Những cách đã bảo vệ chúng ta khỏi Covid-19 tiếp tục có tác dụng trong ngăn ngừa mắc đậu mùa khỉ.
Giữ vệ sinh nhà cửa, khử khuẩn khu vực, vật dụng của người bệnh giúp hạn chế lây nhiễm đậu mùa khỉ. Ảnh: Freepik.
Bệnh đậu mùa khỉ lây lan khi bạn tiếp xúc với động vật hoặc người bị nhiễm virus. Lây truyền từ động vật sang người xảy ra qua những vết thương hở như vết cắn, xước; hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với m.áu, chất dịch cơ thể vết loét của động vật bị nhiễm bệnh.
Theo Clever Clinic, đậu mùa khỉ có thể lây từ người này sang người khác, nhưng nó ít phổ biến hơn. Lây truyền từ người sang người xảy ra khi bạn tiếp xúc với vết loét, vảy, giọt đường hô hấp hoặc dịch miệng của người bị nhiễm bệnh. Thường là các tình huống này xảy ra khi người lành với người bệnh tiếp xúc gần gũi, thân mật như ôm ấp, hôn hoặc quan hệ t.ình d.ục. Các nhà nghiên cứu không chắc chắn liệu virus có lây truyền qua t.inh d.ịch hay dịch â.m đ.ạo hay không.
Bạn cũng có thể bị đậu mùa khỉ khi tiếp xúc với các vật liệu bị ô nhiễm mà bệnh nhân mới sử dụng như quần áo, giường và các loại khăn trải giường…
Vaccine đậu mùa sẽ cung cấp khả năng bảo vệ chống lại căn bệnh này. Song, số lượng mũi tiêm rất hạn chế. Chính vì vậy, việc phòng ngừa phụ thuộc vào giảm sự tiếp xúc của con người với động vật bị nhiễm bệnh và hạn chế sự lây lan từ người sang người.
Cách tốt nhất để giúp ngăn ngừa sự lây lan của virus đậu mùa khỉ lại chính là những gì chúng ta đã thực hiện với Covid-19.
Tránh tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh (đặc biệt là động vật ốm hoặc c.hết).Tránh tiếp xúc với ga trải giường, chăn, gối và vật liệu khác bị nhiễm virus.Nấu chín kỹ tất cả thực phẩm từ thịt hoặc các bộ phận của động vật.Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước.Tránh tiếp xúc với những người có thể bị nhiễm virus.Quan hệ t.ình d.ục an toàn, sử dụng b.ao c.ao s.u.Đeo khẩu trang che miệng và mũi khi ở gần những người khác.Làm sạch và khử trùng các bề mặt thường xuyên chạm vào.Sử dụng thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE) khi chăm sóc những người bị nhiễm virus.
Riêng với biện pháp làm sạch và khử trùng các bề mặt thường xuyên chạm vào, chúng ta nên duy trì tần suất ít nhất một lần/ngày đối với nền nhà, tường, bàn ghế, đồ vật, bề mặt có nguy cơ tiếp xúc và khu vệ sinh. Các vị trí có tiếp xúc thường xuyên như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can, nút bấm thang máy, công tắc điện, bàn phím máy tính, điều khiển từ xa, điện thoại dùng chung cần được khử khuẩn ít nhất 2 lần/ngày.
Các tài liệu hướng dẫn cũng yêu cầu chúng ta thực hiện thông khí, thông thoáng nhà ở, sử dụng quạt, hạn chế dùng điều hòa; thường xuyên lau nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà bằng các chất tẩy rửa thông thường.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Mỹ (CDC) cho thấy virus đậu mùa khỉ có thể tồn tại lâu dài trên nhiều vật dụng thông thường trong nhà, dù chưa rõ khả năng lây lan. Các nhà nghiên cứu vẫn nhận thấy virus trên 70% những vùng thường tiếp xúc vào 20 ngày kể từ khi họ bắt đầu có triệu chứng, bao gồm trên ghế sofa, chăn, máy pha cà phê, chuột máy tính và công tắc đèn.
CDC nhấn mạnh thói quen vệ sinh và khử khuẩn có thể đã giúp giới hạn virus trong nhà. Bằng chứng là các virus đậu mùa khỉ trong trường hợp trên có tồn tại nhưng không có virus sống nào được phát hiện trên bất cứ virus sống nào trên các bề mặt, vật dụng, cho thấy nguy cơ lây lan có thể thấp.
Ngoài ra, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng khuyến cáo giặt quần áo, khăn và ga giường và dụng cụ ăn của người đó bằng nước ấm và bột giặt. Làm sạch và khử khuẩn bất cứ bề mặt nào đã bị nhiễm bẩn và tiêu hủy chất thải bị nhiễm bẩn (ví dụ, băng gạc) một cách phù hợp.
Bệnh đậu mùa khỉ lây truyền từ người sang người thế nào?
Bệnh đậu mùa khỉ có thể lây từ người sang người qua tiếp xúc gần, phát tán dịch chứa virus gây bệnh…
Theo Bộ Y tế, tài liệu về bệnh đậu mùa khỉ của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy, đậu mùa khỉ là bệnh do virus đậu mùa khỉ gây ra. Đây là bệnh lây nhiễm từ động vật do virus, có nghĩa là bệnh có thể lây lan từ động vật sang người. Đặc biệt, bệnh cũng có thể lây truyền giữa người với người.
Triệu chứng điển hình của bệnh đậu mùa khỉ gồm: Sốt, đau đầu dữ dội, đau cơ, đau lưng, giảm năng lượng, sưng hạch và phát ban hoặc tổn thương da. Ban của bệnh đậu mùa khỉ thường bắt đầu trong 1 – 3 ngày khởi sốt; tổn thương da có thể phẳng hoặc hơi nổi, chứa dung dịch trong hoặc hơi vàng, và sau đó có thể đóng vảy, khô và rụng vảy.
Số lượng tổn thương da trên một người có thể dao động từ một vài cho đến vài nghìn nốt. Ban có xu hướng tập trung ở mặt, lòng bàn tay và lòng bàn chân. Các tổn thương này cũng có thể gặp ở miệng, bộ phận s.inh d.ục và mắt.
Các ban đỏ nổi trên tay một bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ. (Ảnh: Shutterstock/TTXVN)
Người mắc bệnh đậu mùa khỉ có nguy cơ làm lây nhiễm bệnh ra những người xung quanh trong thời gian có triệu chứng (thông thường là từ 2- 4 tuần). Cụ thể, người dân có thể bị lây bệnh đậu mùa khỉ do tiếp xúc gần với người có triệu chứng. Các nốt ban, dịch cơ thể (như dịch, mủ hoặc m.áu từ tổn thương trên da) và vảy ở người bệnh có nguy cơ làm lây nhiễm.
Các đồ dùng sinh hoạt như quần áo, ga gối, khăn mặt hoặc vật dụng khác như: Dụng cụ ăn, bát đĩa bị nhiễm virus do tiếp xúc với người nhiễm bệnh cũng có thể làm lây bệnh cho người khác. Các vết loét, tổn thương hoặc chỗ đau trong miệng người bệnh cũng có nguy cơ làm lây nhiễm, nghĩa là virus có thể lây qua nước bọt.
Do đó, người có tương tác gần gũi với người nguy cơ làm lây nhiễm bệnh, bao gồm: Cán bộ y tế, người nhà và bạn tình thì nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn.
Virus đậu mùa khỉ cũng có thể làm lây bệnh từ người đang có thai sang bào thai qua rau thai hoặc từ cha mẹ nhiễm bệnh sang con trong hoặc sau khi sinh do tiếp xúc trực tiếp da với da.
WHO cũng khuyến cáo, với bệnh đậu mùa khỉ, các triệu chứng điển hình thường kéo dài từ 2- 4 tuần và tự biến mất mà không cần điều trị. Vì vậy, nếu người dân nghi ngờ có những triệu chứng có thể là bệnh đậu mùa khỉ, hãy liên lạc với cán bộ y tế để được tư vấn; báo cho cơ quan y tế biết nếu người dân có tiếp xúc gần với người bị nghi ngờ hoặc xác định mắc bệnh đậu mùa khỉ.