Bộ Y tế yêu cầu duy trì công tác tiêm vắc-xin sởi và vắc xin sởi – rubella cho trẻ, bảo đảm không bỏ sót đối tượng.
Ngày 28/3, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho hay, trên địa bàn Thành phố vừa ghi nhận b.é g.ái 7 t.uổi (ở huyện Đan Phượng) mắc rubella. Trước đó, b.é g.ái đã được tiêm chủng 2 mũi vắc-xin phòng bệnh này.
Bộ Y tế yêu cầu duy trì công tác tiêm vắc-xin sởi và vắc xin sởi – rubella cho trẻ, bảo đảm không bỏ sót đối tượng.
Trước tình hình nêu trên, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương vừa có Công văn số 397/VSDTTƯ-BTN gửi sở y tế, trung tâm kiểm soát bệnh tật 28 tỉnh, thành phố về việc tăng cường giám sát bệnh sởi, rubella.
Theo Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, từ đầu năm 2024 đến nay đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại khu vực phía Bắc. Trong đó có 12 trường hợp sởi xác định tại phòng thí nghiệm của 4 tỉnh, thành phố và 10 trường hợp rubella tại 7 tỉnh, thành phố. Đặc biệt, ghi nhận 1 chùm ca bệnh sởi tập trung tại huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh ở nhóm trẻ dưới 10 t.uổi.
Để chủ động phòng, chống dịch sởi, rubella, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương đề nghị, trung tâm kiểm soát bệnh tật các tỉnh, thành phố tăng cường công tác giám sát các trường hợp nghi sởi, rubella.
Đồng thời điều tra, lấy mẫu xét nghiệm hoặc gửi về Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương xét nghiệm. Đối với các tỉnh, thành phố tự xét nghiệm, cần gửi kết quả về Văn phòng Tiêm chủng mở rộng miền Bắc.
Bên cạnh đó, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương cũng nhấn mạnh, duy trì công tác tiêm chủng vắc xin sởi cho trẻ từ 9-12 tháng và vắc xin sởi – rubella cho trẻ từ 18-24 tháng, bảo đảm không bỏ sót đối tượng.
Nếu có dịch xảy ra trên địa bàn, cần nhanh chóng điều tra, khoanh vùng, lấy mẫu và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định.
Theo các chuyên gia y tế, bệnh sởi lây truyền qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp với các chất tiết mũi họng của bệnh nhân khi người bệnh ho, hắt hơi.
Bệnh sởi làm suy yếu sức đề kháng của cơ thể cho nên thường kèm theo những biến chứng nặng như viêm phổi, viêm tai, tiêu chảy, viêm não… Những bệnh này khi mắc cùng bệnh sởi thường có diễn biến rất nặng.
Theo Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, bệnh rubella rất nguy hiểm ở phụ nữ có thai, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ do có thể gây sảy thai, thai c.hết lưu.
Đặc biệt, gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi (bệnh tim, mù, đục thủy tinh thể, điếc và chậm phát triển tinh thần), thường gọi là hội chứng rubella bẩm sinh. Hội chứng này có thể gặp ở 90% trẻ sinh ra từ bà mẹ nhiễm rubella trong 3 tháng đầu mang thai.
Bệnh rubella có tính lây truyền cao và có thể gây thành dịch lớn. Trên lâm sàng, bệnh khó phân biệt với các bệnh sốt phát ban khác, nhất là với sởi và có tới 50% trường hợp bệnh biểu hiện lâm sàng không điển hình.
Thời kỳ ủ bệnh kéo dài 14-21 ngày, trung bình 18 ngày. Thời kỳ lây truyền kéo dài từ 7 ngày trước cho tới 7 ngày sau phát ban. T.rẻ e.m mắc hội chứng rubella bẩm sinh có thể đào thải vi rút đến 1 năm sau khi sinh.
Theo các chuyên gia y tế, những người chưa có miễn dịch đều có thể bị mắc bệnh. Người sau khi mắc bệnh có miễn dịch bền vững. Những trường hợp đã tiêm vắc-xin sẽ sinh ra miễn dịch đặc hiệu bảo vệ cơ thể không bị mắc bệnh, số ít còn lại không may mắc bệnh thì bệnh sẽ nhẹ hơn, hạn chế di chứng và t.ử v.ong.
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế về tiêm vắc-xin rubella, sử dụng vắc-xin dạng đơn hoặc dạng phối hợp (sởi-rubella hoặc sởi-quai bị-rubella).
Với t.rẻ e.m, tiêm vắc-xin cho trẻ từ 9 tháng t.uổi trở lên và nhắc lại khi trẻ 18 tháng t.uổi. Với người lớn, tiêm vắc-xin cho những người chưa tiêm phòng hoặc chưa có miễn dịch, đặc biệt là phụ nữ ở t.uổi sinh đẻ. Không tiêm phòng vắc-xin rubella cho phụ nữ đang mang thai. Chỉ nên có thai sau khi tiêm phòng ít nhất 1 tháng.
Bệnh sởi rình rập bùng phát, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn
Theo dữ liệu của WHO, tại khu vực châu Âu, số ca mắc bệnh năm 2023 là hơn 300.000 ca, tăng hơn 30 lần so với năm 2022.
Tại khu vực Tây Thái Bình Dương, số ca mắc bệnh sởi đã tăng 255%.
Ngày 19-3, Bộ Y tế có công văn khẩn gửi UBND các tỉnh thành phố về việc tăng cường công tác phòng chống bệnh sởi khi căn bệnh này đang diễn biến bất thường.
Bộ Y tế nêu rõ, mới đây, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra cảnh báo về việc gia tăng số ca mắc bệnh sởi và nguy cơ bùng phát dịch sởi tại nhiều khu vực trên thế giới. Theo dữ liệu của WHO, tại khu vực châu Âu, số ca mắc bệnh năm 2023 là hơn 300.000 ca, tăng hơn 30 lần so với năm 2022. Tại khu vực Tây Thái Bình Dương, số ca mắc bệnh sởi từ năm 2022 đến năm 2023 đã tăng 255%.
Bệnh sởi rất dễ lây lan ở trẻ nhỏ
Đối với Việt Nam, từ đầu năm 2024 tới nay ghi nhận 42 ca mắc sởi tại 13 tỉnh thành. Hơn nữa, thời gian qua do ảnh hưởng của việc gián đoạn cung ứng các vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng nên đã tác động đến tỷ lệ tiêm chủng các vaccine cho t.rẻ e.m trên toàn quốc.
Nhiều trẻ chưa được tiêm chủng đúng lịch, chưa tiêm chủng đủ mũi vaccine sởi là yếu tố nguy cơ gây bùng phát dịch bệnh bao gồm sởi.
Trẻ mắc sởi thường bị sốt phát ban
Để giảm thiểu nguy cơ bùng phát dịch sởi, Bộ Y tế đề nghị các địa phương tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc sởi tại cộng đồng và các cơ sở khám chữa bệnh; triển khai các biện pháp xử lý triệt để ổ dịch ngay khi phát hiện trường hợp mắc bệnh.
Đồng thời tiếp tục triển khai công tác tiêm chủng thường xuyên cho các đối tượng thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng, trong đó có tiêm vaccine sởi cho trẻ 9 tháng t.uổi và vaccine sởi – rubella cho trẻ 18 tháng t.uổi; Rà soát, tổ chức tiêm bù, tiêm vét cho những đối tượng chưa được tiêm vaccine phòng bệnh sởi, đặc biệt chú ý đến vùng lõm tiêm chủng.