Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận hơn 20 trường hợp nấm đen nhập viện. Đây là bệnh truyền nhiễm hiếm gặp nhưng nguy hiểm, do nhóm nấm mốc Mucormycetes gây ra.
Những ai có nguy cơ cao mắc bệnh truyền nhiễm nấm đen?
Theo các chuyên gia y tế, hàng ngày hầu hết mọi người đều tiếp xúc với các bào tử nấm cực nhỏ, vì vậy, rất khó để tránh xa bào tử nấm Mucormycetes. Những loại nấm này không gây hại cho hầu hết mọi người, song với người có hệ miễn dịch suy yếu, việc hít thở phải bào tử nấm Mucormycetes có thể gây n.hiễm t.rùng và lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể như mũi b.ị h.oại t.ử thâm đen hoặc đổi màu, đau mặt, đau vùng xoang lan lên mắt, đau đầu, đau ngực, khó thở và ho ra m.áu…
Nấm đen là bệnh truyền nhiễm hiếm gặp nhưng nguy hiểm, do nhóm nấm mốc Mucormycetes gây ra
Bên cạnh đó, việc lạm dụng các thuốc steroid có thể liên quan đến bệnh n.hiễm t.rùng nấm đen hoặc các bệnh n.hiễm t.rùng nấm khác.
Những nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh là: Người từng mắc Covid-19; người mắc bệnh đái tháo đường type 2, đặc biệt là có tình trạng nhiễm toan ceton; người mắc bệnh ung thư, cấy ghép tạng, cấy ghép tế bào, sử dụng Corticosteroid thời gian dài; người có tình trạng suy giảm miễn dịch, nhiễm HIV…; người bị chấn thương da do phẫu thuật, có vết bỏng, vết thương trên da…; trẻ sinh non, nhẹ cân, suy dinh dưỡng…
Các dạng bệnh cơ bản nấm đen gây ra
Nấm đen gây ra 5 dạng bệnh đang được cơ quan chuyên môn cảnh báo, đó là:
N.hiễm t.rùng xoang và não: Nhóm nguy cơ cao dễ nhiễm nấm nhất là bệnh nhân đái tháo đường không kiểm soát, người ghép thận. Các dấu hiệu của dạng bệnh này như sốt, đau đầu, đau xoang hoặc nghẹt mũi; sưng mặt một bên; tổn thương màu đen ở phía trên bên trong miệng hoặc trên sống mũi.
Viêm phổi với các dấu hiệu: Khó thở hoặc thở gấp; tức ngực; sốt cao trên 38 độ C, ho ra m.áu.
N.hiễm t.rùng da và niêm mạc: Thường gặp ở người không bị suy giảm miễn dịch với các dấu hiệu: Đau vùng mặt sau đó xuất hiện một nốt phỏng trên da, dần dẫn tới loét da hoặc n.hiễm t.rùng da, rồi xâm lấn vào mũi xoang, quanh gò má, giữa mắt và môi, lâu dần tổn thương da bị nhiễm bệnh chuyển sang màu đen, sưng tấy, hoại tử.
N.hiễm t.rùng đường tiêu hóa: Thường ở t.rẻ e.m, đặc biệt trẻ sinh non và nhẹ cân dưới 1 tháng t.uổi với các dấu hiệu: buồn nôn và nôn, đau bụng hoặc đau dạ dày, xuất huyết dạ dày.
Nhiễm nấm đen mucormycosis lan tỏa: Bệnh thường xảy ra ở những bệnh nhân đã mắc bệnh mạn tính do vậy các dấu hiệu bệnh khó phân biệt với các bệnh đang có sẵn. N.hiễm t.rùng lan tỏa thường ảnh hưởng nhất đến não, hệ thần kinh trung ương gây tình trạng như hôn mê hoặc rối loạn ý thức. Các dấu hiệu có thể gặp: sưng mí mắt dưới hoặc trên (hoặc cả hai), chảy mủ ra khỏi mắt; tê liệt các cơ mí mắt, bệnh diễn tiến nặng hoặc kéo dài, toàn thân suy sụp.
Cơ chế lây nhiễm và cách phòng tránh căn bệnh nấm đen
Nấm xâm nhập vào cơ thể qua 2 con đường: Hít phải bào tử nấm từ không khí, gây n.hiễm t.rùng phổi, não hoặc xoang; xâm nhập qua da bởi vết cắt, vết xước, vết cào, vết bỏng và một số tổn thương da khác.
Hình ảnh phim chụp tổn thương sọ não và xoang ở bệnh nhân nhiễm nấm đen
Hiện nay vẫn chưa có thuốc hay vắc xin nhằm ngăn chặn bệnh nấm đen, vì vậy, để phòng bệnh, đặc biệt ở những bệnh nhân có bệnh nền, PGS.TS Đỗ Duy Cường – Giám đốc Trung tâm bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai – khuyến cáo: Tránh đến khu vực có nhiều khói bụi, công trường. Đeo khẩu trang hiệu suất lọc trên 95% có than hoạt tính khi phải đến khu vực có nhiều khói bụi.
Tránh các hoạt động tiếp xúc trực tiếp với bụi hoặc đất. Mang găng tay, ủng nếu thực hiện bất kỳ hoạt động nào liên quan đến đất.
Vệ sinh vùng da bị thương bằng nước ấm và dung dịch sát khuẩn để tránh n.hiễm t.rùng da.
Nếu đã cấy ghép tế bào gốc hoặc cấy ghép nội tạng, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn để được dùng thuốc kháng nấm để ngăn ngừa các bệnh n.hiễm t.rùng do nấm.
Tại bệnh viện, cơ sở y tế: Khử trùng các thiết bị được sử dụng bởi nhiều bệnh nhân (ống khí quản, máy thở, mặt nạ phun khí dung…); hệ thống thông gió; xử lý vết thương đúng cách…
Điều trị và kiểm soát tốt bệnh nền. Khi có triệu chứng nghi ngờ nhiễm nấm đen cần đến các cơ sở chuyên khoa để khám và phát hiện, điều trị thuốc chống nấm sớm, đúng phác đồ để hạn chế tỷ lệ t.ử v.ong.
Ca đậu mùa khỉ đầu tiên tại Việt Nam khởi phát bệnh khi du lịch Dubai
Ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên tại Việt Nam khởi phát bệnh ngày 18/9 khi đang du lịch tại Dubai với triệu chứng sốt kèm mệt mỏi, ớn lạnh.
Ngày 3/10, Bộ Y tế nhận được báo cáo của Sở Y tế TP.HCM về kết quả xét nghiệm giải trình tự gene khẳng định một bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ chủng Monkeypox virus thuộc clade IIb.
Bệnh nhân nữ 35 t.uổi, thường trú tại TP.HCM, khởi phát bệnh ngày 18/9/2022 khi đang du lịch tại Dubai (từ tháng 7/2022 đến 22/9/2022 về Việt Nam) với triệu chứng sốt kèm mệt mỏi, ớn lạnh, đau cơ, đau đầu và ho, xuất hiện các nốt đỏ, ngứa trên cánh tay, thân mình và mặt.
Bệnh nhân thường trú tại TP.HCM khởi phát bệnh ngày 18/9/2022. (Ảnh minh hoạ).
Ngay sau khi về Việt Nam, ngày 23/9, bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Từ Dũ và nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm. Chị được chuyển sang Bệnh viện Da liễu TP.HCM. Tại đây, bác sĩ khám, nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ nên chỉ định cách ly, lấy mẫu xét nghiệm chẩn đoán (xét nghiệm Rezl time PCR tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới và Viện Pasteur TP.HCM).
Đến 25/9, bệnh nhân nhận kết quả dương tính với đậu mùa khỉ và chuyển sang Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM để cách ly, điều trị và lấy mẫu giải trình tự gene tại Đơn vị nghiên cứu lâm sàng của Đại học OXFORD hợp tác với Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM.
Hiện bệnh nhân sức khỏe ổn định, không sốt, đang được tiếp tục cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Với những thông tin khai thác được qua điều tra dịch tễ, cùng với kết quả xét nghiệm Real time PCR, giải trình tự gene, Bộ Y tế nhận định đây là trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ, nguồn lây từ nước ngoài. Các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân tại Việt Nam (kể từ khi về nước) đều được giám sát, theo dõi theo quy định và hiện chưa phát hiện trường hợp nghi nhiễm.
Theo Bộ Y tế, ngay khi nhận được thông tin bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ, Bộ đã đề nghị UBND TP.HCM chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tiếp tục đẩy mạnh triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, khẩn trương làm xét nghiệm giải trình tự gene và tiếp tục điều tra dịch tễ, xử lý ổ dịch, cách ly, điều trị bệnh nhân theo hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế.
Bộ Y tế cũng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh đậu mùa khỉ.