Trứng vịt lộn là món ăn ngon và giàu dinh dưỡng, nhưng chúng cũng là “thủ phạm” gây ra các căn bệnh nguy hiểm như đái tháo đường, tim mạch, tăng huyết áp…
Từ lâu, trứng vịt lộn đã được dân ta và một số nước châu Á coi là món ăn ngon, thuốc bổ quý. Với giá cả khá bình dân, trứng vịt lộn trở thành món ăn ưa thích hàng ngày của nhiều người.
Thành phần dinh dưỡng trong một quả trứng vịt lộn có chứa 182 kcal năng lượng, 13,6 gam protein; 12,4 gam lipit; 82 mg canxi; 212 gam photpho và 600 mg cholesterol. Ngoài ra còn có rất nhiều beta carotene, các vitamin nhóm A, nhóm B và vitamin C, sắt…
Với hàm lượng dinh dưỡng trên, trứng vịt lộn là món ăn rất bổ, giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên việc ăn quá nhiều, trứng vịt lộn sẽ có thể khiến cho “lợi” vô tình biến thành “hại”. Một quả trứng vịt lộn còn chứa tới 600 mg cholesterol – cao gần gấp 3 lần 1 quả trứng gà.
Điều đó có nghĩa là nếu ăn hàng ngày, nó sẽ dễ gây ra các bệnh như huyết áp cao, tiểu đường, gan nhiễm mỡ… do dư thừa lượng cholesterol. Đặc biệt, người đang mắc các bệnh này dễ bị nặng hơn, tăng nguy cơ đột quỵ.
Ảnh minh họa
3 sai lầm nhất định phải tránh khi ăn trứng vịt lộn:
Không ăn thường xuyên
Nhiều người quan niệm trứng vịt lộn có tác dụng tốt với sức khỏe, nhiều dinh dưỡng nên ăn thường xuyên. Tuy nhiên, với giá trị dinh dưỡng cao như vậy, ăn nhiều cũng có nghĩa nạp vào cơ thể lượng đạm và chất béo lớn, khiến cho các cơ quan trong cơ thể phải làm việc quá tải khiến không chuyển hóa kịp. Về lâu dài đây sẽ là nguyên nhân gây các bệnh mãn tính như tim mạch, tiểu đường, m.áu nhiễm mỡ…
Các chuyên gia khuyến cáo, mỗi người lớn khỏe mạnh tốt nhất chỉ nên ăn 2 trứng vịt lộn mỗi tuần và tách rời không nên ăn cùng một lúc. Còn với trẻ từ 5 t.uổi trở lên cũng chỉ nên ăn 1/2 quả mỗi lần, mỗi tuần từ 1-2 lần là đủ.
Không ăn vào buổi tối
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thời điểm ăn vịt lộn tốt nhất là trong bữa sáng. Bởi sau 1 đêm ngủ dài, cơ thể thiếu năng lượng cho một ngày mới. Khi ăn vịt lộn có nhiều chất bổ sẽ đóng góp khoảng 20% calo cần đưa vào cơ thể để bạn cảm thấy sảng khoái hơn.
Ngược lại với giá trị dinh dưỡng cao nếu ăn vịt lộn vào bữa tối hay gần giờ đi ngủ lại là sai lầm. Bởi thời điểm đó, là lúc hệ tiêu hóa hoạt động kém, ăn vịt lộn vào gây đầy bụng, khó tiêu nên khó ngủ hơn. Thông thường khi nhiều chất đạm và béo đưa vào cơ thể, bạn sẽ sinh đầy hơi.
Không cho trẻ dưới 5 t.uổi ăn
Do có nhiều dinh dưỡng nên không ít phụ huynh vẫn dùng trứng vịt lộn tẩm bổ cho con. Nhưng họ không biết rằng trẻ dưới 5 t.uổi đang có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện. Ăn trứng vịt lộn sẽ làm cho trẻ khó tiêu, chướng bụng, quấy khóc, lười ăn các bữa ăn khác trong ngày do có nhiều dinh dưỡng.
Giữa trứng gà, vịt và vịt lộn, trứng nào nhiều đạm nhất?
Tôi được biết ăn trứng rất tốt cho sức khỏe. Cho tôi hỏi giữa trứng gà, vịt và vịt lộn, trứng nào nhiều đạm nhất? Xin cảm ơn bác sĩ! (B.Thủy, TP.HCM)
BS. Phạm Ánh Ngân, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM – Cơ sở 3, trả lời:
Trứng là một loại thực phẩm quen thuộc trong mọi gia đình vì tính đa dạng trong chế biến các món ăn và khả năng bảo quan lâu. Thời gian bảo quản trứng an toàn trong tủ lạnh (4,4 độ C) được khuyến cáo là 2 – 4 tuần với trứng sống (nguyên vỏ) và 1 tuần với trứng chính (nguyên vỏ).
Trứng vừa có thể là nguyên liệu chính cho một bữa ăn, vừa có thể tham gia vào các món phụ từ thức uống đến món chấm, các loại bánh và còn là một món ăn đường phố phổ biến hiện nay.
Trứng là một món ăn bổ dưỡng chứa các chất dinh dưỡng quan trọng. Ảnh SHUTTERSTOCK
Nhìn chung, trứng đảm bảo đa số hàm lượng dinh dưỡng như protein, lipid, glucid, cholesterol, nguyên tố vi lượng (canxi, sắt, phospho,…).
Cụ thể, trứng vịt cung cấp năng lượng khoảng 184 kcal/trứng, trứng vịt lộn khoảng 182 kcal/trứng, trứng gà khoảng 166 kcal/trứng. Tuy nhiên, hàm lượng protein (đạm) trong trứng gà lại nhiều hơn so với trứng vịt và trứng vịt lộn, lần lượt là 14 g trong trứng gà, 13 g và 13,6 g trong trứng vịt và trứng vịt lộn. Lượng cholesterol trong 3 loại trứng trên là như nhau, trong đó chỉ có phần lòng đỏ là có cholesterol, lòng trắng trứng không có.
Ngon – bổ – rẻ
Trứng là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, đáp ứng cả 3 tiêu chí ngon – bổ – rẻ. Tuy nhiên, người lớn trung bình chỉ nên ăn từ 3 – 4 quả trứng/tuần. Với người cao t.uổi hoặc người đang có rối loạn mỡ m.áu, chỉ nên ăn từ 1 – 2 quả trứng/tuần và hạn chế phần lòng đỏ trứng.
Đối với trẻ nhỏ, việc sử dụng trứng tùy theo vào giai đoạn tập ăn của trẻ. Trẻ từ 6 – 12 tháng t.uổi nên bắt đầu với một nửa lòng đỏ trứng tăng dần lên, ăn 2 – 3 bữa/tuần. Trẻ sau 12 tháng t.uổi, có thể cho ăn cả lòng đỏ và lòng trắng trứng, tuy nhiên nên theo dõi các biểu hiện dị ứng như thay đổi tính chất phân, đau bụng, nổi mẩn ngứa, vì một số trẻ trong giai đoạn nhỏ t.uổi ghi nhận khả năng dị ứng với trứng.
Không nên ăn quá nhiều trứng trong một bữa ăn vì hàm lượng dinh dưỡng cao sẽ kèm theo tính nê trệ, đầy chướng hơi, gây khó chịu đường tiêu hóa.
Việc lựa chọn trứng cút để chế biến trong các bữa ăn cho trẻ sẽ dễ dàng hơn các loại trứng có kích thước lớn hơn. Trứng cút tuy nhỏ nhưng là loại trứng giàu dinh dưỡng, bên cạnh hàm lượng đạm, calo, trứng cút cũng có chứa các vi khoáng và vitamin gần giống với trứng gà, lại ít có khả năng gây dị ứng hơn trứng gà, nên thường được sử dụng cho trẻ dưới 6 t.uổi. Có thể cho bé ăn 3 – 4 quả trứng cút trong một bữa ăn để cung cấp thêm dinh dưỡng.
Trong dân gian thường truyền lại kinh nghiệm cho các mẹ bầu ăn trứng ngỗng để giúp con thông minh. Thực tế, hàm lượng dinh dưỡng trứng ngỗng thấp hơn trong trứng gà. Phần lòng đỏ trứng lại chứa nhiều cholesterol và lipid, những chất không tốt cho hệ tim mạch và chuyển hóa. Khi phụ nữ mang thai dùng nhiều trong thai kỳ, dễ dẫn đến nguy cơ dư thừa cân nặng, rối loạn mỡ m.áu về sau.