Người phụ nữ t.ử v.ong do nuốt phải răng giả

Những người mang răng giả thường được khuyên là hãy tháo răng trước khi ngủ. Thế nhưng, một người phụ nữ đã không làm theo.

Hậu quả là răng giả rơi ra, mắc kẹt vào cổ họng người này, gây t.ử v.ong.

Người phụ nữ trong câu chuyện này là bà Maria Farías Guzmán, 48 t.uổi, ở thành phố Armenia ( Colombia). Thay vì tháo răng giả ra, bà Maria lại mang luôn và đi ngủ, theo Đài Astro Awani (Malaysia).

Bà Maria Farías Guzmán ở Colombia đã t.ử v.ong vì răng giả lọt vào khí quản khi đang ngủ. Ảnh MINH HỌA: SHUTTERSTOCK

Nhưng khi đang ngủ, một phần của răng giả đã rơi ra. Bà Maria đã vô tình nuốt phải và mắc kẹt ở cổ họng. Tình trạng này làm nghẽn khí quản và khiến bà t.ử v.ong.

Người nhà bà Maria kể rằng ban đầu, họ nghe tiếng động lạ trên phòng của bà. Khi lên kiểm tra, họ phát hiện bà đã tắt thở.

Ngay lập tức, người nhà đã đưa bà Maria đến bệnh viện Del Sur ở thành phố Armenia cấp cứu. Các bác sĩ đã thông khí quản và cố gắng hồi sức cho người phụ nữ. Tuy nhiên, mọi nỗ lực đều không thành công. Bà Maria bị kết luận là t.ử v.ong do “tắc nghẽn đường hô hấp”.

“Người thân phát hiện bà ấy trong tình trạng ngưng thở nhưng lúc đưa đến bệnh viện đã không còn dấu hiệu sự sống. Các nhân viên y tế thực hiện đúng quy trình hồi sức cấp cứu và các biện pháp cần thiết để thông khí quản. Tuy nhiên, bà Maria đã không qua khỏi”, điều tra viên William Alberto Zubieta Pardo thuộc sở cảnh sát địa phương cho biết.

Răng giả rơi vào khí quản được đ.ánh giá là tình trạng nguy hiểm. Vụ việc của bà đã thu hút nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng ở Colombia. Cảnh sát cho biết sẽ báo cáo đầy đủ vụ việc sau khi hoàn thành khám nghiệm t.ử t.hi, theo Đài Astro Awani.

Bác sĩ đồng hành: Cách chăm sóc bản thân và người nhà khi nhiễm Covid-19

Thời gian gần đây, làn sóng mới của đại dịch Covid-19 tiếp tục gia tăng bởi biến thể Omicron có tính lây lan nhanh và rộng.

Nhiều người mắc bệnh dù đã tiêm đủ 2 – 3 mũi vắc xin, theo ghi nhận tình trạng tái nhiễm biến thể mới cũng xảy ra trên người đã từng mắc trước đây. Tuy nhiên, tỷ lệ trở nặng và t.ử v.ong trong thời điểm hiện tại vẫn ghi nhận ở mức thấp do tính bảo vệ của vắc xin phát huy hiệu lực.

Đa phần người bệnh thường có các triệu chứng nhẹ như sốt nhẹ, ho, giảm mùi vị, khó thở nhẹ, hụt hơi,… kéo dài thường từ 3 – 5 ngày và âm tính rất nhanh. Việc Bộ Y tế áp dụng rộng rãi các loại thuốc kháng virus cũng là một trong những tác động tích cực với tình hình đại dịch diễn biến nhanh như hiện nay.

Ca nhiễm tăng cao ở nhiều địa phương, song người bệnh đa phần cách ly tại nhà, tự theo dõi sức khỏe và điều trị bằng các gói thuốc cho F0. Ảnh SHUTTERSTOCK

Ca nhiễm tăng cao ở nhiều địa phương, song người bệnh đa phần cách ly tại nhà, tự theo dõi sức khỏe và điều trị bằng các gói thuốc cho F0 trong thời gian mắc bệnh. Nếu không chăm sóc đúng cách hoặc không theo dõi diễn tiến bệnh để thông báo với y tế địa phương khi xảy ra các tình huống trở nặng sẽ khó kiểm soát tình trạng sức khỏe.

Tự theo dõi sức khỏe và khai báo với y tế địa phương

Khi phát hiện bản thân hoặc người thân nhiễm bệnh, việc đầu tiên cần làm là giữ bình tĩnh, hạn chế tiếp xúc tối đa với những người xung quanh, mang khẩu trang và cách ly ngay khi có thể.

Người bệnh cần khai báo với y tế địa phương khi phát hiện mình nhiễm bệnh để nhận các chăm sóc cần thiết như gói thuốc an sinh, thuốc kháng virus và hỗ trợ khi cần thiết.

Theo dõi các triệu chứng hằng ngày, đặc biệt đối với những đối tượng có nguy cơ cao sẽ trở nặng khi mắc bệnh như có t.iền sử đái tháo đường, thể trạng thừa cân – béo phì, đang điều trị các bệnh ung thư (nhất là ung thư phổi, ung thư m.áu hoặc ung thư di căn,…), mắc các bệnh suy giảm miễn dịch,… Ngay khi có các triệu chứng sốt liên tục không giảm, ho nhiều kèm theo khó thở và nặng tức ngực, đo nồng độ oxy m.áu (SpO2) có chỉ số dưới 94% người bệnh cần gọi ngay cho y tế địa phương hoặc cấp cứu 115 để được hỗ trợ.

Ở những người bệnh có triệu chứng nhẹ như sốt, ho, mệt mỏi, chỉ cần nghỉ ngơi, thư giãn, sử dụng các thuốc điều trị triệu chứng, thuốc kháng virus khi được chỉ định và ăn uống đầy đủ sẽ dễ dàng nhanh chóng khỏi bệnh.

Ăn uống đủ chất

Người bệnh cần ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, bổ sung các loại vitamin A, C,… như nước cam, chanh,… Tuy nhiên không sử dụng quá nhiều để tránh gây tình trạng đau dạ dày ở một số đối tượng nhạy cảm.

Uống đủ lượng nước trong ngày (2 – 2.5 lít).

Uống đủ lượng nước rất quan trọng. Ảnh SHUTTERSTOCK

Đối với những người bệnh có nhiều triệu chứng như đau rát họng và chán ăn do giảm mùi vị có thể ăn một số thực phẩm nấu chín mềm hoặc cháo.

Rau củ quả là một trong những thành phần không thể thiếu trong các bữa ăn ngoài các chất đạm khác. Ưu tiên những loại thực phẩm và cách chế biến đơn giản, dễ dàng tiêu hóa. Hạn chế sử dụng các thực phẩm sống lạnh, nước đá,…

Tập luyện

Việc ở trong một không gian hẹp kéo dài sẽ khó khăn cho việc vận động tập luyện, tuy nhiên người bệnh vẫn phải duy trì một chế độ luyện tập thể dục đều đặn trong thời gian cách ly, nên dành ra khoảng 20 – 30 phút buổi sáng và 20 – 30 phút buổi chiều để vận động theo một số bài tập thể dục tại chỗ.

Tập hít thở sâu cố gắng duy trì nhịp thở thật chậm rãi, cố gắng hít sâu tối đa và thở ra từ từ, theo dõi hơi thở ra vào cơ thể, có thể thực hiện nhiều lần trong ngày để lưu lượng oxy có thể duy trì trao đổi tối đa qua các phế nang của phổi. Việc tập luyện giữ hơi thở là cực kỳ cần thiết để kiểm soát tình trạng sức khỏe cho người bệnh Covid-19 đã được các chuyên gia trong nước và quốc tế khuyến cáo.

Duy trì tinh thần và giấc ngủ

Việc tự cách ly tại nhà thường sẽ tạo cảm giác bí bách đối với nhiều người trong xã hội hiện nay. Việc tiếp xúc thông tin đa chiều trên mạng xã hội về dịch bệnh cũng làm trình trạng hoang mang và lo lắng quá mức là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn lo âu cho người bệnh trong và sau khi khỏi Covid-19. Vì thế, người bệnh không nên quá lo lắng khi xuất hiện một số triệu chứng của bệnh, hãy thông báo ngay cho y tế địa phương hoặc các bác sĩ hỗ trợ sẽ hướng dẫn bạn xử trí bằng thuốc và tập luyện để khắc phục.

Ngủ đủ giấc sẽ giúp cân bằng nhiều chức năng quan trọng của cơ thể, trong đó có lợi ích về duy trì sức đề kháng tốt cho người bệnh. Nếu có tình trạng khó ngủ, người bệnh có thể nghe nhạc nhẹ, tập hít thở sâu và theo dõi nhịp thở, thư giãn thả lỏng cơ thể sẽ giúp dễ vào giấc ngủ hơn.

Không test nhanh quá nhiều

Không nên thực hiện test nhanh quá nhiều lần để tránh tình trạng lãng phí lẫn hoang mang, người bệnh chỉ nên thực hiện test nhanh khi cảm thấy triệu chứng giảm nhiều hoặc ở ngày thứ 5 – 7.

Ngoài ra, người bệnh cần duy trì vệ sinh cá nhân và nơi ở để tạo không gian sống thoải mái. Không nên xông nóng quá nhiều lần hoặc không xông trực tiếp vào đường thở quá lâu để tránh làm bỏng niêm mạc hô hấp. Không sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc và các thuốc cần được chỉ định của bác sĩ. Có thể phối hợp điều trị bằng các thuốc y học cổ truyền để nâng cao sức đề kháng, kiểm soát các triệu chứng: ho, mất ngủ, rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi,…

Hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế khi cần thiết để xử trí kịp thời.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *