Su hào được trồng nhiều vào mùa đông, dùng làm rau ăn nhưng không phải ai cũng biết giá trị với sức khỏe và công dụng làm thuốc của nó.
1. Tác dụng và giá trị dinh dưỡng của su hào
Theo sách Trung dược đại từ điển, củ su hào thuộc họ cải, có vị ngọt, cay, tính mát.
Su hào còn được gọi là phiết làn, giới lan, giá liên. Su hào có tác dụng chữa tiểu tiện lâm trọc (nghĩa là nước tiểu đục, tiểu nhỏ giọt), não lậu (viêm xoang mũi), thũng độc, đại tiện xuất huyết… Bộ phận dùng làm thuốc của su hào ngoài phần thân còn có lá, có tác dụng đàm tích, thực tích.
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), 100 gram su hào cung cấp 27 kcalo, 1,7 g chất đạm, 6,2 g carbohydrate, 3,6 g chất xơ, 24 mg canxi, 19 mg magiê, 46 mg phốt pho, 350 mg kali, 20 mg natri, 62 mg vitamin C, 22g beta caroten, 16 g folate.
2. Cách dùng su hào chữa bệnh
Su hào có thể dùng cả củ, lá để làm thuốc. Với chứng đờm tích, dùng lá su hào nấu với dầu vừng, ăn và uống cả nước. Củ su hào nấu thành những món ăn hàng ngày giúp hỗ trợ trị chứng viêm loét dạ dày, tá tràng.
Ngoài ra, có thể dùng su hào với những vị thuốc khác, ăn sống hoặc giã nát đắp ngoài da hỗ trợ trị bệnh.
3. Các tác dụng khác của su hào
3.1 Hỗ trợ giảm cân và cải thiện tiêu hóa
Su hào có ít calo và giàu chất xơ. Chất xơ cần thời gian để p.hân h.ủy và làm chậm quá trình tiêu hóa, giúp giảm cảm giác đói bụng.
Ngoài ra, su hào rất giàu chất phytochemical như glucosinolate và carotenoids giúp kiểm soát sự tích tụ chất béo. Ví dụ, nghiên cứu cho thấy rằng tác dụng chống oxy hóa và chống kích ứng của chất chiết xuất từ mầm su hào có khả năng kiểm soát hoặc điều trị bệnh béo phì.
Su hào được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau có lợi cho sức khỏe.
Giống như các loại rau họ cải khác, chất xơ dồi dào trong su hào cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa và nhu động ruột, nhờ đó, làm giảm tình trạng táo bón, chuột rút và đầy hơi. Với gần 5 gam chất xơ trong mỗi cốc, su hào hỗ trợ sức khỏe đường tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng.
3.2 Cải thiện huyết áp, tim mạch
Một bát su hào cung cấp nhiều kali hơn một quả chuối cỡ vừa, có lợi cho việc kiểm soát huyết áp. Kali có chức năng như một chất làm giãn mạch, giảm sức căng của mạch m.áu và động mạch.
Một nghiên cứu khác cho thấy su hào có hàm lượng anthocyanin (một chất chống oxy hóa) cao hơn, đặc biệt là ở giống su hào tím. Một chế độ ăn uống bổ sung anthocyanin có thể làm giảm nguy cơ đau tim và xơ cứng động mạch.
3.3 Cải thiện thị lực
Khô mắt là một vấn đề đáng kể trong thời đại công nghệ hiện nay. Vitamin A hoặc beta carotene giúp giữ ẩm cho giác mạc và bảo vệ mắt khỏi bị loét, mờ hoặc mất thị lực. Beta carotene cũng giúp tăng cường thị lực vào ban đêm.
Su hào làm thuốc
Trong khi đó, su hào có 22g beta carotene trên 100 gram (beta carotene sẽ chuyển hóa thành vitamin A) có tác dụng như một hợp chất chống oxy hóa ở vùng mắt.
3.4 Tăng cường miễn dịch, làm đẹp da
Su hào rất giàu vitamin C, giúp thúc đẩy khả năng miễn dịch. Thời tiết giao mùa dễ khiến cơ thể mắc một số bệnh như viêm đường hô hấp, dị ứng, cảm cúm, sốt… Do đó, bổ sung su hào trong chế độ ăn uống hàng ngày sẽ làm tăng khả năng miễn dịch, phòng tránh bệnh tật.
Việc hấp thụ đủ lượng vitamin C sẽ đảm bảo cơ thể sản xuất đủ các cytokine và tế bào lympho để chống lại n.hiễm t.rùng. Hơn nữa, vitamin C có nhiều tác dụng hữu ích đối với làn da như tăng cường sinh tổng hợp collagen, thúc đẩy quá trình hydrat hóa da và bảo vệ da chống lại bức xạ tia cực tím.
3.5 Giúp xương chắc khỏe
Canxi là khoáng chất tạo nên sự cứng cáp và mạnh mẽ cho xương. Magiê làm tăng mật độ xương, giúp xương chắc khỏe và giảm nguy cơ gãy xương hoặc loãng xương. Hàm lượng canxi và magie cao trong su hào có tác dụng giúp xương chắc khỏe hơn.
4 Su hào có tác dụng phụ tiềm ẩn không?
4.1 Ngăn cản hấp thụ i-ốt
Su hào không gây dị ứng. Tuy nhiên, đây là một loại rau họ cải có chứa thiocyanat có thể ngăn chặn sự hấp thụ i-ốt. Vì vậy, những người bị các vấn đề về tuyến giáp nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
4.2 Gây khó chịu đường tiêu hóa
Do su hào rất giàu chất xơ, cần nhiều thời gian hơn để tiêu hóa nên ăn quá nhiều loại rau này có thể dẫn đến các vấn đề như buồn nôn, đầy hơi và tiêu chảy. Mặc dù cơ chế chính xác vẫn chưa rõ ràng nhưng bạn phải tránh ăn su hào trong trường hợp đầy hơi và khó chịu ở bụng.
Ngoài ra, các loại rau họ cải, trong đó có su hào đôi khi có thể tương tác với các loại thuốc như thuốc làm loãng m.áu và trở nên có hại.
Những thực phẩm ‘đại kỵ’ với sầu riêng
Sầu riêng có giá trị dinh dưỡng cao, nhưng bạn cần lưu ý khi kết hợp loại quả này với thực phẩm khác.
Không phải ai cũng biết có những thực phẩm tuyệt đối không nên ăn chung với sầu riêng. Dưới đây là những thực phẩm không nên ăn với sầu riêng.
Không ăn khi uống rượu
Một số nghiên cứu chứng minh rằng không nên dùng chung sầu riêng với thức uống có cồn. Các hợp chất lưu huỳnh trong sầu riêng có thể ngăn chặn một số enzym p.hân h.ủy rượu, làm tăng nồng độ cồn trong m.áu của bạn. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người bình thường nếu ăn 2 món này cùng nhau sẽ sinh nhiệt không tốt cho cơ thể. Còn với người bị tiểu đường, cao huyết áp nếu ăn cùng lúc sẽ dẫn đến nhức đầu, tim đ.ập nhanh, nghiêm trọng hơn sẽ gây xuất huyết và đột quỵ cao.
Giá trị dinh dưỡng của sầu riêng rất cao. (Ảnh minh họa)
Sầu riêng kỵ hải sản
Hải sản gồm cua, ghẹ,… được xếp vào các loại thực phẩm có tính hàn. Vì vậy hải sản là một trong những thực phẩm không nên kết hợp với sầu riêng. Việc tiêu thụ cả hai loại thực phẩm này cùng lúc có thể dẫn đến tình trạng lạnh bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.
Không ăn cùng một số loại thịt
Một trong những thứ không nên ăn với sầu riêng chính là các loại thịt bò, cừu, dê… Sầu riêng chứa nhiều calo và carbohydrate, khi kết hợp với lượng lớn protein từ các loại thịt đỏ có thể gây áp lực lên hệ tiêu hóa. Ngoài ra, ăn sầu riêng và các loại thịt này cùng một lúc cũng có thể làm cho lượng cholesterol trong m.áu tăng cao và dẫn đến việc mạch m.áu bị quá tải.
Gia vị cay nóng
Nếu chế biến sầu riêng làm món ăn thì nên nhớ rằng, tránh sử dụng chung sầu riêng với các gia vị cay nóng như tiêu, ớt, gừng, tỏi… vì chúng sẽ làm giảm hương vị của nó, lại kết hợp với tính nóng của sầu riêng, gây ra tình trạng nóng bứt rứt khó chịu trong người.
Trái cây khác
Vải là loại trái cây có tính nóng, nếu ăn vải cùng với sầu riêng, cơ thể bị nóng, dễ bốc hỏa thậm chí là làm tăng huyết áp. Mặc dù long nhãn có kích thước vừa ăn và cảm giác lạnh trong miệng, nhưng nó thực sự là một thực phẩm có tính nóng. Các loại quả tính nóng khác cũng là những món không nên ăn với sầu riêng.
Sữa bò
Ăn sầu riêng sau đó uống sữa bò nếu ở thể nhẹ sẽ gây nên cảm giác khó chịu, nặng hơn sẽ gây ngộ độc, huyết áp tăng vọt. Nếu muốn sử dụng sữa bò thì nên chờ khoảng thời gian 8 tiếng sau khi ăn sầu riêng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Sầu riêng rất kỵ cà phê
Cà phê chứa caffeine, sầu riêng lại chứa lượng lớn lưu huỳnh. Việc kết hợp hai chất này cùng lúc có thể làm ức chế hoạt động của men aldehyde dehydrogenase. Điều này có thể dẫn đến việc 70% chất oxy hoá trong tế bào không được chuyển hoá và từ đó gây độc cho cơ thể.
Ngoài những thực phẩm nói trên, trong vòng 8 tiếng sau khi ăn sầu riêng cũng không nên ăn cà tím và bí ngô, các gia vị cay nóng như ớt, tỏi… bởi chúng đều có tính nóng, gây bốc hỏa, bứt rứt khó chịu trong người, tăng nguy cơ ngộ độc cho cơ thể.