Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa đã phẫu thuật cắt bỏ 2 khối u khổng lồ trên lưng, đem lại cuộc sống bình thường cho người bệnh.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa cho biết, mới đây bệnh viện tiếp nhận một bệnh nhân rất đặc biệt tên là N.T.Đ. (61 t.uổi), quê ở huyện Thiệu Hóa. Người này nhập viện với rất nhiều khối u trên cơ thể, trong đó 2 khối u khổng lồ trên lưng, đường kính mỗi khối u 30 cm, chiếm toàn bộ phần lưng và 1 khối u to trên mặt che kín toàn bộ mắt phải.
Khối u to đến nỗi bệnh nhân không thể đi lại, làm việc bình thường mà phải cúi hết người ra phía trước mới đủ cân bằng với phần khối u trên lưng.
Bệnh nhân Đ. hoàn cảnh kinh tế khó khăn, từ nhỏ xuất hiện khối u trên lưng, theo thời gian khối u phát triển ngày càng lớn dần, đồng thời trên cơ thể xuất hiện thêm nhiều khối u kích thước khác nhau. Nhà nghèo, gia đình không đủ t.iền chữa bệnh nên các khối u ngày càng to, làm cho bệnh nhân gần như không thể đi lại được, mọi sinh hoạt đều phải dựa vào anh trai và người thân chu cấp, khó khăn, vất vả nhân lên gấp bội khi không may anh trai của bệnh nhân vừa qua đời. Thời gian gần đây, hai khối u trên lưng to lên rất nhanh và bệnh nhân có biểu hiện mệt mỏi, sức khỏe yếu đi rất nhiều nên gia đình quyết tâm đưa đến bệnh viện để điều trị.
(Ảnh minh họa)
BS CK II Lê Thanh Hoài, Phó Trưởng khoa Ngoại tổng hợp 1, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa cho biết: ” Bệnh nhân Đ. nhập viện trong tình trạng nặng với bệnh cảnh của bệnh u sợi thần kinh loại 1 có biểu hiện nhiều khối u lớn trên cơ thể, trong đó có khối u đã gây biến chứng c.hảy m.áu trong u, nếu không phẫu thuật kịp thời thì nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Vì vậy, các bác sĩ đã chuẩn bị nguồn m.áu và mổ cấp cứu cho bệnh nhân, ưu tiên phẫu thuật cắt bỏ 2 khối u lớn đã gây biến chứng”.
Sức khỏe bệnh nhân sau mổ đã ổn định, có thể tự ăn uống, vận động được. Bệnh nhân cũng rất mong muốn khi phục hồi sức khỏe sẽ quay trở lại Khoa Ngoại tổng hợp 1 để cắt bỏ khối u trên mặt, phẫu thuật tạo hình lại mí trên và mi dưới mắt bên phải, giúp cho bệnh nhân không còn thấy ngại khi tiếp xúc với mọi người.
Theo BS CK 2 Lê Thanh Hoài, u sợi thần kinh loại 1 (NF1) hay còn gọi là u sợi thần kinh ngoại biên hoặc bệnh von Recklinghausen. Đây là bệnh lý di truyền theo gen trội do rối loạn nhiễm sắc thể 17. U sợi thần kinh loại 1 có thể gây ra những biến chứng trên các bộ phận.
“U sợi thần kinh loại 1 là loại u phổ biến do di truyền gây ra. Phần lớn bệnh không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng khi cần có thể điều trị bằng phẫu thuật hoặc xạ trị. Do đó, để bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa biến chứng, khi phát hiện những triệu chứng liên quan đến u sợi thần kinh loại 1, người bệnh cần phải đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa Thần kinh thăm khám”, bác sĩ Hoài khuyến cáo.
Hay đau bụng, đi khám phát hiện ung thư
Một phụ nữ ở TP.Uông Bí (Quảng Ninh) thấy đau bụng tưởng rối loạn tiêu hóa, khi kiểm tra nhận kết quả ung thư.
Ngày 24.9, thông tin từ Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí cho biết bệnh viện này vừa tiếp nhận bệnh nhân nữ (52 t.uổi, trú tại P.Yên Thanh, TP.Uông Bí, Quảng Ninh) thường xuyên đau bụng, nghĩ rối loạn tiêu hóa nên đi khám.
Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật cho người bệnh. Ảnh N.K
Qua thăm khám, nội soi đại tràng, các bác sĩ phát hiện người bệnh có khối u lớn ở đại tràng. Tiến hành làm xét nghiệm sinh thiết, phát hiện ung thư đại tràng phải, biến chứng bán tắc ruột và c.hảy m.áu. Người bệnh được chỉ định phẫu thuật cắt nửa đại tràng phải có khối u, kèm theo vét hạch. Nhận định trong mổ, các bác sĩ thấy tổn thương u đại tràng phải kích thước lớn khoảng 15x10x8 cm gây bán tắc ruột và c.hảy m.áu tại bề mặt khối u trong lòng ruột.
Theo bác sĩ Trịnh Công Định (Khoa Ung bướu, Bệnh viện Việt Nam – Thuỵ Điển Uông Bí), với tổn thương u đại tràng của người bệnh, thông thường bệnh đã có thời gian tiềm tàng, tiến triển trước đó một khoảng thời gian mà một số người lầm tưởng rằng đó là mình rối loạn tiêu hóa hoặc viêm đại tràng mà không đi khám hoặc kiểm tra.
Qua đây các bác sĩ khuyến cáo người dân, việc thực hiện các phương pháp sàng lọc có thể giúp phát hiện sớm các khối u khi còn rất nhỏ, từ đó có cơ hội điều trị khỏi bệnh, tiên lượng tốt hơn và chi phí điều trị bệnh ít tốn kém hơn.
Phương pháp hiệu quả nhất để phát hiện sớm ung thư đường tiêu hóa là nội soi kiểm tra đại tràng và dạ dày định kỳ. Bên cạnh đó là phương pháp xét nghiệm tìm m.áu tiềm ẩn trong phân, đây cũng là một trong những cách sàng lọc phát hiện sớm ung thư đại trực tràng hiện đã và đang thực hiện tại bệnh viện.
Bác sĩ Trịnh Công Định khuyến cáo các trường hợp có triệu chứng rối loạn tiêu hóa như: đi ngoài nhiều lần, phân lẫn m.áu, chất nhầy, có thể có đau bụng… thậm chí, nếu trước đó chưa từng mắc bệnh gì mà bất ngờ có biểu hiện trên thì cần đi khám chuyên khoa tiêu hóa để phát hiện sớm bệnh ung thư.
Trên thực tế, đã có một số người không có triệu chứng rối loạn tiêu hóa mà chỉ đau bụng, gầy sút cân, thiếu m.áu… nhưng đi khám thì đã phát hiện ra bệnh ung thư. Bên cạnh đó, có một số dấu hiệu cảnh báo ung thư đường tiêu hóa có thể gặp như: chướng bụng, chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn, đại tiện bất thường…