Tôi đọc báo thấy cơ quan chức năng vừa thu hồi 90 tấn thực phẩm đã hết hạn sử dụng 1, 2 năm. Vậy nếu ăn phải những thực phẩm này có bị ngộ độc ngay tức thì không? Triệu chứng ngộ độc như thế nào? Làm cách nào để tránh ngộ độc thực phẩm? (T.Mân, ở TP.HCM).
Việc sử dụng các thực phẩm không được bảo quản đúng cách, hết hạn sử dụng sẽ khiến cơ thể bị ngộ độc. Vì vậy, người dân cần phải trang bị kiến thức cần thiết để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm.
BSCKI. Nguyễn Thị Diễm Hà – khoa Cấp cứu Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết ngộ độc thực phẩm là hội chứng cấp tính xảy ra do ăn, uống phải thức ăn có chất độc, biểu hiện bằng những triệu chứng dạ dày – ruột, thần kinh hoặc những triệu chứng khác tùy theo tác nhân gây ngộ độc.
Những biểu hiện để nhận biết sớm cơ thể bị ngộ độc thực phẩm gồm: buồn nôn, nôn nhiều lần hay nôn liên tục, đau bụng… Ảnh SHUTTERSTOCK
Tác nhân gây ngộ độc thực phẩm có thể do các độc tố của vi khuẩn (thường gặp vi khuẩn Salmonella, E.Coli); do nhiễm virus hay ký sinh trùng; hay do thực phẩm bị nhiễm độc (chất hóa học, chất độc tự nhiên có sẵn trong thực phẩm hoặc do thực phẩm bị hư hỏng, biến chất sinh ra).
Khi bị ngộ độc thực phẩm, ở trường hợp nhẹ, cơ thể sẽ bị mất nước, mệt mỏi. Đối với trường hợp bệnh nặng, có thể g.ây s.ốc, tổn thương cơ quan và thậm chí t.ử v.ong.
Những biểu hiện để nhận biết sớm cơ thể bị ngộ độc thực phẩm gồm: buồn nôn, nôn nhiều lần hay nôn liên tục, đau bụng, tiêu chảy, tiêu ra m.áu, sốt. Thêm vào đó, dấu hiệu để nhận biết cơ thể bị mất nước bao gồm mệt mỏi, khát nước, khô miệng, co rút cơ, chóng mặt, lú lẫn, nước tiểu vàng sậm, tiểu ít hoặc không đi tiểu trong nhiều giờ. Khi bệnh tiến triển nặng, các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn: tiêu phân lỏng trên 6 lần ngày, đi tiêu ra m.áu, ói ra m.áu, sốt trên 38,5 độ không giảm sau 24 giờ, đau bụng dữ dội…
BS Nguyễn Thị Diễm Hà cho biết ngay khi nhận thấy những dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm, người bệnh nên bù đủ chất sớm (nhất là ở người già và t.rẻ e.m) bằng cách uống dung dịch có chất điện giải, ăn thức ăn lỏng, nhẹ và ít chất béo. Khi các dấu hiệu mất nước hay dấu hiệu tăng lên đến mức báo động, bệnh nhân phải nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được cấp cứu và điều trị kịp thời.
Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, người dân nên lựa chọn thực phẩm tươi sống và đã được kiểm định an toàn vệ sinh. Đối với các loại thức ăn đã được chế biến sẵn, nên chọn mua những nơi có uy tín, đáng tin cậy, hợp vệ sinh và còn thời hạn sử dụng. Bên cạnh đó, nên bảo quản thực phẩm trong điều kiện nhiệt độ thích hợp để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển, các loại thịt, cá, hải sản cần phải được bảo quản ở ngăn đá tủ lạnh.
Cần nấu chín thức ăn với nhiệt độ thích hợp, các thức ăn như rau sống cần phải rửa thật kỹ nhiều lần trước khi ăn.
Nên sử dụng thức ăn trong vòng 2 giờ, tốt nhất là ăn ngay khi còn nóng, nếu để quá 2 giờ thì cần bảo quản lạnh và hâm lại trước khi ăn. Nên loại bỏ các thức ăn dư thừa bởi đây là nguyên nhân thường gặp nhất của ngộ độc thức ăn. Bên cạnh đó, nên rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Bác sĩ: Thực dưỡng đúng cách để khỏe mạnh
Thực dưỡng là chế độ ăn cân bằng âm dương, cân đối giữa cách ăn và thức ăn, luôn ăn có chừng mực, không thiên lệch về một thực phẩm nào hay món ăn nào.
PGS.TS.BS Nguyễn Thị Bay, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cơ sở 3 cho biết, thực dưỡng là một trong 4 hình thức của dưỡng sinh (gồm cách sống, thực dưỡng, thái độ tinh thần và tập luyện dưỡng sinh). Thực dưỡng là thuật ngữ đã có từ rất lâu đời, được miêu tả nhiều trong một số tài liệu y học cổ truyền phương Đông.
Nhìn chung, thực dưỡng là một hình thức dưỡng sinh đã có từ lâu đời và xuất hiện ở khắp nơi trên thế giới. Thực dưỡng là một chế độ ăn uống cân bằng âm dương, hài hòa màu sắc.
Nguyên tắc chính của chế độ ăn uống thực dưỡng là giảm các thực phẩm từ động vật, ăn thực phẩm được trồng tại địa phương đang vào mùa và tiêu thụ bữa ăn có chừng mực.
Thức ăn thực dưỡng phải đảm bảo đủ chất, đủ loại và đủ màu sắc, thực phẩm theo mùa. Ảnh SHUTTERSTOCK
Cách ăn và thức ăn đúng
Thực dưỡng đúng phải bao gồm cách ăn và thức ăn đúng. Cụ thể, nếu bạn đang muốn ăn theo chế độ thực dưỡng thì cần đảm bảo 3 yếu tố sau đây về cách ăn:
Ăn đúng bữa
Ăn đúng bữa và đúng giờ sẽ giúp hệ tiêu hóa làm việc có giờ giấc, khoa học và tiêu hóa thức ăn được tốt hơn. Thông thường, quy trình tiêu hóa, hấp thu thức ăn mất khoảng 4 tiếng đồng hồ, vì vậy, sau khi ăn khoảng 4 tiếng thì bạn cần ăn bữa ăn tiếp theo để cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể.
Ăn chậm, nhai kỹ
Thức ăn được nghiền nát trước khi đi vào dạ dày sẽ “giảm tải công việc” cho dạ dày, từ đó hệ tiêu hóa cũng trở nên khỏe mạnh hơn. Hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ giúp hấp thu các chất dinh dưỡng vào m.áu được tốt hơn.
Ăn uống trong sự vui tươi và lạc quan
Nếu muốn cơ thể cân bằng, quân bình, không bệnh tật thì phải đảm bảo vui và thoải mái khi ăn uống, không đem sự u uất vào trong bữa ăn.
Về thức ăn thực dưỡng
Ngày xưa, thực dưỡng là ăn toàn phần, tức là thức ăn phải cân bằng màu sắc, cân bằng âm dương. Tuy nhiên, để phân biệt âm dương trong thức ăn thì không phải ai cũng biết. Chính vì vậy, ngày nay, khoa học chứng minh một cách dễ hiểu hơn là cơ thể cần chất đạm, chất đường, chất béo và các vitamin, khoáng tố. Như vậy, thức ăn thực dưỡng phải đảm bảo đủ chất, đủ loại và đủ màu sắc.
Bên cạnh đó, khi có bệnh tật trong người thì cần phải có chế độ ăn phù hợp với những thức ăn khoa học để đảm bảo vừa cung cấp đủ chất cho cơ thể, vừa phòng ngừa bệnh tiến triển hơn.
Như vậy, thực dưỡng là ăn uống sao cho hài hòa cân đối giữa cách ăn và thức ăn, luôn ăn có chừng mực, không thiên lệch về một thực phẩm nào hay món ăn nào. Ngày nay, có rất nhiều chuyên gia nghiên cứu về thực dưỡng, do đó, nếu bạn muốn ăn theo kiểu thực dưỡng thì hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia để được tư vấn nhằm đảm bảo vừa an toàn, vừa giúp duy trì sức khỏe.
Ở Hy Lạp, vào thế kỷ thứ 6 và 7 cũng đã xuất hiện thực dưỡng. Ở Anh, thực dưỡng là một triết lý thực hành giúp bảo trì sự sống. Còn ở Mỹ, năm 1926, Bộ Y tế Mỹ cũng đã nhấn mạnh vấn đề thực dưỡng trong điều trị bệnh và đưa nó vào chương trình đào tạo cho sinh viên y khoa.
Tại Việt Nam, thực dưỡng xuất hiện vào thứ thế kỷ thứ 14, giai đoạn này, Tuệ Tĩnh đã đúc kết nhiều kinh nghiệm dân gian, trong đó có dưỡng sinh. Đến thế kỷ thứ 17, Hải Thượng Lãn Ông cũng đã nói về thực dưỡng trong quyển “Vệ sinh yếu quyết”.