Đây là những loại rau phổ biến và giá rẻ mà bạn có thể bổ sung vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày để hỗ trợ sức khỏe gan…
Những loại rau “rẻ bèo” nhưng lại cực tốt cho gan
Xà lách: xà lách không chỉ giàu vitamin và khoáng chất, mà còn chứa Indol – một hợp chất có khả năng kiểm soát bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng Indol có thể giúp giảm lượng chất béo lắng đọng trong gan, đồng thời có thể mở ra tiềm năng cho phương pháp điều trị mới đối với bệnh gan nhiễm mỡ.
Rau muống: rau muống chứa nhiều chất dinh dưỡng như protit, chất béo, carotene, niacin… Các thành phần này giúp giải độc, thanh nhiệt, và mát m.áu, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình làm sạch gan.
Bắp cải: bắp cải không chỉ giúp tăng cường hoạt động tiêu hóa mà còn hỗ trợ điều trị tiểu đường và ngăn ngừa bệnh ung thư. Phytochemical trong bắp cải có tác dụng chống oxy hóa và giúp loại bỏ các gốc tự do, bảo vệ gan khỏi các tác nhân gây hại.
Bông cải xanh: bông cải xanh chứa indoles, glucosinolates, thiocyanates – các dưỡng chất được đ.ánh giá có tác dụng tốt trong việc loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể và bảo vệ gan. Hàm lượng vitamin C và khoáng chất cần thiết trong bông cải xanh cũng giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch.
Chế độ ăn uống đa dạng và cân đối với sự kết hợp thông minh giữa các loại rau “rẻ bèo” này sẽ giúp cải thiện sức khỏe gan và hỗ trợ quá trình phục hồi cho những người mắc bệnh gan. Hãy thêm những loại rau này vào thực đơn hàng ngày của bạn để duy trì sức khỏe gan tốt nhất có thể.
9 thực phẩm có thể gây tổn thương gan hơn cả rượu
Sức khỏe gan là chìa khóa cho một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc. Thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày có thể ảnh hưởng đến gan một cách đáng kể.
Dưới đây là danh sách 9 loại thực phẩm có thể gây tổn thương gan nhiều hơn cả rượu, đồng thời làm tăng nguy cơ các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
9 thực phẩm có thể gây tổn thương gan nhiều hơn cả rượu. Ảnh: Boldsky
1. Chất béo bão hòa
Chất béo bão hòa, thường xuất hiện trong bơ, dầu cọ, và thịt đỏ, khi tiêu thụ nhiều có thể dẫn đến tăng mỡ trong gan, gây tổn thương và suy giảm chức năng gan.
2. Đường bổ sung
Đường bổ sung, thường tìm thấy trong các thực phẩm chế biến, khi lạm dụng có thể gây nhiễm mỡ gan, là nguồn gốc gây ra các vấn đề sức khỏe gan nặng nề.
3. Thịt đã qua chế biến
Thịt xông khói, thịt nguội và các sản phẩm thịt chế biến có chứa chất bảo quản hóa học có thể tăng nguy cơ các bệnh lý gan.
4. Phụ gia thực phẩm
Hóa chất thường được thêm vào thực phẩm để gia vị và bảo quản có thể gây kích ứng cho gan, gây tổn thương không mong muốn.
5. Dầu hydro hóa
Dầu hydro hóa, thường xuất hiện trong thực phẩm chế biến, có thể tăng mức cholesterol trong m.áu, ảnh hưởng đến chức năng gan.
6. Thực phẩm có nhiều muối và natri
Thực phẩm giàu muối và natri, như pizza và thực phẩm chế biến, có thể gây tăng huyết áp và ảnh hưởng đến sức khỏe gan.
7. Carbs tinh chế
Carbs tinh chế là carbs đã qua xử lý – có nghĩa là hầu hết các khoáng chất, vitamin và chất xơ đều bị loại bỏ như bột mì trắng và đường bổ sung, có thể gây tăng cường nồng độ đường trong m.áu, ảnh hưởng đến chức năng gan.
8. Nước giải khát
Do được chế biến và có hàm lượng đường cao, khi tiêu thụ quá mức có thể dẫn đến tỷ lệ béo phì và vấn đề gan.
9. Thực phẩm có nhiều đường tructose
Thực phẩm chứa nhiều đường fructose, nếu tiêu thụ quá mức, có thể gây tăng nguy cơ béo phì, đái tháo đường và bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.
Hãy hạn chế tiêu thụ những thực phẩm này để bảo vệ gan khỏi tổn thương và duy trì sức khỏe tổng thể.