Thời tiết thay đổi, virus tấn công trẻ nhỏ. Bệnh nhi viêm tiểu phế quản, viêm phổi, hen suyễn… nhập viện liên tục.
Chị H.N. chăm sóc con tròn một tháng t.uổi bị viêm phổi nặng có biến chứng. Ảnh: Vietnamnet.
Có thời điểm, 300 trẻ cùng dồn về khoa Hô hấp 1, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM.
Trẻ tím tái chỉ sau một ngày ho nhẹ
Bế con gái một tháng t.uổi trên tay, chị H.N. (30 t.uổi, TP.HCM) không khỏi căng thẳng khi nhớ lại cảnh bé tím tái ở nhà.
Ban đầu, bé chỉ ho nhẹ vài tiếng. Chị dự tính hôm sau sẽ đưa đi khám nhưng bệnh chuyển nặng rất nhanh, bé đột ngột tím người, khó thở. Gia đình vội đưa con đi cấp cứu ở bệnh viện gần nhà, sau đó đến Bệnh viện Nhi đồng 2, điều trị một tuần ở khoa Hồi sức sơ sinh.
Đáng nói, cả người em sinh đôi của bé cũng bị viêm phổi và nhập viện cùng lúc. Gia đình chị H.N. phải chia nhau mỗi người một khoa để chăm con. Đến nay, bé được chuyển về khoa Hô hấp 1 nhưng do tình trạng nặng, buộc phải theo dõi ở phòng cấp cứu. Người em vừa được xuất viện.
Bệnh tăng đến đâu, ứng phó đến đấy
Theo bác sĩ CKII. Nguyễn Hoàng Phong, Trưởng khoa Hô hấp 1, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM, từ tháng 10 trở đi là mùa của bệnh hô hấp. Việc gia tăng trẻ nhập viện được tính toán sẵn để chuẩn bị giường, thuốc, nhân lực.
Phụ huynh mệt mỏi trong những ngày chăm con bệnh.
Bác sĩ Phong cho hay, sáng 12/10, Khoa Hô hấp 1 đang có 258 trẻ điều trị, tăng khoảng 100 ca so với trước đó. Tuy nhiên, dự báo đến cuối tuần có thể tăng đến 300 trẻ nội trú, tập trung ở nhóm dưới 3 t.uổi và đặc biệt là dưới 6 tháng t.uổi. Cùng thời điểm, khoa Hô hấp 2 đang điều trị cho 54 em.
Với tình hình trên, các phòng bệnh không tránh khỏi cảnh đông đúc hay phải kê thêm giường ở hành lang. Kéo theo đó, điều dưỡng, bác sĩ cũng không ngơi nghỉ để theo sát diễn tiến sức khỏe của các bé.
“Có thời điểm, chúng tôi nhận đến 350 ca nên cũng quen với áp lực và sự vất vả. Vấn đề là phân công hợp lý, hỗ trợ nhau trong công việc, mục tiêu quan trọng nhất là sức khỏe của các bé”, bác sĩ Phong nói.
Hiện mỗi ngày, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM khám ngoại trú cho khoảng 7.000 trẻ. 20-30% trong số đó là trẻ khám bệnh liên quan đến hô hấp. Tương tự, Bệnh viện Nhi đồng 1 tiếp nhận khoàng 6.500 lượt khám/ngày, Bệnh viện Nhi đồng TP khoảng 1.500-2.000 lượt khám/ngày.
Phụ huynh cần làm gì?
Theo bác sĩ Nguyễn Hoàng Phong, phụ huynh cần đặc biệt quan tâm đến những trẻ có bệnh nền, bệnh bẩm sinh (bại não, di chứng não, tim bẩm sinh…) vì hệ miễn dịch kém, dễ bị virus tấn công trong thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi. Những bệnh nhi này thường có diễn tiến nhanh, khó lường, nặng nề.
Các biện pháp phòng ngừa bệnh hô hấp ở t.rẻ e.m gồm:
– Cho trẻ uống nhiều nước, ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường rau xanh và hoa quả để tăng sức đề kháng.
– Tiêm chủng đầy đủ.
– Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát, thông khí tốt, tránh bụi bẩn, khói thuốc
– Giữ vệ sinh cho trẻ, vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý.
Bên cạnh đó, phụ huynh cần cho trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa sớm khi có các triệu chứng đường hô hấp như ho, sổ mũi, sốt… Bác sĩ sẽ tư vấn cho cha mẹ cách theo dõi, tránh bệnh diễn tiến nhanh, nặng.
Trường hợp trẻ có 1 trong các triệu chứng nặng toàn thân như sốt cao liên tục khó hạ, co giật, bỏ ăn bỏ bú, khó thở hoặc các triệu chứng đường hô hấp nặng hơn (ho, khò khè…), phụ huynh cần cho trẻ đến bệnh viện ngay lập tức.
Loại ung thư hay gặp nhưng lại ‘vay mượn’ triệu chứng các bệnh phổ biến
Dù là bệnh ung thư hay gặp nhưngrất lại khó chẩn đoán và điều trị do triệu chứng ban đầu “vay mượn” của nhiều bệnh hô hấp, xoang mũi hay gặp.
Vòm họng là phần cao nhất của họng. Ung thư vòm họng là loại ung thư phổ biến nhất khu vực đầu – mặt – cổ. Đây là ung thư xảy ra ở vòm họng phía sau mũi. Bệnh khá phổ biến, đặc biệt ở các nước Đông Nam Á hoặc các nước châu Á do phong tục tập quán, ăn uống và nhiều nguyên nhân khác.
Tại Việt Nam, theo Globocan 2020, ung thư vòm họng đứng thứ 8/10 loại ung thư phổ biến nhất. Tổng số ca mắc mới là 6.040 người và số ca t.ử v.ong là 3.706 người. Tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới 8.1/100.000 dân cao hơn nữ giới 2.8/100.000 dân.
Yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư vòm họng
Ngoài yếu tố di truyền, chế độ ăn uống sinh hoạt cũng được liệt kê. Cụ thể, theo BSCK2 Nguyễn Ngọc Anh – Trưởng khoa Ung bướu và Y học hạt nhân (Bệnh viện Nhân dân 115), thực phẩm ăn có quá nhiều muối như cá muối, tương, cà, dưa muối và những chất mốc… chứa nitrosamine – chất gây ung thư, gây ra hiện tượng oxy hóa, là yếu tố nguy cơ gây ung thư vòm họng.
Ngoài ra, nguy cơ ung thư vòm họng còn đến từ thói quen hút t.huốc l.á, hút thuốc lào, nhai trầu hoặc uống rượu bia nhiều gây kích thích, thay đổi môi trường miệng-họng, viêm niêm mạc, lâu ngày diễn tiến thành ung thư.
Những nguyên nhân khác như virus HPV trong vòm họng cũng có nguy cơ gây bệnh. Một số nghiên cứu cho thấy những người nhiễm virus Epsstein – Barr (EBV) thường có nguy cơ nhiễm ung thư vòm họng cao hơn.
Dấu hiệu bệnh mơ hồ, diễn biến âm thầm
Theo các bác sĩ Bệnh viện K, ung thư vòm họng xuất hiện ở mọi lứa t.uổi nhưng phổ biến nhất là ở nam giới từ 40 – 60. Dù là căn bệnh ung thư hay gặp trong những năm gần đây nhưng ung thư vòm họng khó chẩn đoán và điều trị.
80% bệnh nhân được chẩn đoán muộn, khi bệnh đã ở giai đoạn III hoặc IV, vì khối u nằm ở sâu khó quan sát trực tiếp. Khi phát hiện được khối u đã lớn, xâm lấn rộng vì vậy tiên lượng rất xấu.
Phẫu thuật cho bệnh nhân ung thư tại Bệnh viện K. (Ảnh: BVCC)
Các dấu hiệu ban đầu của ung thư vòm họng vừa âm thầm, mơ hồ, thoáng qua, lại “vay mượn” triệu chứng của nhiều bệnh lý hô hấp, mũi xoang, nên rất khó phát hiện chính xác.
Triệu chứng hay gặp nhất là nghẹt mũi. Dấu hiệu này xuất hiện tăng dần, ban đầu người bệnh sẽ bị ngạt một bên mũi, ngạt từng lúc một và kèm theo triệu chứng xì mũi ra m.áu, c.hảy m.áu cam. Tuy nhiên, nghẹt mũi thể hiện ở rất nhiều bệnh lý từ cảm cúm, viêm họng đến viêm mũi theo mùa.
Bệnh nhân cũng có triệu chứng chảy mũi mủ, ù tai, đau họng, nổi các hạch ở vùng cổ…
Một triệu chứng cảnh báo khác là đau đầu. Theo các bác sĩ Bệnh viện 103, thường bệnh nhân đau nửa đầu, từng cơn hoặc âm ỉ nhưng dùng các thuốc giảm đau ít có tác dụng. Triệu chứng này dễ nhầm với các bệnh lý thần kinh và mạch m.áu não.
Ngoài ra, theo bác sĩ Ngọc Anh, khi bệnh nhân nhức đầu, có thể các triệu chứng đã “rầm rộ”, ung thư đã xâm lấn lên sàn sọ và có thể đã lên não, bộc lộ bằng triệu chứng nhức đầu.
Dù thường bị nhầm lẫn với các triệu chứng các bệnh thông thường, nhưng theo khuyến cáo BS Bùi Quang Biểu, Khoa Xạ trị – Xạ phẫu Bệnh viện 108, một đặc điểm chung của bệnh ung thư vòm họng là các dấu hiệu thường xuất hiện ở một bên và nặng dần theo thời gian, sử dụng điều trị thuốc vẫn không khỏi.
Để chẩn đoán phân biệt viêm amidan, viêm họng, ung thư vòm họng, bác sĩ Ngọc Anh khuyên bệnh nhân nên đến bác sĩ chuyên khoa về tai mũi họng.
Việc chẩn đoán bệnh được dựa vào các triệu chứng lâm sàng, soi vòm họng, khám hạch kết hợp với các xét nghiệm tế bào học, mô bệnh học tại vòm hoặc tại hạch. Tại Việt Nam, phần lớn các trường hợp ung thư vòm mũi họng được chẩn đoán ở giai đoạn muộn sau khi có triệu chứng đầu tiên từ 6 tháng đến 1 năm.
Khi được phát hiện ở giai đoạn đầu, tỷ lệ sống trên 5 năm của bệnh nhân ung thư vòm họng được cho là trên 70%. Thậm chí, theo bác sĩ Bệnh viện K, ở giai đoạn sớm, xạ trị vẫn là biện pháp quan trọng nhất có thể chữa khỏi với tỉ lệ sống thêm 5 năm đạt tới 97 -100%. Càng phát hiện muộn, tiên lượng khả quan của bệnh càng giảm.