muối, đường, thức khuya, hút thuốc, uống rượu thì nguy cơ vẫn cao hơn người bình thường.
Người ốm yếu nhiều khả năng phát hiện bệnh kịp thời
Mặc dù các triệu chứng ban đầu của ung thư không rõ ràng, nhưng người yếu dễ phát hiện bệnh hơn. Do sức khỏe không tốt nên họ thường xuyên ốm đau, hay đi khám và kịp thời biết các biểu hiện bất thường về thể chất để điều trị. Việc chẩn đoán và điều trị sớm ung thư có thể nâng cao tỷ lệ chữa khỏi rất nhiều.
Ngược lại, những người khỏe mạnh có thể quá tự tin vào sức khỏe của mình và không chú ý đến việc khám định kỳ. Khi ung thư phát triển đến giai đoạn giữa và cuối, có những triệu chứng rõ ràng, việc điều trị khó khăn hơn nhiều.
Làm điều này, bạn có thể tránh được 70% nguy cơ ung thư
Đó là giữ đồng hồ sinh học của cơ thể ổn định.
Nghiên cứu mới đây, được công bố trên tạp chí khoa học Science Advances, cho thấy gián đoạn đồng hồ sinh học có thể làm tăng gần 70% nguy cơ ung thư, theo nhật báo Anh Express.
Nhịp sinh học bị gián đoạn có thể dẫn đến cơ thể không thể kiểm soát được chu kỳ phân chia tế bào và sự phát triển tế bào ác tính sau đó, theo chuyên trang nghiên cứu khoa học ResearchGate.
Các nghiên cứu trước đây cho thấy tiếp xúc nhiều với ánh sáng vào ban đêm có thể làm giảm mức “hoóc môn ngủ” melatonin và kích thích ung thư phát triển.
Đồng hồ sinh học của cơ thể kiểm soát hàng nghìn chức năng trong cơ thể, vì vậy tất nhiên sự can thiệp vào hệ thống này gây ra bệnh tật.
Thực tế, nghiên cứu mới cho thấy gián đoạn đồng hồ sinh học có thể làm tăng nguy cơ ung thư lên gần 70%.
Gián đoạn đồng hồ sinh học có thể làm tăng nguy cơ ung thư lên gần 70%. Ảnh SHUTTERSTOCK
Các nghiên cứu trước đây cho thấy làm việc ca đêm dẫn đến tỷ lệ mắc ung thư và các bệnh mạn tính như tiểu đường và rối loạn chuyển hóa cao hơn.
Điều này đã làm gián đoạn nhịp điệu 24 giờ tự nhiên trong hoạt động của một số gien liên quan đến ung thư.
Những gián đoạn này khiến những người làm ca đêm dễ bị tổn thương ADN và gây ra sự chậm trễ trong cơ chế sửa chữa ADN của cơ thể.
Nghiên cứu, do tiến sĩ Katja Lamia, Phó giáo sư tại Khoa Y học Phân tử, Viện Nghiên cứu Scripps (Mỹ), hướng dẫn, đã thăm dò mối liên quan này.
Cô lưu ý: Luôn có nhiều bằng chứng cho thấy những người làm việc theo ca và những người có lịch trình ngủ bị gián đoạn có tỷ lệ mắc ung thư cao hơn, và chúng tôi muốn tìm ra lý do tại sao.
Kết quả cho thấy những con chuột tiếp xúc với ánh sáng theo chu kỳ khác thường để tạo sự gián đoạn đồng hồ sinh học – có tỷ lệ khối u tăng lên 68%, theo Express.
Kết quả cho thấy sự gián đoạn đồng hồ sinh học mạn tính làm tăng đáng kể sự phát triển ung thư phổi ở động vật.
Rất khó để thay đổi nhịp sinh học, nhưng có thể đạt được bằng cách tuân thủ thời gian ngủ và thức đều đặn đảm bảo thời gian ngủ từ 7 giờ trở lên mỗi đêm. Ảnh SHUTTERSTOCK
Cách điều chỉnh nhịp sinh học
Hiệp hội về giấc ngủ của Mỹ Sleep Foundation giải thích: Ánh sáng mặt trời ảnh hưởng chủ yếu đến nhịp sinh học, và đồng hồ bên trong cơ thể gần như tuân theo chu kỳ của ánh sáng mặt trời. Kết quả là, tiếp xúc với ánh sáng nhân tạo ngoài giờ làm việc ban ngày có thể làm gián đoạn nhịp sinh học và cả giấc ngủ.
Do nhịp sinh học, mức độ tỉnh táo sẽ giảm và tăng trong mỗi chu kỳ 24 giờ, ảnh hưởng đến mức độ buồn ngủ và tỉnh táo của con người trong ngày.
Theo Sleep Foundation, rất khó để thay đổi nhịp sinh học, nhưng có thể đạt được bằng cách tuân thủ thời gian ngủ và thức đều đặn đảm bảo thời gian ngủ từ 7 giờ trở lên mỗi đêm. Có nghĩa là tập thói quen đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm cố định mỗi ngày.
Theo Sleep Foundation, nếu không thể ngủ ngon được sau khi thực hiện những thay đổi này, nên đi khám, theo Express.