Bé sơ sinh đầu tiên trên thế giới mắc đậu mùa khỉ ngay sau khi ra đời, cha mẹ cũng mắc bệnh

Ca nhiễm đậu mùa khỉ đầu tiên được ghi nhận ở trẻ sơ sinh và được đăng tải trên tạp chí y khoa danh tiếng The New England Journal of Medicine, số tháng 10-2022.

Trường hợp nhiễm vi rút đậu mùa khỉ mắc phải chu sinh và đồng nhiễm Adenovirus ở trẻ sơ sinh 10 ngày t.uổi. Sau ca sinh không bình thường của đ.ứa t.rẻ vào cuối tháng 4-2022, phát ban đã phát triển trên cơ thể bé vào ngày thứ chín sau sinh.

Lúc đầu, phát ban là những mụn nước, bắt đầu ở lòng bàn tay và lòng bàn chân, sau đó lan rộng ra mặt và thân, rồi dần dần trở thành mụn mủ. Chín ngày trước khi sinh, cha của đ.ứa t.rẻ sơ sinh bị sốt, sau đó là phát ban lan rộng; phát ban ở người bố đã hết trước khi trẻ sơ sinh chào đời.

Bốn ngày sau khi sinh con, cơ thể người mẹ cũng xuất hiện một nốt ban tương tự. Gia đình này sống ở Vương quốc Anh, và không có t.iền sử du lịch đến châu Phi hoặc tiếp xúc với bất kỳ du khách nào.

Bé sơ sinh đã được chuyển đến đơn vị chăm sóc đặc biệt nhi khoa vào ngày thứ 15 sau sinh do suy hô hấp giảm oxy m.áu tiến triển. Một số chẩn đoán phân biệt (bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh, nhiễm vi rút herpes simplex, nhiễm coxsackie virus hoặc enterovirus, n.hiễm t.rùng da do tụ cầu, ghẻ ngứa, giang mai và bệnh lậu) đã được xem xét.

Sự hiện diện của hạch nách, bản chất của các tổn thương da cũng như tiến trình không điển hình của n.hiễm t.rùng trong gia đình, đã làm dấy lên mối lo ngại về bệnh đậu mùa khỉ ở người.

Thử nghiệm phản ứng chuỗi polymerase (PCR) đối với các mẫu m.áu, nước tiểu, mụn nước và dịch ngoáy họng thu được từ trẻ sơ sinh và mẹ dẫn đến chẩn đoán nhiễm vi rút đậu mùa khỉ (Clade IIb). Adenovirus cũng được xác định trong dịch tiết đường hô hấp và m.áu của trẻ sơ sinh.

Tình trạng của bệnh nhi trở nên xấu hơn và được bắt đầu thông khí can thiệp.

Bé được áp dụng một liệu trình 2 tuần Tecovirimat đường uống (với liều 50mg x 2 lần / ngày) kết hợp với Cidofovir tiêm tĩnh mạch. Sau bốn tuần được chăm sóc đặc biệt, bao gồm 14 ngày thở máy xâm nhập, cháu bé đã hồi phục và được xuất viện.

Các báo cáo về nhiễm vi rút đậu mùa khỉ ở trẻ sơ sinh là rất hiếm.

Đây là một trường hợp nhiễm vi rút đậu mùa khỉ ở trẻ sơ sinh sau khi lây truyền chu sinh trong một nhóm gia đình.

Tuy nhiên cũng không thể loại trừ sự lây truyền qua nhau thai bởi vì đây là một trường hợp đơn lẻ, không thể quy kết triệu chứng lâm sàng trực tiếp cho tác nhân gây bệnh (vi rút đậu mùa khỉ hoặc adenovirus), cũng như không thể quy kết sự cải thiện tình trạng lâm sàng của trẻ sơ sinh là do việc sử dụng Tecovirimat hoặc Cidofovir.

Nhiễm vi rút đậu mùa khỉ nên được xem xét chẩn đoán phân biệt với các bệnh phát ban mụn nước ở trẻ sơ sinh.

Đây là nguyên nhân số 1 của bệnh tiểu đường loại 2

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, bệnh tiểu đường loại 2 thường phát triển ở những người trên 45 t.uổi, nhưng ngày càng có nhiều t.rẻ e.m, thanh thiếu niên cũng mắc bệnh.

Khi không được điều trị, bệnh tiểu đường có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vì vậy, việc biết các dấu hiệu và cách ngăn ngừa tình trạng này là rất cần thiết.

Tiến sĩ, bác sĩ Eric Stahl tại Bệnh viện Đại học Staten Island (Mỹ) chia sẻ những điều cần biết về bệnh tiểu đường.

1. Những điều cần biết về bệnh tiểu đường loại 2

Kiểm tra đường huyết. Ảnh SHUTTRSTOCK

Tiến sĩ Stahl giải thích: “Bệnh tiểu đường là tình trạng cơ thể điều hòa lượng đường trong m.áu bị gián đoạn. Các tế bào cần insulin để hấp thụ đường.

Khi cơ thể không sản xuất insulin (bệnh tiểu đường loại I) hoặc cơ thể ngừng phản ứng với insulin (bệnh tiểu đường loại 2), đường huyết sẽ tích tụ trong m.áu.

Theo thời gian, lượng đường trong m.áu tăng cao gây hại cho tim, thận, mắt, mạch m.áu và dây thần kinh”.

2. Yếu tố rủi ro

Theo tiến sĩ Stahl, “Thừa cân hoặc béo phì là yếu tố nguy cơ đáng kể nhất để phát triển bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, lối sống ít vận động, chế độ ăn uống nghèo nàn, hút thuốc, uống nhiều rượu và căng thẳng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Cuối cùng, những người có quan hệ họ hàng với các thành viên trong gia đình mắc bệnh tiểu đường hoặc những người có nguồn gốc chủng tộc hoặc dân tộc nhất định (người Mỹ gốc Phi, người Mỹ gốc Á, người Mỹ Latinh/gốc Tây Ban Nha, người Mỹ bản địa hoặc người gốc Thái Bình Dương) nên được kiểm tra thường xuyên hơn do nguy cơ gia tăng của họ”.

3. Bệnh tiểu đường loại 2 rất nguy hiểm nếu không được điều trị

Tiến sĩ Stahl cho biết: “Bệnh tiểu đường không được điều trị và lượng đường trong m.áu tăng cao theo thời gian có thể gây ra các vấn đề y tế nghiêm trọng, chẳng hạn như đau tim, đột quỵ, bệnh thận, bệnh động mạch ngoại vi, tổn thương mắt và tổn thương thần kinh.

4. Dấu hiệu của bệnh tiểu đường loại 2

Thường xuyên khát nước có thể là một trong những dấu hiệu của bệnh tiểu đường loại 2

Tiến sĩ Stahl cho biết: “Những người mắc bệnh tiểu đường, thậm chí không kiểm soát được, có thể không có triệu chứng trong một thời gian. Những người khác có thể bị khát nhiều hơn, đi tiểu, thèm ăn, mệt mỏi, mờ mắt và giảm cân”, theo Eat This, Not That!

5. Những người trên 45 t.uổi nên được kiểm tra

Tiến sĩ Stahl khuyến cáo: “Do sự khởi phát không thường xuyên của bệnh, tất cả mọi người trên 45 t.uổi nên được tầm soát bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, việc sàng lọc được khuyến nghị cho những người dưới 45 t.uổi bị thừa cân và có các yếu tố nguy cơ khác như cholesterol cao, huyết áp cao, t.iền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường, có nguồn gốc chủng tộc hoặc dân tộc nhất định (người Mỹ gốc Phi, người Mỹ gốc Á, Người gốc Latinh/gốc Tây Ban Nha, người Mỹ bản địa hoặc người gốc Thái Bình Dương) hoặc có t.iền sử bệnh tiểu đường thai kỳ.

Việc tầm soát được thực hiện bằng xét nghiệm m.áu – mức đường huyết lúc đói hoặc hemoglobin A1C, là mức đường huyết trung bình trong vòng 2 đến 3 tháng trước đó”, theo Eat This, Not That!

6. Nguyên nhân của bệnh tiểu đường loại 2

Béo phì, lối sống ít vận động và chế độ ăn uống nghèo nàn thường góp phần vào tình trạng kháng insulin (không đáp ứng với insulin). Ảnh SHUTTERSTOCK

Tiến sĩ Stahl nhấn mạnh: “Sự phát triển của bệnh tiểu đường có liên quan đến một số yếu tố khác nhau.

Béo phì, lối sống ít vận động và chế độ ăn uống nghèo nàn thường góp phần vào tình trạng kháng insulin (không đáp ứng với insulin).

T.iền sử gia đình và di truyền nói chung là nguyên nhân làm suy giảm hoặc giảm sản xuất insulin.

Kết hợp, lượng đường trong m.áu tăng cao, cuối cùng dẫn đến bệnh tiểu đường và làm gián đoạn thêm việc sản xuất và hiệu quả insulin”.

7. Ngăn ngừa bệnh tiểu đường

Theo tiến sĩ Stahl, việc thay đổi lối sống là điều quan trọng nhất của việc ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Ngay cả việc giảm cân khiêm tốn và tăng cường hoạt động thể chất cũng có thể tạo ra tác động đáng kể. Muốn phòng ngừa bệnh tiểu đường cũng nên tập trung vào việc kiểm soát huyết áp, giảm cholesterol và bỏ t.huốc l.á, theo Eat This, Not That!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *