Sai lầm khi uống nước khiến cơ thể âm thầm bị tàn phá, nội tạng cũng bị tổn thương

Dưới đây là những sai lầm tai hại khi uống nước mà rất nhiều người mắc phải.

Uống nước để muốn hết cay

Nghiên cứu đã chứng minh, nước hoàn toàn không có khả năng làm giảm bớt độ cay. Đây là lý do bạn không nên uống nước sau khi ăn thức ăn cay. Thay vì làm giảm đau, giảm cay, nước có thể làm lây lan toàn bộ cảm giác cay đến các bộ phận khác trong miệng. Điều này càng làm cho bạn có cảm giác nóng rát khắp miệng và còn cảm thấy khát nước hơn.

Để cải thiện tình trạng này thì bạn nên uống sữa. Bởi capsaicin chỉ tan trong các dung dịch tương tự và đó là sữa.

Dùng nước ngọt thay thế nước lọc

Mỗi khi khát nước rất nhiều người có thói quen uống nước ngọt thay thế nước lọc mỗi khi thấy khát. Vì họ thấy uống nước lọc nhạt nhẽo, không có mùi vị gì.

Thế nhưng, các thành phần trong nước ngọt sẽ khiến ion canxi trong xương di chuyển đến khắp nơi trong cơ thể khiến hàm lượng canxi trong nước tiểu tăng.

Uống không đủ nước

Hậu quả của việc uống không đủ nước không đơn giản chỉ là cảm giác khát nước mà nó còn khiến cơ thể không thể chuyển hóa được các “chất thải” trong cơ thể nên dễ gây ra những tổn hại cho các cơ quan nội tạng.

Ảnh minh họa

Uống ít nước đồng thời còn dẫn đến tình trạng nồng độ nước tiểu cao khiến dễ mắc các bệnh như sỏi thận, viêm thận.

Uống trong thời gian luyện tập căng thẳng

Theo các nhà khoa học (tại buổi hội thảo báo cáo về hội nghị phát triển Thỏa thuận Hyponatremia quốc tế lần thứ ba tại Carlsbad, California, năm 2015), uống nước quá nhiều trong quá trình tập thể dục có thể gây ra những phản ứng phụ tiêu cực.

Trong thời gian tập luyện căng thẳng, nhiệt độ cơ thể của một người tăng lên khiến họ cảm thấy nóng. Nhưng uống quá nhiều nước để làm mát trong khi tập thể dục có thể dẫn đến cạn kiệt chất điện giải.

Uống ngay trước, trong và sau khi ăn

Nếu ai đó có thói quen uống nước ngay trước và sau bữa ăn thì nên bỏ ngay, bởi đó là nguyên nhân khiến bụng bạn bị phình, cơ thể tăng mức đường huyết và gây dư thừa lượng axit trong dạ dày.

Ngoài ra, uống nước trong khi ăn có thể gây trở ngại cho hệ tiêu hóa. Lý do là nước sẽ rửa trôi nước bọt, trong khi đây là thứ chứa enzyme cần thiết để bổ trợ cho quá trình tiêu hóa.

Thời gian lý tưởng để uống nước là nửa giờ trước và sau bữa ăn. Tuân thủ nguyên tắc này sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Ngoài ra, nếu uống nước trước bữa ăn nửa giờ được coi là lành mạnh, vì nó sẽ bôi trơn đường tiêu hóa và làm dịu thức ăn và phân.

Người đàn ông Mỹ mắc COVID-19 và đậu mùa khỉ cùng lúc

Một người đàn ông sống tại California (Mỹ) là trường hợp đầu tiên được biết đến mắc COVID-19 và đậu mùa khỉ cùng lúc.


Các ban đỏ nổi trên tay một bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ. Ảnh: Shutterstock/TTXVN

Theo tờ Hindustan Times, anh Mitcho Thompson được cho là dương tính với virus SARS-CoV-2 vào cuối tháng 6. Chỉ vài ngày sau đó, anh phát hiện có những vết mụn đỏ mọc trên khắp lưng, cánh tay, cánh chân và cổ. Anh được các bác sĩ chẩn đoán mắc thêm bệnh đậu mùa khỉ.

“Các bác sĩ rất chắc chắn khi khẳng định tôi mắc đậu mùa khỉ và tôi mắc hai bệnh cùng lúc”, Thompson trả lời kênh truyền hình NBC. Hai loại virus tấn công cùng một lúc khiến nam bệnh nhân cảm thấy như thể mình đang bị cúm rất nặng. Thompson cũng có các triệu chứng như sốt, khó thở, lạnh run người, đau cơ và các vết mưng mủ trên da.

Theo bác sĩ Dean Winslow – giáo sư chuyên về bệnh truyền nhiễm tại Stanford, mặc dù rất hiếm song không phải không có trường hợp một người nhiễm cả hai loại virus cùng một lúc.

“Rõ ràng điều đó có thể xảy ra. Chỉ là cực kỳ không may mới mắc cả 2 bệnh. Đó là hai loại virus hoàn toàn khác biệt”, bác sĩ Dean cho hay.

Ngày 23/7, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố mức báo động cao nhất đối với đợt bùng phát đậu mùa khỉ lần này. Tổng Giám đốc WHO Adhanom Ghebreyesus đã ban bố tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu (PHEIC) đối với bệnh đậu mùa khỉ. Ông Ghebreyesus cũng nhận định mối đe dọa của bệnh đậu mùa khỉ hiện ở mức độ vừa phải trên toàn cầu, ngoại trừ ở châu Âu là mức cao.

Tại Mỹ, các chuyên gia y tế dự báo số ca mắc đậu mùa khỉ sẽ tăng trong một vài tuần tới. Tính đến thời điểm hiện tại, quốc gia ghi nhận trên 2.400 ca mắc đậu mùa khỉ, trong đó có 2 trường hợp mắc ở t.rẻ e.m.

Virus gây ra bệnh đậu mùa khỉ lây lan qua tiếp xúc gần và gây ra các triệu chứng giống cúm cùng các vết mụn bọc trên da. Các quan chức WHO cho hay họ đang điều tra khả năng xem liệu loại virus này có lây lan qua phương thức mới hay không.

Trong khi đó, Mỹ cũng đang vật lộn với xu hướng gia tăng các ca mắc COVID-19 được cho là do chủng BA.5 gây ra. Theo hãng tin Bloomberg, Mỹ đã ghi nhận hơn 170.000 ca mắc mơi vào ngày 19/7, tăng từ khoảng 27.000 ca trước đó trong ngày 1/4. Tỷ lệ ca nhập viện cũng đã tăng kể từ tháng 4, mặc dù vẫn thấp hơn nhiều so với mức cao nhất trước đó.

Các chuyên gia chỉ ra BA.5 đặc biệt có khả năng né tránh tốt các biện pháp phòng ngừa hay hệ miễn dịch, vì vậy ngay cả một số người mắc COVID-19 chỉ vài tuần trước đó với một biến chủng khác cũng có thể tái nhiễm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *