Vì sao ăn dứa bị rát lưỡi?
Quả dứa còn được biết đến với tên gọi quả thơm, là một loại trái cây phổ biến trong ẩm thực Việt Nam. Không chỉ có thể ăn trực tiếp, dứa còn được sử dụng để làm nước ép, pha trà, làm bánh, và nấu canh. Với hương vị chua ngọt dễ chịu, dứa luôn là lựa chọn hấp dẫn cho mọi người. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều dứa có thể dẫn đến cảm giác rát lưỡi và rát họng.
Mặc dù nhiều người tin rằng axit trong dứa là nguyên nhân chính gây ra cảm giác khó chịu khi ăn, thực tế, nguyên nhân chính là chất bromalain. Bromalain là một loại enzyme tiêu hóa, thường được coi là có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, khả năng phân hủy protein của bromalain có thể làm tổn thương các mô nhạy cảm như lưỡi, gây ra cảm giác đau rát.
Mặc dù không gây hại cho sức khỏe, cảm giác rát lưỡi sau khi ăn dứa có thể gây khó chịu. May mắn thay, không cần phải sử dụng thuốc hoặc phương pháp điều trị nào, cảm giác khó chịu này sẽ tự giảm dần theo thời gian.
Mẹo ăn dứa không bị rát lưỡi
Ngâm dứa trong nước muối:
Sau khi lột vỏ và chuẩn bị dứa thành từng lát vừa ăn, hãy ngâm chúng vào nước muối. Thời gian ngâm khoảng 30 phút sẽ đủ để muối giúp phân hủy enzyme bromelain, ngăn chặn tình trạng rát lưỡi khi ăn. Đồng thời, vị của dứa cũng trở nên thêm đậm đà.
Sử dụng baking soda:
Nếu không có muối, bạn có thể thay thế bằng baking soda. Hòa một ít baking soda vào nước đun sôi, sau đó để nguội và ngâm dứa trong đó từ 2-3 phút. Baking soda cũng có tác dụng tương tự như muối, không chỉ giúp tránh rát lưỡi mà còn làm giảm vị chua của dứa.
Chần qua nước nóng:
Nước nóng cũng là một phương án để loại bỏ bromelain, nguyên nhân gây ra cảm giác rát lưỡi khi ăn dứa. Để không làm hỏng dứa, bạn chỉ cần nước vừa đủ nóng (khoảng 70 độ C) và chần dứa qua nước này trong vài giây. Sau đó, ngâm dứa vào nước đá. Việc này không chỉ giúp dứa không bị nát mà còn giảm cảm giác rát lưỡi khi thưởng thức.
Những điều cần lưu ý khi thưởng thức dứa:
· Lựa chọn dứa tươi. Khi gọt dứa, hãy loại bỏ hoàn toàn lớp vỏ và cắt sâu để loại bỏ hết mắt.
· Trước khi tiêu thụ, nên rửa sạch dứa bằng nước muối. Đối với những người có các vấn đề về sức khỏe như chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu, không nên ăn dứa.
· Tránh ăn dứa khi đói vì acid hữu cơ trong dứa và enzym bromelin có thể gây kích ứng đối với niêm mạc dạ dày và ruột, dẫn đến cảm giác buồn nôn và khó chịu.
· Chọn những trái dứa có mùi thơm đặc trưng và màu vàng. Nếu trái dứa vẫn còn màu xanh lá cây, hãy lật ngược trái lại và để đầu lá lên kệ bếp trong một vài ngày cho đến khi dứa chuyển sang màu vàng hoặc cam.
· Không nên tiêu thụ quá nhiều dứa trong một lần để tránh tình trạng tê miệng và giảm nguy cơ tăng acid dạ dày.
Chúc bạn trở thành người tiêu dùng thông thái!
Mai Hương (Tổng hợp)
Ảnh: Sưu tầm