Từ đầu năm đến nay, cả nước đã có 40 ca t.ử v.ong do bệnh dại. Bộ Y tế đ.ánh giá năm nay bệnh dại xuất hiện và tăng cao đột biến ở những tỉnh vốn không phải là khu vực trọng điểm về bệnh, có nguy cơ bùng phát bệnh và lây lan sang các khu vực khác.
Người dân dắt chó đi dạo không đeo rọ mõm – Ảnh: DUYÊN PHAN
Bộ Y tế vừa có công văn tăng cường công tác phòng chống dại gửi các tỉnh, thành phố trên cả nước. Bộ Y tế nêu rõ bệnh dại hiện vẫn là một trong số các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch có số t.ử v.ong ở người cao nhất trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Hàng năm thế giới có trung bình 60.000 ca t.ử v.ong do dại.
Tại Việt Nam, giai đoạn 2017 – 2021 trung bình mỗi năm có 76 người t.ử v.ong, giảm 15% so với giai đoạn 2012 – 2016.
Tuy nhiên năm nay, dịch bệnh xuất hiện và tăng cao đột biến ở những tỉnh vốn không phải là khu vực trọng điểm về dại. Trong đó, tỉnh Bến Tre có 12 ca t.ử v.ong do dại (tăng gấp đôi so với cùng kỳ 2021), tỉnh Kiên Giang có 5 ca t.ử v.ong (cùng kỳ năm 2021 ghi nhận 1 ca) và tỉnh Gia Lai ghi nhận 4 ca t.ử v.ong (cùng kỳ năm 2021 không ca t.ử v.ong).
Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam (WHO) cũng thông tin, trong 8 tháng đầu năm 2022, Việt Nam đã ghi nhận 40 trường hợp t.ử v.ong. Số trường hợp t.ử v.ong từ năm 2017 đến năm 2021 vẫn tăng ở 20 tỉnh so với giai đoạn 2011 – 2016.
Bộ Y tế phân tích nguyên nhân trực tiếp gây t.ử v.ong do dại trên người chủ yếu là do người bị động vật nghĩ dại cắn không tiêm phòng vắc xin. Nguyên nhân gián tiếp là do tỉ lệ tiêm vắc xin phòng dại trên đàn chó, mèo còn thấp; công tác quản lý đàn chó, mèo ở một số địa phương còn lỏng lẻo.
Cụ thể, theo báo cáo của cơ quan chuyên ngành thú y, từ đầu năm 2022 đến nay, tỉ lệ tiêm vắc xin phòng dại chỉ đạt khoảng 40% tổng đàn chó, mèo. Trong khi đó, để ngăn chặn bệnh dại lây sang người cần đạt tỉ lệ tiêm phòng trên động vật ít nhất 70% trong 2 năm liên tiếp.
Bộ Y tế nhận định nguy cơ bùng phát bệnh dại trên người tại các khu vực nói trên và lây lan sang các khu vực khác là rất lớn.
Vì vậy, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo sở y tế tăng cường giám sát chặt chẽ các trường hợp bị chó, mèo nghi dại cắn.
Đồng thời, tuyên truyền và vận động người dân đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn và tiêm phòng vắc xin dại kịp thời.
Sở y tế các tỉnh, thành cũng được yêu cầu tăng cường tiếp cận của người dân với vắc xin phòng dại và huyết thanh kháng dại trên người; tiếp tục mở rộng và tăng cường các điểm tiêm vắc xin phòng dại để đảm bảo ít nhất một huyện/thị xã có một điểm tiêm.
Đối với các tỉnh có nguy cơ cao, thành lập thêm các điểm tiêm vắc xin phòng dại tại tuyến xã để tăng tỉ lệ tiêm vắc xin phòng dại sau phơi nhiễm (nếu cần thiết).
Về phía sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, cũng được yêu cầu trong công tác giám sát và xử lý ổ dịch dại trên động vật, kịp thời chia sẻ thông tin để sở y tế chủ động phòng chống lây nhiễm sang người.
Tăng cường truyền thông cho người nuôi chó, mèo các biện pháp đảm bảo an toàn cho người ở các khu vực công cộng, tránh để trường hợp chó cắn người gây hiệu quả nghiêm trọng; truyền thông về lợi ích của việc tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho động vật để tăng tỉ lệ bao phủ vắc xin lên ít nhất 70% tổng đàn.
Bộ Y tế cũng đề nghị UBND các tỉnh thành xem xét miễn phí hoặc hỗ trợ một phần chi phí tiêm vắc xin phòng dại sau phơi nhiễm cho người nghèo, người cận nghèo, người dân tộc thiểu số, người có công với cách mạng, người tham gia phòng chống dịch dại ở những vùng có nguy cơ cao.
Trường hợp nào không được sử dụng thuốc Molnupiravir?
Người dân không nên lo lắng, tích trữ và tự ý sử dụng thuốc, vì việc sử dụng Molnupiravir không đúng chỉ định sẽ tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe do nguy cơ về các phản ứng có hại của thuốc.
Ngày 25.2, Cục Quản lý dược, Bộ Y tế có khuyến cáo về sử dụng thuốc kháng vi rút Molnupiravir trong điều trị Covid-19.
Theo đó, thuốc chứa Molnupiravir là thuốc mới, được cấp phép có điều kiện, là thuốc kê đơn, cần tiếp tục theo dõi về chất lượng, hiệu quả, an toàn của thuốc trong quá trình lưu hành. Việc sử dụng thuốc Molnupiravir phải có sự thăm khám, kê đơn và hướng dẫn của bác sĩ, nhân viên y tế.
Thuốc chứa hoạt chất Molnupiravir sản xuất trong nước đã được cấp phép lưu hành; khi sử dụng thuốc, cần có chỉ định của bác sĩ. Ảnh DUY TÍNH
Người dân không nên lo lắng, tích trữ và tự ý sử dụng thuốc, vì việc sử dụng thuốc không đúng chỉ định sẽ ảnh hưởng tới quá trình điều trị bệnh, đồng thời tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe do nguy cơ về các phản ứng có hại của thuốc.
Để đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, Bộ Y tế (Cục Quản lý dược) khuyến cáo người dân cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng thuốc Molnupiravir để điều trị Covid-19 như sau:
Chỉ định của thuốc
Molnupiravir được sử dụng để điều trị Covid-19 mức độ nhẹ đến trung bình ở người trưởng thành dương tính với xét nghiệm chẩn đoán SARS-CoV-2 và có ít nhất một yếu tố nguy cơ làm bệnh tiến triển nặng.
Giới hạn sử dụng
Molnupiravir dùng trên bệnh nhân có thời gian khởi phát triệu trứng dưới 5 ngày; không được sử dụng quá 5 ngày liên tiếp; không được sử dụng để dự phòng sau hay trước phơi nhiễm để phòng Covid-19.
Khuyến cáo và thận trọng khi dùng thuốc
Với phụ nữ: Molnupiravir không được khuyến cáo sử dụng trong thời kỳ mang thai. Phụ nữ có khả năng mang thai nên sử dụng biện pháp tránh thai hiệu quả trong thời gian điều trị và trong 4 ngày sau liều Molnupiravir cuối cùng.
Để đảm bảo nguồn cung ứng và tăng cường khả năng tiếp cận thuốc mới trong điều trị bệnh Covid-19, ngày 17.2.2022, Bộ Y tế đã có Quyết định số 69/QĐ-QLD cấp giấy đăng ký lưu hành có điều kiện đối với 3 thuốc chứa hoạt chất Molnupiravir sản xuất trong nước.
Cụ thể: thuốc Molnupiravir 200 mg của Công ty CP hóa – dược phẩm Mekophar; Molnupiravir 400 mg của Công ty TNHH liên doanh StellaPharm; Molnupiravir 400 mg của Công ty CP dược phẩm Boston Việt Nam. Đây là các đơn vị đầu tiên được sản xuất thuốc này tại Việt Nam.
Dựa trên khả năng xảy ra các phản ứng có hại cho trẻ sơ sinh từ Molnupiravir, không khuyến cáo cho con bú trong thời gian điều trị và trong 4 ngày sau liều Molnupiravir cuối cùng.
Với nam giới: Molnupiravir có thể ảnh hưởng đến t.inh t.rùng, mặc dù rủi ro được coi là thấp. Vì vậy, nam giới hoạt động t.ình d.ục với phụ nữ có khả năng sinh đẻ nên sử dụng một phương pháp tránh thai tin cậy trong thời gian điều trị và ít nhất 3 tháng sau liều Molnupiravir cuối cùng.
Với t.rẻ e.m và thanh thiếu niên: Molnupiravir không được phép sử dụng cho bệnh nhân dưới 18 t.uổi vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của xương và sụn.
Bộ Y tế khuyến cáo người dân chỉ sử dụng thuốc Molnupiravir khi có đơn của bác sĩ theo đúng chỉ định, các giới hạn sử dụng và các cảnh báo, thận trọng của thuốc nêu trên.
Trong quá trình sử dụng thuốc Molnupiravir, nếu gặp phải bất kỳ phản ứng có hại nào của thuốc, cần thông báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn và xử trí kịp thời.
Đặc biệt lưu ý người dân không tự ý mua, sử dụng thuốc Molnupiravir trôi nổi, không rõ nguồn gốc, xuất xứ trên thị trường, chỉ sử dụng các thuốc đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành để đảm bảo chất lượng, hiệu quả điều trị và sức khỏe của chính mình.
Ngày 23.12.2021, Molnupiravir đã được Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) cấp phép sử dụng khẩn cấp để điều trị bệnh Covid-19 từ nhẹ đến trung bình ở người lớn. Trên trang web chính thức, FDA nhấn mạnh một số lưu ý quan trọng về Molnupiravir như sau:
– Không được phép sử dụng cho bệnh nhân dưới 18 t.uổi.
– Không được phép sử dụng cho việc phòng ngừa trước hoặc sau phơi nhiễm với Covid-19.
– Không thể thay thế cho việc tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19.
– Không được khuyến cáo sử dụng trong thời kỳ mang thai.
Trong bối cảnh hiện nay, Bộ Y tế đã cấp phép 3 thuốc chứa hoạt chất Molnupiravir được sản xuất và lưu hành trong nước nhằm giúp người mắc Covid-19 mức độ nhẹ và trung bình có thêm cơ hội lựa chọn thuốc điều trị. Tuy nhiên không phải bệnh nhân nào cũng có thể sử dụng thuốc. Do đó, cần thận trọng khi sử dụng thuốc Molnupiravir theo đúng chỉ định của bác sĩ và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng từ nhà sản xuất để đảm bảo tính an toàn.