Ung thư luôn là vấn đề sức khỏe quan tâm tại nhiều quốc gia. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm trên toàn cầu có khoảng gần 20 triệu trường hợp mắc mới ung thư và trên 10 triệu ca t.ử v.ong vì căn bệnh này, trong đó 2/3 là ở các nước đang phát triển.
Tại Việt Nam năm 2018 có 165 ngàn trường hợp mắc mới ung thư, đến năm 2020 ghi nhận 182 ngàn người mắc và t.ử v.ong là 122.690 trường hợp. Hiện nay tại Việt Nam có hơn 300.000 người đang sống chung với bệnh ung thư. Xu hướng mắc bệnh không ngừng gia tăng không chỉ ở Việt Nam mà còn ở hầu hết các nước trên thế giới. Mặc dù có nhiều tiến bộ trong sàng lọc phát hiện sớm chẩn đoán và điều trị nhưng nhiều bệnh nhân ung thư vẫn đến ở giai đoạn muộn, việc điều trị gặp nhiều khó khăn.
Bệnh viện K phối hợp với Hội Ung thư Việt Nam tổ chức Hội thảo Ung thư Quốc gia “ Ung thư và miễn dịch”.
Từ ngày 29 – 30/9, Bệnh viện K phối hợp với Hội Ung thư Việt Nam tổ chức Hội thảo Ung thư Quốc gia “Ung thư và miễn dịch”. Với sự tham dự của Lãnh đạo Hội Ung thư Việt Nam; các đồng chí lãnh đạo các Vụ, Cục, Văn phòng Bộ Y tế; Ban lãnh đạo bệnh viện K và gần 500 chuyên gia trong nước & quốc tế tham dự như: Mỹ, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Úc, Philipine, Ả Rập, Pakistan… cùng đông đảo các cơ quan thông tấn, báo chí.
Theo đó, Hội thảo diễn ra với 09 phiên cập nhật những tiến bộ trong chẩn đoán điều trị và đặc biệt là điều trị miễn dịch trong bệnh ung thư, đặc biệt là các bệnh ung thư thường gặp như ung thư đường tiêu hóa; ung thư vú – phụ khoa, s.inh d.ục – tiết niệu; miễn dịch, giải phẫu bệnh và sinh học phân tử; xạ trị và y học hạt nhân; ung thư đầu cổ và hệ thần kinh; ung thư phổi và lồng ngực; chăm sóc giảm nhẹ; chăm sóc điều dưỡng cho người bệnh ung thư. Trong đó Phiên “Chăm sóc điều dưỡng cho người bệnh ung thư” là điểm nhấn mới của chương trình Hội thảo năm nay, các điều dưỡng công tác tại các bệnh viện, Trung tâm ung bướu cùng nhau thảo luận để chia sẻ kinh nghiệm, cập nhật về công tác chuyên môn, chăm sóc toàn diện cho người bệnh ung thư; nâng cao chất lượng cuộc sống; hỗ trợ tâm lý cho người bệnh.
Bệnh nhân nam 49 t.uổi đã được phẫu thuật thành công, kết quả sau mổ được đ.ánh giá ổn định, quá trình phục hồi được nhận định sẽ thuận lợi hơn bởi những ưu điểm mà phẫu thuật bằng Robot hiện đại nhất hiện nay mang lại.
Qua 9 phiên tại Hội thảo các chuyên gia cùng trao đổi, thảo luận, chia sẻ nhằm cung cấp các kiến thức, các kết quả tích cực của liệu pháp miễn dịch trong nhiều loại ung thư đơn trị hoặc phối hợp.
Dr. Yoon Suk Lee và Dr.In Kyeong Kim – 02 chuyên gia phẫu thuật ung thư đường tiêu hóa đến từ Hàn Quốc và PGS.TS Phạm Văn Bình, Phó Giám đốc Bệnh viện K đã phối hợp thực hiện mổ trình diễn phẫu thuật bằng Robot cho người bệnh đang điều trị đại tràng tại bệnh viện K, ca mổ được truyền hình trực tiếp từ phòng mổ đến Hội trường. Bệnh nhân nam 49 t.uổi đã được phẫu thuật thành công, kết quả sau mổ được đ.ánh giá ổn định, quá trình phục hồi được nhận định sẽ thuận lợi hơn bởi những ưu điểm mà phẫu thuật bằng Robot hiện đại nhất hiện nay mang lại. Đây là một trong những hoạt động nằm trong khuôn khổ hợp tác trao đổi chuyên môn giữa bệnh viện K và nhiều Bệnh viện, Trung tâm ung thư lớn của khu vực.
Tại Việt Nam năm 2018 có 165 ngàn trường hợp mắc mới ung thư, đến năm 2020 ghi nhận 182 ngàn người mắc và t.ử v.ong là 122.690 trường hợp.
Qua 2 ngày diễn ra Hội thảo, có thể thấy đây là diễn đàn quan trọng để các chuyên gia trong nước và quốc tế chuyên về lĩnh vực điều trị ung thư cùng bàn luận và đưa ra một tầm nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về điều trị các bệnh ung thư và miễn dịch để tiến tới gần hơn với mục tiêu kiểm soát ung thư.
Xét nghiệm m.áu giúp phát hiện sớm nhiều loại ung thư
Nghiên cứu mới cho thấy xét nghiệm m.áu đơn giản có thể phát hiện nhiều loại ung thư ở bệnh nhân trước khi có các triệu chứng rõ ràng, giúp mở ra kỷ nguyên mới về tầm soát ung thư.
Xét nghiệm m.áu Galleri có thể phát hiện nhiều loại ung thư trước khi bệnh nhân có triệu chứng rõ ràng – Ảnh: PA
Nghiên cứu Pathfinder của Công ty chăm sóc sức khỏe Grail (Mỹ) đã phát triển phương pháp xét nghiệm m.áu Galleri.
Đây là xét nghiệm nhằm quan sát ADN trong m.áu bệnh nhân để xác định liệu có sự hiện diện của tế bào ung thư không. Nghiên cứu thực hiện với 6.621 người từ 50 t.uổi trở lên.
Trong số này có 6.529 người có kết quả âm tính, song xét nghiệm cho thấy khả năng ung thư tiềm năng ở 92 người, theo báo Guardian ngày 11-9.
Các kiểm tra sâu hơn xác định các khối u hoặc ung thư m.áu ở 35 người, chiếm 1,4% trong nhóm tình nguyện viên.
Nhiều bệnh nhân trong số này đang ở giai đoạn đầu, và gần 3/4 là người không tầm soát ung thư định kỳ.
Ngoài phát hiện bệnh, xét nghiệm Galleri còn dự đoán vị trí ung thư, cho phép các bác sĩ triển khai nhanh chóng các biện pháp theo dõi cần thiết để định vị và xác định loại ung thư.
Xét nghiệm đã phát hiện 19 khối u trong các mô ở ngực, gan, phổi và ruột kết.
Đồng thời nó cũng phát hiện ung thư buồng trứng và ung thư tuyến tụy, những loại ung thư thường được phát hiện ở giai đoạn cuối và có tỉ lệ sống sót thấp. Những ca còn lại được phát hiện là ung thư m.áu.
Theo tiến sĩ Deb Schrag – một nhà nghiên cứu cấp cao của nghiên cứu nói trên tại Trung tâm Ung thư Memorial Sloan Kettering tại New York (Mỹ), điều thú vị trong nghiên cứu là nhiều trong số những bệnh nhân ung thư chưa từng làm sàng lọc ung thư tiêu chuẩn trước đó.
Cơ quan Dịch vụ y tế quốc gia (NHS) Anh mô tả Galleri là “thứ thay đổi cuộc chơi” tiềm năng.
Các bác sĩ hy vọng xét nghiệm Galleri sẽ cứu sống người bệnh nhờ phát hiện ung thư đủ sớm để có thể phẫu thuật và điều trị hiệu quả hơn, song công nghệ này vẫn đang được phát triển.
Ông Naser Turabi, làm việc tại Viện Nghiên cứu ung thư Anh, cho biết cần phải có thêm dữ liệu từ các nghiên cứu lớn hơn để có thể đ.ánh giá đầy đủ phương pháp xét nghiệm Galleri và những phương pháp xét nghiệm m.áu tương tự khác trong quá trình phát triển các phương pháp này.
Tháng 9-2021, NHS của Anh thông báo bắt đầu thử nghiệm quy mô lớn trên 165.000 tình nguyện viên phương pháp xét nghiệm Galleri, với kết quả dự kiến có vào năm 2023.