Đột quỵ là nguyên nhân gây t.ử v.ong hàng đầu. Mỗi phút não bị thiếu m.áu sẽ mất gần hai triệu tế bào thần kinh, vì vậy người bệnh đột quỵ cần được cấp cứu ngay lập tức tại các cơ sở y tế có đơn vị đột quỵ để hạn chế tối đa những tổn thương về não.
Gần đây, người bệnh T.V.H (70 t.uổi, ngụ tại TPHCM) đến Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (BV ĐHYD TP.HCM) tái khám bệnh mạn tính định kỳ nhưng đột nhiên không nói được, rồi liệt tay và chân trái.
Ngay lập tức quy trình báo động đỏ cấp cứu đột quỵ được khởi động, ông H. nhanh chóng được cấp cứu, chụp CT não sau đó điều trị thuốc tan cục m.áu đông và dùng dụng cụ lấy huyết khối thông lại mạch m.áu tắc. May mắn phát hiện ngay tại Bệnh viện và can thiệp kịp thời chỉ trong 20 phút, người bệnh sau đó hồi phục rất nhanh.
Sau 12 giờ, người bệnh hầu như không còn triệu chứng, trở lại bình thường. Kết quả chụp MRI sau đó cho thấy người bệnh không còn tổn thương nào trên não.
Sau đó, người bệnh tiếp tục được theo dõi tại Đơn vị Đột quỵ để phục hồi chức năng và truy tìm nguyên nhân gốc rễ để ngăn ngừa đột quỵ tái phát.
Cấp cứu đột quỵ – Mỗi giây đều quý
TS-BS Nguyễn Bá Thắng
Theo TS-BS Nguyễn Bá Thắng, Trưởng Trung tâm Khoa học Thần kinh, Trưởng Đơn vị Đột quỵ, BV ĐHYD TP.HCM, đột quỵ có thể xảy ra bất ngờ với bất kì ai. Nếu không được cấp cứu kịp thời trong “thời gian vàng”, hậu quả do đột quỵ rất nghiêm trọng với tỉ lệ t.ử v.ong khoảng 10 – 20%. Chưa nói đến những người sống sót nhưng phải chịu cảnh tàn phế chiếm tỉ lệ gần 30%, và chỉ có khoảng 30% có thể trở về cuộc sống bình thường.
Để phát hiện sớm cơn đột quỵ, cần dựa vào những dấu hiệu ban đầu (quy tắc FAST) sau đây:
F – Face (liệt mặt): Người bệnh có thể bị liệt một bên mặt với biểu hiện méo miệng, nhân trung (đoạn nối giữa điểm dưới mũi đến môi trên) bị lệch, thể hiện rõ nhất khi người bệnh há miệng hoặc cười.
A – Arm (liệt cánh tay): Người bệnh cử động khó hoặc không thể cử động một tay hoặc tay chân một bên cơ thể. Cách nhận biết nhanh chóng nhất là yêu cầu người bệnh giơ 2 tay lên sẽ thấy một bên không giơ hoặc không giữ lại được.
S – Speech (nói chuyện): Người bệnh khó nói, phát âm không rõ, nói dính chữ, nói ngọng bất thường, hoặc không hiểu lời nói.
T – Time (thời gian): tranh thủ tối đa thời gian gọi xe cứu thương ngay đưa người bệnh đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời.
Ngoài ra, có thể ghi nhớ các dấu hiệu và cách xử trí bằng câu: “Méo cười, ngọng nói, xuội tay – Mau gọi cấp cứu, đi ngay, đừng chờ”. Mỗi phút não bị thiếu m.áu sẽ mất gần hai triệu tế bào thần kinh, vì vậy người bệnh đột quỵ cần được cấp cứu ngay lập tức để đảm bảo an toàn và hạn chế tối đa những tổn thương về não.
Những điều nên và không nên khi cấp cứu đột quỵ
TS-BS Nguyễn Bá Thắng cho biết, hiện nay vẫn còn những quan niệm sai lầm khi cấp cứu đột quỵ như: cạo gió, trích m.áu, cúng bái; uống thuốc truyền miệng; vận chuyển người bệnh bằng xe 2 bánh, chờ cho người bệnh khỏe lại… Đây là những nguyên nhân khiến người bệnh không được cấp cứu đúng cách và kịp thời, gây nhiều hậu quả đáng tiếc. Vì vậy, cần hiểu đúng cách cấp cứu đột quỵ, giúp giảm tỉ lệ t.ử v.ong và tàn phế cho người bệnh.
Để được chăm sóc, điều trị chuyên sâu, phòng ngừa biến chứng, nguy cơ tái phát và phục hồi chức năng, người bị đột quỵ nên được cấp cứu ngay tại các cơ sở y tế có đơn vị đột quỵ. Đơn vị đột quỵ là nơi chuyên điều trị đột quỵ với các nhân sự được đào tạo chuyên sâu, phối hợp đa chuyên khoa theo một quy trình chuẩn hóa để đảm bảo người bệnh được chăm sóc điều trị tốt nhất, giảm thiểu tối đa hậu quả.
Nhằm hưởng ứng Ngày Đột quỵ thế giới 29.10, đồng thời nâng cao kiến thức của cộng đồng trong việc cấp cứu đột quỵ đúng cách và hiệu quả, Trung tâm truyền thông BV ĐHYD TP.HCM phối hợp cùng chương trình Angels của Công ty Boehringer Ingelheim Vietnam thực hiện chương trình tư vấn với chủ đề “Đột quỵ: Chạy đua từng phút từng giây – L àm đúng để giảm tàn phế cho những người thân yêu của mình” , theo dõi tại: https://bit.ly/dotquy-chayduatungphuttunggiay.
Với sự tư vấn của TS-BS Nguyễn Bá Thắng, chương trình cung cấp thông tin về nguyên nhân gây ra đột quỵ, tại sao phải chạy đua cấp cứu đột quỵ và những điều nên, không nên khi cấp cứu đột quỵ.
Cấp cứu đột quỵ, tại nạn phải nhanh, đúng
Việc cấp cứu phải nhanh, đúng, nhất là trong tình huống bị đột quỵ, chấn thương…
Theo các bác sĩ, để việc cấp cứu hiệu quả không chỉ là chuyên môn, trang thiết bị, cơ sở vật chất mà còn cần có sự phối hợp tốt của các cơ sở, bác sĩ chuyên môn…
Đó là thông tin được tham luận tại hội thảo “Cấp cứu ngoại viện, cấp cứu chấn thương” diễn ra tại Bệnh viện đa khoa quốc tế Hoàn Mỹ Thủ Đức, ngày 8.7.
Hội thảo là dịp để các chuyên gia đầu ngành cập nhật những kiến thức mới nhất, chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực cấp cứu ngoại viện và cấp cứu chấn thương; nâng cao chất lượng điều trị…
Nâng khả năng cấp cứu ngoại viện
Tại hội thảo, bác sĩ Nguyễn Duy Long – Giám đốc Trung tâm Cấp cứu 115 TP.HCM, chia sẻ về những bài học thực tiễn trong tổ chức Trung tâm cấp cứu 115, công tác điều phối hoạt động cấp cứu ngoài bệnh viện, sơ cấp cứu tại cộng đồng và vận chuyển cấp cứu đến các cơ sở y tế phù hợp nhất.
Mạng lưới cấp cứu tại TP.HCM. Ảnh TRUNG TÂM CẤP CỨU 115
Theo bác sĩ Nguyễn Duy Long, định hướng phát triển cấp cứu ngoại viện của ngành y tế TP.HCM từ nay đến những năm sau sẽ tập trung vào các yếu tố chính, đó là: nâng cao năng lực y tế cơ sở đến các bệnh viện quận, huyện, thành phố và mạng lưới cấp cứu ngoại viện. Nếu cấp cứu ngoại viện tốt sẽ giảm t.ử v.ong cho người bệnh. Do đó cần đầu tư cơ sở hạ tầng, nhân lực, ứng dụng công nghệ, việc thực hành cấp cứu… Tới đây Trung tâm cấp cứu 115 sẽ tập huấn cho cả tài xế lái xe cứu thương cũng phải biết hỗ trợ cho công tác cấp cứu.
Bên cạnh đó trung tâm sẽ bổ sung một số khoa phòng chuyên môn, như: cấp cứu ngoài bệnh viện; kiểm soát nhiễm khuẩn… Bác sĩ Nguyễn Duy Long cho biết thêm, Trung tâm cấp cứu 115 vừa được chấp thuận cho bổ sung nâng số biên chế tại đây lên 357 người (lâu nay chỉ có 153 biên chế, chưa đảm bảo cho công tác cấp cứu ngoại viện).
Hàng triệu tế bào não sẽ c.hết nếu cấp cứu, điều trị chậm
Tham luận tại hội thảo với chủ đề Những lưu ý để nhận biết sớm và xử trí đúng cách trong đột qụy não, bác sĩ Hoàng Thị Tố Uyên – chuyên khoa Nội thần kinh – Bệnh viện Hoàn Mỹ Thủ Đức, nhấn mạnh việc quan trọng trong xử trí đột quỵ đúng cách, bởi mỗi phút kéo dài điều trị là gần 2 triệu tế bào não mất đi, một người bệnh đáng lẽ được cứu sống nhưng lại c.hết hoặc tàn phế bởi vì họ được đưa vào điều trị tại bệnh viện không phù hợp.
Cấp cứu nhanh, kịp thời giúp tăng cơ hội sống cho bệnh nhân, nhất là tình huống đột quỵ. Ảnh H.Q
Còn bác sĩ Đặng Văn Đạt – Trưởng khoa Ngoại Tổng hợp Bệnh viện Hoàn Mỹ Thủ Đức – cho rằng những cách sơ cứu không đúng ở người bị tai nạn giao thông sẽ làm nặng thêm thương tích cho họ, có khi đe dọa tính mạng. Cụ thể, có những trường hợp người bị tai nạn bị tổn thương đốt sống cổ hoặc xương chậu ở tình trạng nhẹ, nhưng người xung quanh lại bế xốc họ lên (để đưa đi cấp cứu) khiến họ bị gãy cột sống cổ hoặc gãy khung chậu, dẫn đến bị liệt toàn thân, thậm chí t.ử v.ong.
Theo TS-BS Nguyễn Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Mỹ Thủ Đức , từ thực tiễn cho thấy, việc tổ chức và vận hành cấp cứu hiệu quả không chỉ yêu cầu trình độ chuyên môn cao, trang thiết bị và cơ sở vật chất đầy đủ mà cần có sự tham gia của các bên liên quan bao gồm cả quy trình và quy chế phối hợp…